Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Phạm Thị Thu

1. MỤC TIÊU.

a. Về kiến thức:

-Biết phân loại câu đơn, câu ghép.

b.Về kĩ năng:

-Nhận diện, phân biệt được các loại câu đơn, câu ghép:

c.Thái độ

-GDHS có ý thức đặt câu khi giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

a. Chuẩn bị của GV

- Đọc tài liệu- soạn giáo án.

b. Chuẩn bị của HS.

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

a. Kiểm tra bài cũ (3’).

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về câu đơn, câu ghép để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu.

 

docx69 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Phạm Thị Thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài cấu tạo của từ phức. 
*Nhận xét sau bài dạy:
Thời gian giảng toàn bài: …………………………………………………………………
Thời gian dành cho từng phần- hoạt động: ………………………………………………
Nội dung kiến thức: ………………………………………………………………………
Phương pháp giảng: ………………………………………………………………………
Ngày soạn: 15/03/2014
Ngày giảng: 18/03/2014 dạy lớp 6A
Tiết 11 Phân loại câu theo cấu tạo – Câu ghép.
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức:
-Biết phân loại câu đơn, câu ghép.
b.Về kĩ năng:
-Nhận diện, phân biệt được các loại câu đơn, câu ghép:
c.Thái độ
-GDHS có ý thức đặt câu khi giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của GV
- Đọc tài liệu- soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (3’).
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về câu đơn, câu ghép để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
TB?
HS
Y?
TB?
GV
TB?
TB?
TB?
Y?
GV
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu có thể chia ra thành mấy loại?
Câu có thể chia ra thành câu đơn và câu ghép.
Thế nào là câu đơn ?
Câu ghép có đặc điểm gì ?
Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:
-  Cách 1 : Nối bằng các từ có tác dụng nối.
-  Cách 2 : Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ). Trong trường hợp này,giữa các vế câu cần có  dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Câu đơn có thể chia thành 3 loại : câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn.
- Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.
Câu đặc biệt và câu rút gọn các em sẽ được tìm hiểu sau.
- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt , không xác định được đó là bộ phận gì . Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN .Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Câu đặc biệt khác với câu đảo CN- VN : Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C-V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh.
Mưa! Mưa! ( Câu đặc biệt )
Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng?
Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
Có thể tách các vế trong câu ghép tìm được ở BT2 thành các câu đơn được không, vì sao ?
Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau?
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép :
I.LÍ THUYẾT.
Câu đơn : Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu ( bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN).
Câu ghép : là câu do nhiều vế ghép lại .Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn.. (có đủ CN, VN ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
II. LUYỆN TẬP.
1.BÀI TẬP 1.
Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo. Mặt ao / sóng sánh, một mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.
- Câu1, 3 : Câu ghép
- Câu 2 : Câu đơn
2.Bài tập 2
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.
d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.
- Câu ghép : b) và d)
3.Bài tập 3
Không tách được , vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.
4.Bài tập 4
a)    Lan học bài, còn …
b)    Nếu trời mưa to thì….
c)     …….., còn bố em là bộ đội.
d)    ……..nhưng Lan vẫn đến lớp.
5.Bài tập 5
a)    Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
b)    Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
c)     Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
d)    Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
*Đáp án : Đều là câu ghép.
c. Củng cố, luyện tập:(1’) 
 Tìm 3 từ láy : cong queo, ồn ào, thằn lằn.
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài cấu tạo của từ phức. 
*Nhận xét sau bài dạy:
Thời gian giảng toàn bài: …………………………………………………………………
Thời gian dành cho từng phần- hoạt động: ………………………………………………
Nội dung kiến thức: ………………………………………………………………………
Phương pháp giảng: ………………………………………………………………………
Ngày soạn: 15/03/2014
Ngày giảng: 19/03/2014 dạy lớp 6A
Tiết 12 Phân loại câu theo cấu tạo – Câu ghép. (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức:
-Biết phân loại câu đơn, câu ghép.
b.Về kĩ năng:
-Nhận diện, phân biệt được các loại câu đơn, câu ghép:
c.Thái độ
-GDHS có ý thức đặt câu khi giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của GV
- Đọc tài liệu- soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (3’).
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về câu đơn, câu ghép để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
TB?
Y?
Y?
Y?
Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép .Tìm CN, VN của chúng?
Xác định TN, CN, VN của những câu văn sau?
Tìm trạng ngữ, CN và VN của  những c âu văn trong đoạn văn sau?
Tìm CN, VN, TN của những câu sau?
1.Bài tập 1 (10’)
a)     Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. ( Câu đơn)
b)    Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. ( Câu ghép)
c)     Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. (Câu ghép)
2.Bài tập 2 (7’)
a)    Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh / lặng lẽ trôi.
b)    Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng /mái đình, mái chùa cổ kính.
3. Bài tập 3(15’)
a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy / trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá / lên thật dày, ánh sáng xuyên qua / chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng  / ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông, cây bàng / trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu / in trên nền trời xám đục.
b) Sự sống / cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả / nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ.Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa  khép miệng / bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót / bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
Bài 3 (6’)
a)Trên những ruộng lúa chín vàng,/ bóng áo chàm và nón trắng / nhấp nhô, //tiếng nói , tiếng cười / rộn ràng ,vui vẻ.
b)Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân / đua nhau toả hương.
c)Ngay thềm lăng,/ mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự / đứng trang nghiêm.
c. Củng cố, luyện tập:(1’) 
 Đặt câu và xác định CN-VN trong những câu đó?
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài các thành phần câu. 
*Nhận xét sau bài dạy:
Thời gian giảng toàn bài: …………………………………………………………………
Thời gian dành cho từng phần- hoạt động: ………………………………………………
Nội dung kiến thức: ………………………………………………………………………
Phương pháp giảng: ………………………………………………………………………
Ngày soạn: 22/03/2014
Ngày giảng: 25/03/2014 dạy lớp 6A
TIẾT 13: RÈN LUYỆN CÁC THÀNH PHẦN CÂU
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức:
-Biết xác định thành phần câu.
b.Về kĩ năng:
-Nhận diện, được các thành phần câu:
c.Thái độ
-GDHS có ý thức sử dụng câu khi nói, viết và tạo lập văn bản.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của GV
- Đọc tài liệu- soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (3’).
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về câu đơn, câu ghép để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
?TB
?TB
?TB
?Y
Tìm TN, CN, VN của những câu văn sau?
Tìm CN, VN của các câu sau?
Xác định thành phần câu trong những câu sau?
Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng?
Bài 1 : (6’)
a)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác,/ Bác Hồ / đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường .
b)Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng  ve / cất lên inh ỏi, râm ran.
Bài 2 (20’)
a)  Suối / chảy róch rách.
b) Tiếng suối chảy / róc rách.
c) Sóng / vỗ loong boong trên mạn thuyền.
d) Tiếng sóng vỗ / loong boong trên mạn thuyền.
e) Tiếng mưa rơi / lộp độp ,//  tiếng mọi người gọi nhau / í ới .
f)  Mưa / rơi lộp độp,// mọi người / gọi nhau í ới .
g) Con gà / to, ngon.
h) Con gà to / ngon.
i) Những con voi về đích trước tiên / huơ vòi chào khán giả.
j) Những con voi / về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả .
k) Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh / lăn tròn trên những con sóng.
l) Những con chim bông biển/ trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.
m)  Mấy chú dế / bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ .
n) Mấy chú dế bị sặc nước / loạng choạng bò ra khỏi tổ.
