Giáo án tự học môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23

I. Đặc điểm của trạng ngữ:

Ví dụ

 a) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp [ ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép mới)

b) Vì ốm, bạn em phải xin nghỉ học một ngày.

c) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

d) Bằng giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.

e) Nhanh như cắt, bạn Nam đã làm xong bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự học môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
TIẾT 85 
Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
( Đặng Thai Mai)
I/ Lý thuyết 
 1. Đọc kĩ văn bản?
Nêu bố cục và nội dung chính từng phần?
 3.Câu văn nào khái quát phẩm chất của tiếng Việt?
 4. Tác giả đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt về những mặt nào?
5. Về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt của Tiếng việt như thế nào? Em có nhận xét gì về vốn từ vựng của Tiếng việt?
 6. Qua bài học em thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
 7. Ñieåm noåi baät trong ngheä thuaät nghò luaän ôû baøi naøy laø gì?
 8. Qua tìm hiểu bài văn em cho biết ý nghĩa của văn bản?.
II. Bài tập 
 Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ờ các lớp 6, 7.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 23
TIẾT 86 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
Ví dụ
 a) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp [] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép mới) 
b) Vì ốm, bạn em phải xin nghỉ học một ngày. 
c) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.
d) Bằng giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.
e) Nhanh như cắt, bạn Nam đã làm xong bài tập. 
câu hỏi 
1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
2. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
3. Xét về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để làm gì? 
4. Xét về hình thức trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?
5. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ được phân cách với nhau như thế nào?
6. Có thể chuyển các trạng ngữ trong ví dụ a sang những vị trí nào trong câu?
lưu ý cho HS: 
+ Vị trí của trạng ngữ trong câu rất linh hoạt, có thể đặt ở đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
+ Việc thay đổi vị trí của trạng ngữ không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
II. Luyện tập:
 Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/ 39- 40
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 23
TIẾT 87-88 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục đích và phương pháp chứng minh:
1. Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh?
2. Chứng minh bằng cách nào? Hãy cho 1 vài ví dụ?
3. Khi nào cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm thế nào?
4. Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?
5.Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
6. Hãy so sánh chứng minh trong cuộc sống và trong bài văn nghị luận em thấy thế nào?
l Gọi HS đọc bài văn “ Đừng sợ vấp ngã”.
7. Luận điểm của bài văn này là gì? Câu văn nào thể hiện rõ luận điểm?
8. Em thấy luận điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống?
9. Bài văn có thể chia bố cục như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
10. Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã bài văn đã lập luận như thế nào?
11. Em có nhận xét gì về luận cứ của tác giả?
12. Qua tìm hiểu văn bản “Đừng sợ vấp ngã” em hiểu thế nào là lập luận chứng minh?
II. Luyện tập:
 Đọc Bài văn : “Không sợ sai lầm” 	SGK/ 43
1. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?
2. Để chứng minh luận điểm trên, người viết đã nêu lên những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không
3. Tìm hiểu cách lập luận trong bài văn
4. Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “ Đừng sợ vấp ngã”?

File đính kèm:

  • docTU HOC NGU VAN 7A2 7A3_12758482.doc