Giáo án Ôn tập hè Tiếng Việt lớp 5

ÔN TẬP CÂU

 Câu phân loại theo cấu tạo.

* Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh ôn tập lại một số kiến thức về câu phân loại theo cấu tạo đã học ở lớp 5.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định và phân loại câu theo cấu tạo.

3. Thái độ:

- HS có thái độ ôn tập tốt.

* Nội dung ôn tập:

 GV hướng dẫn học sinh ôn tập một số nội dung sau:

1. Câu đơn:

- Khái niệm: Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt câu và câu chỉ có một cụm chủ vị duy nhất thông báo một hiện thực.

Mô hình cấu tạo của câu đơn chủ ngữ - vị ngữ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5145 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ôn tập hè Tiếng Việt lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nội dung buổi học.
- Chuẩn bị ôn tập các thành phần phụ của câu, của từ.
---------------------------------------------
Buổi 4: Ngày soạn: 28/6/2015 Ngày dạy: 29/6 - 4/7/2015
ôn tập câu
 Các thành phần phụ của câu, của từ.
* Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số kiến thức về các thành phần phụ của câu, của từ đã học ở lớp 5.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định các thành phần phụ của câu, của từ.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ ôn tập tốt.
* Nội dung ôn tập: 
	GV hướng dẫn học sinh ôn tập một số nội dung sau:
1-Trạng ngữ: 
a- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu những chi tiết như thời gian, nơi chốn, địa điểm, hoàn cảnh, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện......trạng ngữ có quan hệ với cả nòng cốt câu làm cho nội dung phản ánh hiện thực khách quan được đầy đủ hơn, chính xác hơn.
b- Vị trí: Trạng ngữ thường nằm ở đầu câu nhưng cũng có khi trạng ngữ đứng ở giữa câu, cuối câu. nếu đứng ở giữa câu hoặc cuối câu nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng ngữ điệu khi nói, dấu phẩy khi viết và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu không được nhấn mạnh, tách rời nó sẽ là thành phần phụ của từ.
VD: 	Người trong xóm, vào một buổi chiều bỗng thấy Mai trở về.
 Trạng ngữ
Bắc đã vượt lên đầu lớp, nhờ siêng năng, cần cù.
 TN
c- Cấu tạo: trạng ngữ có thể là một từ, có thể là một nhóm từ hoặc một cụm chủ – vị.
VD: 	Tay xách chiếc cặp da lớn, ông giáo bước vào lớp.
 TN
Mặt buồn rười rượi, cô bé ngẩng lên chào tôi
 TN
d- Phân loại:
a.Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ thời gian: trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? Lúc nào? ......
VD:	 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
 TN
Suốt những năm tháng tuổi thơ, tôi sống ở đây.
 TN 
2-Trạng ngữ chỉ nơi chốn (địa điểm): trả lời cho câu hỏi ở đâu? ở chỗ nào?....
VD: 	Trên cành cây, chim hót líu lo.
 TN
Trong nhà, đèn thắp sáng trưng.
 TN
3.Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? Do đâu?
VD: 	Do chủ quan, tôi đã làm sai bài thi học kỳ môn toán.
 TN
Con gà tốt mã vì lông.
 TN
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.
 TN
4-Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
VD:	 Để có kết quả cao trong học tập, chúng ta phải cố gắng.
 TN
Vì ngày mai lập nghiệp, thanh niên phải ra sức học tập và rèn luyện.
 TN
5-Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ: bằng, với trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì”? với cái gì? 
VD: 	Hồ chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình,
 TN
đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
-Với đôi bàn tay khéo léo, Hà đã gấp xong một chú chim câu xinh xắn.
 TN
6-Trạng ngữ chỉ tình huống: 
VD: Tới cổng trường, quần áo vừa ướt vừa khô.
 TN
VD: Dứt lời lý trưởng, quan phủ giương đôi mắt trăng dã nhìn anh Dậu.
 TN
7-Trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ:
VD: Tuy nghèo, nhưng họ rất tốt bụng.
 TN
Họ rất tốt bụng, tuy nghèo.
 TN
Họ, tuy nghèo, nhưng rất tốt bụng.
 TN
8-Trạng ngữ chỉ điều kiện/giả thiết:
VD: Cá này ngon, nếu rán kỹ. Bài này, nếu hát nhanh thì hay.
 TN TN
9- Trạng từ chỉ cách thức:
VD: Sấp ngửa, chị chạy vào cổng
 TN
Bài tập.
Bài tập 1: Ghép thêm trạng ngữ ( Chỉ thời gian, địa điểm hoặc chỉ nguyên nhân, mục đích ) cho từng vế câu sau để tạo thành câu có trạng ngữ.
