Giáo án Ôn tập Lớp 3 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Đào
Ôn Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng trừ các số có ba chữ số, các phép nhân chia.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
- Giải toán về tìm phần hơn.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính cộng, trừ, nhân chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ.
* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
364 + 216
324 + 436
278 – 159
852 – 743 Kết quả:
580
760
117
109
Bài 2: Tìm x:
a) x 5 = 35
b) x : 4 = 5 Kết quả:
a) x = 175
b) x = 20
Bài 3:
Thùng thừ nhất có 132 lít nước mắm. Thùng thứ hai có 170 lít nước mắm. Hỏi thùng thứ nhất có ít hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít nước mắm? Giải:
Số lít nước mắm thùng thứ nhất ít hơn thùng thứ hai là:
170 – 132 = 38 (lít)
Đáp số: 38 lít
Mĩ thuật (NC) Vẽ tranh Đề tài trường em I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs biết tìm, chọn nội dung thích hợp. Kỹ năng: Vẽ được tranh về đề tài trường em. Thái độ: - Hs yêu mến trường lớp. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh về đề tài nhà trường . Hình gợi ý cách vẽ tranh. Tranh vẽ về đề tài khác. * HS: Bút chì , màu vẽ, tẩy, bút dạ. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - Gv sử dụng tranh cho Hs quan sát và hỏi: + Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì? + Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh? + Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung? - Sau khi Hs trả lời các câu hỏi Gv bổ sung thêm. * Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. - Gv gợi ý để Hs chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình. - Chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ để làm rõ nội dung bức tranh. - Cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối - Vẽ màu theo ý thích. * Hoạt động 3: Thực hành - Gv đến từng bàn để quan sát Hs và hướng dẫn bổ sung Lưu ý : Nhắc Hs cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ cho cân đối vào vở . - Gv gợi ý cho Hs tìm hình dáng, động tác của các hình ảnh chính trong tranh và tìm màu vẽ cho phù hợp. - Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : - Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ tranh. Nội dung tuỳ thích. - Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs. Hs quan sát. Giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi. Nhà , cây, người, vườn hoa. Hs trả lời. Hs quan sát. Hs lắng nghe. Hs thực hành vẽ tranh. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. - Nhận xét bài học. Ôn Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng trừ các số có ba chữ số, các phép nhân chia. - Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết. - Giải toán về tìm phần hơn. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính cộng, trừ, nhân chia chính xác, thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Bài 1: Đặt tính rồi tính 364 + 216 324 + 436 278 – 159 852 – 743 Kết quả: 580 760 117 109 Bài 2: Tìm x: x ´ 5 = 35 x : 4 = 5 Kết quả: x = 175 x = 20 Bài 3: Thùng thừ nhất có 132 lít nước mắm. Thùng thứ hai có 170 lít nước mắm. Hỏi thùng thứ nhất có ít hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít nước mắm? Giải: Số lít nước mắm thùng thứ nhất ít hơn thùng thứ hai là: 170 – 132 = 38 (lít) Đáp số: 38 lít - Nhận xét tiết học. ÔN TẬP VIẾT CHỮ HOA:C I. MỤC TIÊU - Kiến thức: ôn lại quy trình viết chữ hoa: C - Kĩ năng :biết viết chữ CÂ ( hoa ) theo cỡ nhỏ . Biết viết cụm từ theo cỡ nhỏ đều nét , đúng mẫu ,nối nét đúng quy định -Thái độ : giáo dục HS tính cẩn thận , thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ : -GV : Mẫu chữ -HS: vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 35’ HĐ1 : Nhắc lại quy trình viết chữ hoa C . Cấu tạo , chiều cao , cách viết . HĐ2 : Yêu cầu HS viết vào vở . HS nhắc lại cách quy trình , tư thế ngồi. . GV viết chữ mẫu từng dòng – HS viết vở GV: theo dõi , uốn nắn. GV :thu chấm nhận xét. Ôn Chính tả Người mẹ I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “ Người mẹ” (62 tiếng). - Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng. - Viết đúng các dấu câu. Kỹ năng: Rèn Hs làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc dễ lẫn: d/gi/r hoặc ă/ăng. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ . II/ Nội dung: * Hướng dẫn Hs nghe - viết. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Đoạn văn có mấy câu? + Tìm các tên riêng trong bài chính tả? + Các tên riêng ấy được viết như thế nào? + Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn? - Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai Hs chép bài vào vở. - Gv đọc thong thả từng cụm từ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. Hs lắng nghe. 1- 2 Hs đọc đoạn viết. Có 4 câu. Thần Chết, Thần Đêm Tối. Viết chữ cái đầu mỗi tiếng. