Giáo án Sinh 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Nguyên nhân: + Hoạt động của con người

 + Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật .

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5307 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	Ngày soạn: 21/03/2015
Tiết: 58	Ngày dạy: 24/03/2015
Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường
- Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến
- Nêu được hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật
2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
 - Kĩ năng liên hệ thực tế ở địa phương em xem có hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường, suy giảm hay làm mất cân bằng sinh thái
3/ Thái độ: Thêm yêu thích thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:	
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình sgk, tranh ảnh thu thập trên báo
 Tư liệu về ô nhiễm môi trường
2/ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài và học bài cũ
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1
 9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi sgk
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài: Môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tích chất của đất, nước, không khí thay đổi. Nhiều nơi nước không thể sử dụng được, trái đất ngày càng nóng lên Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên?
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu học sinh thu thập thông tin sgk
+ Ô nhiễm môi trường là gì?
+ Ở địa phương ta môi trường có bị ô nhiễm không?
+Do đâu môi trường bị ô nhiễm?
- GV giảng giải thêm ở nông thôn để thuốc sâu trong nhà là gây ô nhiễm.
- Học sinh thu thập thông tin trả lời câu hỏi
+ Như SGK
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
Tiểu kết: 
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Nguyên nhân: + Hoạt động của con người
 + Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật.
Hoạt động 2: CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 
-HS đọc thông tin sgk, quan sát tranh 54.1 sgk
+Các chất độc gây hại đó là chất gì?
+Các chất khí độc được thải ra từ hoạt độngnào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 54.1 sgk -> GV sửa và chốt đáp án
+ Ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiếm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
- Gv phân tích thêm: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: củi, gas sinh ra năng lượng sẽ gây ô nhiễm. Vậy trong gia đình có biện pháp thông thoáng khí tránh độc hại.
2/ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
- HS quan sát h54.2 sgk, thu thập thông tin.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục sgk tr 163
- Gv sửa bài trên tranh vẽ-> hoàn chỉnh kiến thức.
3/ Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- HS đọc thông tin và quan sát hình 54.3 sgk
+Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
+Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
- GV: trước đây Mĩ sử dụng chất làm rụng là trong chiến tranh gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe
4/ Ôâ nhiễm do các chất thải rắn
- Yêu cầu học sinh thu thập thông tin sgk
- HS điền thông tin vào bảng 54.2 sgk 
- Gv lưu ý thêm chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông
5/ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
- HS quan sát hình 54.5 sgk, thu thập thông tin
+Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
+Nguyên nhân của bệnh giun sán, sốt rét?
+Để phòng tránh bệnh do sinh vật gây nên chúng ta cần có biện pháp gì?
- HS đọc thông tin, quan sát tranh
+Các bonic, NO2, SO2, bụi.
+HS trả lời
- Học sinh thảo luận hoàn thành bài tập
+ Sử dụng than, củi, gas để đun nấu
- HS quan sát hình thu thập thông tin sgk
- Học sinh trả lời
- Hoàn thành dưới dạng sơ đồ
- Học sinh thu thập thông tin trả lời câu hỏi
+Nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
+Các chất phóng xạ vào cơ thể người và động vật.
- Học sinh thu thập thông tin 
- Học sinh hoàn thành bảng sgk theo yêu cầu
+Nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, 
+Do ăn uống mất vệ sinh, do sinh hoạt
+Học sinh trả lời
Tiểu kết:
1/ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất thải từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt, gây ô nhiễm không khí
2/ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
Hoá chất dạng hơi-> nước mưa-> đất-> tích tụ-> ô nhiễm mạch nước gầm.
Hoá chất-> nước mưa-> ao, sông-> tích tụ
Hoá chất còn lại bám ngấm vào cơ thể sinh vật
3/ Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Gây đột biến ở người và sinh vật
Gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư
4/ Ô nhiễm do các chất thải rắn:đồ nhựa, vỏ chai, mảnh cao su
5/ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí, sinh vật gây bệnh cho con người do thói quen sinh hoạt, ăn uống
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố
Học sinh đọc ghi nhớ sgk. HS trả lời câu hỏi sgk
2/ Dặn dò
Nhận xét tiết học
Nhắc nhở học sinh học bài và chuẩn bị bài “ ô nhiễm môi trường tiếp theo”
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_54_O_nhiem_moi_truong_20150726_110025.doc