	- Trời đầy sương.
	 - Chúng em hăng hái phát biểu.
	- Chúng em thi đua học tốt
	- Hồng đi cắt lá chuối khô che kín chuồng gà.
=> - Hôm nay, trời đầy sương.
- Trong lớp, chúng em hăng hái phát biểu.
- Vì ngày mai lập nghiệp, chúng em thi đua học tốt.
- Vì trời rét, Hồng đi cắt lá chuối khô che kín chuồng gà 
Bài tập 2: Đặt câu nói về chủ đề tình bạn theo mẫu;
TN – CN – VN.
CN – CN – VN.
=> Buổi sáng, An hướng dẫn Lan làm bài tập tóan.
 TN CN VN
 Bạn Hoa, bạn Hồng đang học bài.
 CN CN VN
Bài tập 3: xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau:
 - Buổi sáng, ngoài đường, nhiều người tấp nập.
 - Hải, Hùng Linh là những người xuất sắc của đội bóng đá lớp em.
=> - Buổi sáng, ngoài đường, nhiều người tấp nập.
 TN TN CN VN
 - Hải, Hùng, Linh là những người xuất sắc của đội bóng đá lớp em.
 CN CN CN VN
Bài tập 4: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
a. ở mảng đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua một vài cái bánh rợm.
b. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo này lạng lẽ.
=> a. ở mảng đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua một vài cái bánh rợm.
 TN TN CN VN
b. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây lặng lẽ.
 TN CN TN VN
Bài tập 5: Xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau:
a.Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.
b.Vào buổi sáng, trên cánh đồng hoa, hoa cúc, hoa hồng đua nhau khoe sắc.
=>a. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, 
 TN CN VN
tranh tố nữ của làng Hồ.
b. Vào buổi sáng, trên cánh đồng hoa, hoa cúc, hoa hồng đua nhau khoe sắc.
 TN TN CN VN
Bài tập 6: 	Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
	- Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
=>- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
	 TN CN VN
- Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
 TN TN TN CN VN
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ nội dung buổi học.
- Tiếp tục chuẩn bị ôn tập các thành phần phụ của câu, của từ.
------------------------------------------------------
Buổi 5: Ngày soạn:13/7/2014 Ngày dạy: 16/7/2014
ôn tập câu
 Các thành phần phụ của câu, của từ( tiếp).
* Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh tiếp tục ôn tập lại một số kiến thức về các thành phần phụ của câu, của từ đã học ở lớp 5.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định các thành phần phụ của câu, của từ.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ ôn tập tốt.
* Nội dung ôn tập: 
	GV hướng dẫn học sinh ôn tập một số nội dung sau:
2. Định ngữ (thành phần phụ của từ)
* Khái niệm: Định ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong câu.
* Vị trí: Định ngữ có thể đứng trước hoặc sau DT trong câu. 
+ DT nào trong câu cũng có thể có định ngữ. Nếu có nhiều định ngữ thì các định ngữ được sắp xếp theo thứ tự sau:
 Định ngữ đứng trước – DT - định ngữ đứng sau.
VD: 	Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng việt
 ĐN ĐN	ĐN
Tất cả học sinh lớp tôi đều đi học đúng giờ.
 ĐN ĐN
* Phân loại: có 2 loại định ngữ:
+ Định ngữ đứng trước DT chỉ số lượng, chỉ tổng lượng: 
 Chỉ số lượng: một, hai, ba....những, các, mọi, mỗi, từng.....
 Chỉ tổng lượng: Tất cả, cả, toàn bộ, phần lớn ....
+ Định ngữ đứng sau DT: Định ngữ miêu tả chỉ đặc điểm của sự vật, chỉ vào sự vật.
VD: 	Học sinh đội tuyển Tiếng việt được khen
	ĐN
Học sinh ấy được khen. 
 ĐN
Một buổi chiều mùa hè.....
ĐN ĐN
3. Bổ ngữ (thành phần phụ của từ)
* Khái niệm: Bổ ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu.
* Vị trí: Bổ ngữ có thể đứng trước động từ (TT) hay đứng sau động từ (TT)
ĐT hoặc TT nào trong câu cũng thể có bổ ngữ.
* Phân loại:
+ Bổ ngữ đứng trước thường là các từ:
Chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng.
Chỉ sự tiếp diễn hoặc sự tương tự: vẫn, đang, cũng, còn, cứ, đều....
Chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng,...
Chỉ mệnh lệnh, yêu cầu: Hãy, đừng, chớ...
Chỉ mức độ: Rất, khá, hơi...
+ Bổ ngữ đứng sau có thể là; 
DT đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ và từ chