Giáo án Quốc phòng An ninh 11 - Tiết 30, Bài 7: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương - Năm học 2015-2016
I. CẦM MÁU TẠM THỜI:
1. Mục đích:
Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu, góp phần cứu sống bệnh nhân, tránh được các tai biến nguy hiểm.
2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời:
a) Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
b) Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.
c) Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
3. Phân biệt các loại chảy máu.
a) Chảy máu mao mạch (các mạnh máu rất nhỏ)
- Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít.
b) Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ.
- Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ, lượng máu vừa phải không nguy hiểm ( nếu là tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cảnh. máu có thể chảy ồ ạt và nguy hiểm)
c) Chảy máu động mạch.
- Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu có the nhiều hoặc rất nhiều.
4. Các biện pháp cầm máu tạm thời.
a) Ấn động mạch.
- Một số biện pháp chính để ấn động mạch:
+ Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay.
+ Ấn động mạch cáh tay ở mặt trong cánh tay.
+ Ấn động mạch dưới đòn ở hõm xương đoàn.
- Ngày soạn:23/03/2016 - Ngày dạy: .../03/2016 - Tiết PP: 30 Tiết 1 BÀI 7 Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Môn giáo dục quốc phòng & An Ninh: Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo. - Môn sinh học: + hiểu được kiến thức sinh học vòng tuần hoàn máu + Nắm được đường đi của động mạch và tĩnh mạch của cơ thể - Môn thể dục: Hiểu được nguyên lí, sinh lí học trong luyện tập thể dục thể thao, lao động sản xuất 2. Kỹ năng: - Môn giáo dục quốc phòng & An Ninh: Làm được các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị thương, bị nạn. - Môn sinh học: Biết cách bắt động mạch và tĩnh mạch trên cơ thể - Môn thể dục: Biết tập luyện thể dục thể thao đúng cách, đi lại trong sinh họat lao động đúng tư thế. 3. Thái độ: Có tinh thần, thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: - Giáo án, tranh ảnh, các loại băng, dây ga rô, nẹp, cáng. - Máy chiếu nếu có 2. Học sinh: - Trang phục gọn gàng đúng quy định, vở ghi chép, bông, băng, nẹp. III. Tiến trình lên lớp: Trong cuộc sống sinh họat, lao động sản xuất hàng ngày của chúng ta cũng luôn gặp phải các tai nạn thông thường việc cấp cứu và chuển thương là những kĩ thuật đầu tiên, đơn giản, cần được tiến hành ngay tại nơi bị thương, bị nạn rất quan trọng, giúp cứu sống nạn nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu chữa ở tuyến sau Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS I. CẦM MÁU TẠM THỜI: 1. Mục đích: Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu, góp phần cứu sống bệnh nhân, tránh được các tai biến nguy hiểm. 2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời: a) Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu. b) Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương. c) Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. 3. Phân biệt các loại chảy máu. a) Chảy máu mao mạch (các mạnh máu rất nhỏ) - Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít. b) Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ. - Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ, lượng máu vừa phải không nguy hiểm ( nếu là tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cảnh.... máu có thể chảy ồ ạt và nguy hiểm) c) Chảy máu động mạch. - Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu có the nhiều hoặc rất nhiều. 4. Các biện pháp cầm máu tạm thời. a) Ấn động mạch. - Một số biện pháp chính để ấn động mạch: + Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay. + Ấn động mạch cáh tay ở mặt trong cánh tay. + Ấn động mạch dưới đòn ở hõm xương đoàn. + Ấn động mạch đùi ở giữa nếp bẹn. + Ấn động mạch cảnh ở dưới cổ. b) Gấp chi tối đa. . - Gấp cẳng tay vào cánh tay. - Gấp cánh tay vào thân người. - Gấp cẳng chân vào đùi. - Gấp đùi vào thân người. c) Băng ép. - Là phương pháp băng các vòng băng xiết tương đối chặ đè ép mạnh vào bộ phận bị tổn thương làm máu ngừng chảy ra ngoài d) Băng chèn. - Là kiểu đè ép giống ấn động mach, nhưng không phải dùng bằng ngón tay mà bằng một vật cứng tròn, nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn e) Băng nút. - Là cách băng ép, có dùng thêm bấc gạc đã triệt khuẩn, nhé chặt vào miệng vế thương thành cái nút để cầm máu f) Ga rô là biện pháp cầm máu tạm thời. + Dùng dây cao su quấn chặt đoạn chi làm ngừng chảy máu. Khi ga rô máu sẽ ngừng lưu thông cho nên chỉ ga rô trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 60-90 phút) đây là biện pháp rất nguy hiểm cho nên phải cân nhắc kỹ trước khi ga rô. - Nguyên tắc ga rô. - Cách ga rô: - Thứ tự ga rô: - GV: vì sao chúng ta phải biết cách cầm máu tạm thời ? - Nêu các nguyên tắc cầm máu tạm thời? Qua kiến thức đã học môn sinh ở lớp 8 các em hãy cho biết động mạch, tĩnh mạch, mao mạch là gi? Có mấy loại chảy máu thường gặp ? - Nêu các biện pháp cầm máu tạm thời ? - GV giới thiệu các biện pháp cầm máu tạm thời theo sách giáo khoa cho học sinh. - GV đưa hình ảnh về đường đi của động mạch và tĩnh mạch hướng dẫn học sinh nhận biết và các điểm ấn động mạch - Từ hình ảnh đường đi của động mạch, tĩnh mạch GV giới thiệu các nội dung tiếp theo theo SGK - GV giới thiệu nội dung theo sách giáo khoa - đưa hình ảnh về garo cho học sinh quan sát - GV giới thiệu nội dung theo sách giáo khoa GV giảng giải, HS nghe và ghi chép. - GV chỉ trực tiếp trên tranh ảnh để HS quan sát. 1- Động mạch: là những mạch dẫn máu từ tim đến các bộ phận tế bào. 2- Tĩnh mạch : là những mạch dẫn máu từ các cơ quan trở về tim. 3- Mao mạch : là những mạch rất nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Học sinh nghe quan sát hình ảnh và ghi chép bài Củng cố: Giáo viên nhận xét nhấn mạnh nội dung trọng tâm tiết học trả lời các câu hỏi của giáo viên vào phiếu Đề bài Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc cầm máu tạm thời vết thương? A Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu B Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương C Phải hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu D Phải đúng quy trình kỹ thuật Câu 2: Chảy máu động mạch có đặc điểm gì? A Máu đỏ tươi chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài B Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải C Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít D Máu đỏ tươi, nhanh chóng hình thành cục máu bít mạch máu bị tổn thương Câu 3: Kỹ thuật ấn động mạch không có nội dung nào sau đây?: A Dùng ngón tay ấn đè trên đường đi của động mạch B Làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nề xương C Các mạch máu bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh D Có tác dụng cầm máu nhanh, ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm Câu 4: Bước đầu tiên khi tiến hành đặt ga rô là gì? A Ấn động mạch phía trên vết thương B Lót gạc chỗ định đặt ga rô C Băng vết thương và làm các thủ tục hành chính D Đặt ga rô rồi từ từ xoắn đến khi không thấy máu chảy ở vết thương Xuống lớp : - Nhận xét nội dung tiết học - Ra bài tập về nhà : + luện tập ấn động mạch + chuẩn bị các loại nẹp bổ sung dụng cụ học tập
File đính kèm:
- GA_LIEN_MON_QPAN.doc