o) Chim / hót líu lo. Nắng / bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió / đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
p) Sách vở của con / là vũ khí. Lớp học của con / là chiến trường.
Bài tập 3(5’)
a) Ở Vinh, tôi được nghỉ hè.  
 b) Bạn Lan vừa chăm học và lại ngoan.
c) Bây giờ ta đi chơi hay học bài?
d) Cô gái đó vừa xinh vừa học giỏi.
4.Bài tập 4 (5’)
a)     Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b)    Bác nông dân đang cày ruộng.
c)     Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d)    Em có một người bạn bè rất thân.
c. Củng cố, luyện tập:(4’) 
 Đặt câu và xác định CN-VN trong những câu đó?
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài văn miêu tả. 
*Nhận xét sau bài dạy:
Thời gian giảng toàn bài: …………………………………………………………………
Thời gian dành cho từng phần- hoạt động: ………………………………………………
Nội dung kiến thức: ………………………………………………………………………
Phương pháp giảng: ………………………………………………………………………
Ngày soạn: 22/03/2014
Ngày giảng: 26/03/2014 dạy lớp 6A
TIẾT 14: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức:
-Biết cách viết đoạn văn.
b.Về kĩ năng:
-Nhận ra yêu cầu của đề để viết đoạn cho đúng:
c.Thái độ
-GDHS có ý thức vận dụng vào thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của GV
- Đọc tài liệu- soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (3’).
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về văn miêu tả để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
?TB
?TB
?TB
Viết một đoạn văn tả về một người thân đang làm việc?
Hãy viết đoạn văn tả một cây bóng mát của trường em?
Viết đoạn văn tả cảnh sân trường em sau buổi học?
1.Bài tập 1(15’)
Một buổi trưa hè, trên cánh đồng làng. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.
Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, tay kia đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. 
2.Bài tập 2.(15’)
Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh – rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ – đơn sơ – giản dị – khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ ra chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè…
3.Bài tập 3(7)
Trời đã về chiều. Nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trong những tán lá bàng, lá phượng và thổi dọc hành lang vắng vẻ. Chúng em đang học tiết cuối cùng của buổi học hôm nay. Trước giờ tan học, sân trường và dọc hành lang các lớp đều vắng vẻ, yên lặng. Nắng chiều đã nhạt, chỉ còn toả dịu trên ngọn cây và mái ngói.
c. Củng cố, luyện tập:(3’) 
 Hãy viết phần mở bài miêu tả giờ kiểm tra.
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài văn miêu tả. 
*Nhận xét sau bài dạy:
Thời gian giảng toàn bài: …………………………………………………………………
Thời gian dành cho từng phần- hoạt động: ………………………………………………
Nội dung kiến thức: ………………………………………………………………………
Phương pháp giảng: ……………………………………………………………………
Ngày soạn: 29/03/ 2014
Ngày giảng: 01/04/2014 dạy lớp 6A
TIẾT 15: LUYỆN TẬP CHUNG
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức:
-Biết được các biện pháp tu từ và các thành phần câu.
b.Về kĩ năng:
-Nhận ra các biện pháp tu từ và thành phần câu trong câu cụ thể.:
c.Thái độ
-GDHS có ý thức vận dụng vào thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của GV
- Đọc tài liệu- soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (3’).
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về các biện pháp tu từ và các thành phần câu để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
TB?
KH?
KH?
TB?
KH?
Thế nào là hoán dụ?
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước tên các kiểu hoán dụ thường gặp?
Xác định các thành phần câu trong các câu sau?
Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau?
Các từ ngữ được gạch chân là thành phần chủ ngữ?
1.Bài tập 1.(6’)
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Bài 2: (5’)
A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể.B. Lấy vật chứa để gọi vật bị chứa.C. Lấy hình thức để chỉ sự vật.D. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.E. Lấy phẩm chất để chỉ con người.G. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.3.Bài tập 3.(17’’)
a. Chẳng bao lâu,// tôi //đã trở thành một chàng dế  thanh niên cường tráng.
b. Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. 
c. Em/ đã giúp một đứa bé qua đường.d. Trong lớp em Nam/ rất hiền lành hay giúp đỡ các ban.e. Thạch Sanh/ là 1 chàng dũng sĩ.g. Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênhh. Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. 
4.Bài tập 4.(5’)
A: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có thể lược bỏ.
B: Chủ ngữ - Vị ngữ là thành phần chính của câu.
5. Bài tập 5: (5’)
a.Lom khom dưới núi //tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà.b. Hà Nội là thủ đô của nước ta.Tiếng Việt của chúng ta rất giàu.
Củng cố, luyện tập:(2’) 
 Hãy đặt câu có thành phần hoán dụ.
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài văn miêu tả. 
*Nhận xét sau bài dạy:
Thời gian giảng toàn bài: …………………………………………………………………
Thời gian dành cho từng phần- hoạt động: ………………………………………………
Nội dung kiến thức: ………………………………………………………………………
Phương pháp giảng: ………………………………………………………………………
Ngày soạn: 31/03/2014 
Ngày giảng: 02/04/2014 dạy lớp 6A
Tiết 16: ÔN LUYỆN VỀ VĂN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức:
-Biết được những đặc điểm về văn tự sự.
b.Về kĩ năng:
-Biết sử dụng những hình ảnh tiêu biểu vào bài văn
c.Thái độ
-GDHS có ý thức vận dụng vào thực tế.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của GV
- Đọc tài liệu- soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (1’).
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 *Giới thiệu bài mới (1’) Trong chương trình chính khóa các em đã tìm hiểu về văn miêu tả để giúp các em nắm được chắc hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới. (45’)
Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua
 Sau một tuần học tập căng thẳng em lại có ngày chủ nhật làm được nhiều việc giúp mẹ.
 “Reng reng” bác đồng hồ gọi em thức dậy bước ra kkhỏi giấc mơ có nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn lúc sáu giờ. Em liền choàng dậy, ra làm vệ sinh. Tiếng nước réo ù ù cùng mùi thuốc đánh răng thơm mát làm em có cảm tưởng như đang ở trong một khu rừng tuyệt đẹp. Rồi em xuống ăn sáng cùng cả nhà. ăn sáng xong em tiễn bố mẹ đi làm. Bác đồng hồ lúc này chỉ bảy giờ. Bây giờ làm gì đay? à! Đúng rồi! Chị chổi ơi! Ra đây với em. Em cùng chị chổi đi quanh nhà. Chị đi đến đâu nhà sạch đến đấy. Lũ bụi vừa thấy chị đến đã chạy bán sống bán chết ra khỏi nhà. Em vừa quét nhà xong thì nghe tiếng sàn nhà nói: “Cô chủ ơi!Lau mặt cho tôi đi!” Em liền chào chị chổi và xách xô nước, giẻ lau nhà ra. Nước mát rười rượi. Em vò giẻ thật sạch rồi vắt kiệt nước và lau. Lau hết một lần em giặt lại giẻ và lau lại lần nữa. Lúc trước nước trong vắt thì bây giờ chuyển màu đục ngầu. Rồi em rửa tay, ra nấu cơm. Lúc này là mười giờ. ái chà chà! Hôm nay mẹ cho em ăn toàn món ngon. Em bắt đầu nhặt rau. Oái! Khiếp lão sâu béo thế. Em hét lên vì bắt được lão sâu vàng rộm, béo mập. Nhặt rau xong em đặt nước luộc và rán trứng. Tiếng đũa đánh trứng tách tách và tiếng dao băm thịt bặp bặp, tiếng dầu dán lép tép nghe rất vui tai. Mười một giờ em ăn cơm với bố mẹ. Bố khen em nấu cơm rất khá. ăn xong em đi ngủ đến chiều lúc hai rưỡi em học bài. Ôi sao bài này khó thế! Em nghĩ mãi mà vẫn chưa ra! Ngoài vườn lũ chim thi nhau hót líu lo như cổ vũ động viên em cố gắng làm bài. Bác đồng hồ mọi khi nói nhiều vào loại nhất nhà mà bây giờ cũng như im bặt cho em sự yên tĩnh làm bài. Cuối cùng em cũng làm ra. Xong em ra vườn chăm sóc cây. Những giọt nước long lanh như những đứa trẻ nghịch ngợm chạy nhảy tung tăng quanh gốc cây. Những cây non vươn mình đu đưa trong nhạc gió réo rắt. Rồi em vào bếp nấu cơm tối với mẹ. Tối đến cả nhà em quây quần sum họp bên nhau nói chuyện rôm rả rất vui vẻ. Sau bữa cơm em xem tivi đến hai hai giờ em chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho ngày mai rồi đi ngủ. Nằm trên giường em nghĩ mà thương các bạn nhỏ mồ côi không có một mái ấm gia đình như em. Em mong trên trái đất sẽ không còn những bạn nhỏ mồ côi. Ai cũng có một gia đình hạnh phúc.
 Ngày chủ nhật của em trôi qua như thế đấy. Em mong ngày chủ nhật lại đến thật nhanh để em làm nhiều việc như thế giúp mẹ.
Kể về 1 trận thi đấu bóng đá mà em được xem
 Em còn nhớ mãi trận đấu bóng đá hấp dẫn giữa hai đội tuyển lớp 6B gặp lớp 7A .
 Hôm đó em được bố mẹ dẫn đi xem bóng đá ở sân vận động dưới bản Mười . Trận đấu diễn ra vô cùng hấp dẫn và nhiều gay cấn .Vào những phút đầu tiên ,đội tuyển lớp 6B dẫn trước với tỉ số 1-0 .Sau đó không lâu ,đội chủ nhà tấn công quyết liệt ,áp đảo khung thành đối phương .Cuối cùng cầu thủ mang áo số 7 tên Lò Văn Quyết đã sút liền trái bóng vào lưới lớp 6B .Tiếng reo hò vang dội rất náo nhiệt .Lớp 6B chiến thắng với tỉ số 4-1 .
Em rất thích xem bóng đá vì

File đính kèm:

  • docxgiao an phu dao van 6.docx