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm. Hs viết ra nháp. Học sinh nêu tư thế ngồi. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữ lỗi. - Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Từ ngữ về gia đình - Ôn tập câu: Ai là gì? I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp cho Hs mở rộng các vốn từ trong về gia đình. - Ôn các kiểu câu “Ai (cái gì, con gì) – là gì?” Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT. Thái độ: Giáo dục Hs hiểu rõ về gia đình. II/ Nội dung: * Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập. . Bài tập 1: - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv thảo luận theo từng cặp, viết ra nháp những từ vừa mới tìm đựơc. - Gv viết nhanh lên bảng - Gv chốt lại lời giải đúng. Các từ chỉ gộp những người trong gia đình: ông bà, ông cha, cha ông, cha chú, chú bác, anh chị, chú dì, dì dượng, cô chú, chú cô, cậu mợ, bác cháu, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cha mẹ, cha con * Hoạt động 2: Thảo luận. . Bài tập 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv mời 1 Hs lên làm mẫu. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận. - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng : + Cha mẹ đối với con cái: c) Con có cha như nhà có nóc. Con có mẹ như măng ấp bẹ. + Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: Con hiền, cháu thảo. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. + Anh chị đối với nhau: Chị ngã em nâng. Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. . Bài tập 3: - Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv mời 1 Hs làm mẫu. - Gv cho Hs trao đổi theo từng cặp. - Gv nhận xét nhanh các câu Hs vừa đặt. - Gv chốt lại : Câu a) : Tuấn là anh của Lan. / Tuấn là người anh biết nhường nhịn em. / Tuấn là đứa con ngoan . / Tuấn là đứa con hiếu thảo Câu b) Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan. / Bạn nhỏ là một cô bé rất hiếu thảo. / Bạn nhỏ là đứa cháu rất thương bà. Câu c) Bà mẹ là người rất yêu thương con. / Bà mẹ là người dám làm tất cả vì con. / Bà mẹ là người sẵn sàng hi sinh thân mình vì con Câu d) Sẻ non là người bạn tốt. / Chú sẻ là người bạn quý của bé Thơ và cây bằng lăng. / Sẻ non là người bạn rất đáng yêu Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Hs thảo luận nhómđôi. Hs phát biểu ý kiến. Hs nhận xét. Nhiều Hs đọc lại các từ đúng. Hs làm vào VBT. Một Hs đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. 1 Hs lên bảng làm mẫu. Đại diện 2 bạn trình bày kết quả trên lớp. Hs nhận xét. Cả lớp chữa bài trong VBT. Một Hs đọc yêu cầu bài: Cả lớp đọc thầm. Hs trao đổi theo nhóm. Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp làm vào VBT. * Tổng kết – dặn dò. Nhắc Hs ghi nhớ những điều đã học. Nhận xét tiết học. Ôn Tập làm văn Nghe kể – Dại gì mà đổi I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng đọc hồn nhiên. Kỹ năng: Điền đúng nôi dung vào mẫu điện báo. Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quý cuộc sống gia đình. II/ Nội dung: * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. + Bài tập 1: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - GV cho Hs quan sát tranh minh họa - Gv kể chuyện . kể xong Gv hỏi: + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời như thế nào? + Vì sao cậu bé nghỉ như vậy? - Gv kể lần 2. - Gv mời 1 Hs kể lại. - Gv mời 4 Hs thi kể chuyện. - Gv nhận xét , bình chọn người kể tốt nhất. * Hoạt động 2: Làm câu 2. + Bài tập 2: - Gv yêu mời Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv hỏi: + Tình huống cần viết điện báo là gì? + Yêu cầu của bài là gì? - Gv hướng dẫn Hs điền nội dung vào mẫu: + Họ, tên , địa chỉ của người nhận. + Họ, tên, địa chỉ người gửi.( cần chuyển thì ghi, không thì thôi). + Họ tên địa chỉ người gửi ( ở dòng dưới) - Gv mời 2 Hs nhìn mẫu điện báo làm miệng. - Gv cho cả lớp viết vào vở nội dung theo yêu cầu của bài tập. - Gv chấm 5 bài của Hs làm xong trước. - Gv nhận xét bài làm Hs. - Gv cho điểm , tuyên dương bài viết đúng Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Hs xem tranh. Vì cậu rất nghịch. Mẹ sẽ chẳng đồi được đâu. Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm. Hs chép các gợi ý. Hs kể chuyện. Đại diện 4 bạn lên thi. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Em được đi chơi xa. Trước khi đi, ông bà, bố mẹ lo lắng , nhắc em phải gởi điện baó về ngay. Đến nơi em gởi điện báo cho cả nhả yên tâm. Dưạ vào mẫu điện báo, em viết vào họ tên, điạ chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. Cần viết chính xác cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có. Phần này nếu không cần thì không ghi. Người gửi phải ghi đầy đủ, để Bưu điện khi gặp khó khăn khi chuyển sẽ liên lạc. 2 Hs làm miệng vào mẫu điện báo. Hs làm vào VBT. Tổng kết – dặn dò. Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại. Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- on tap.doc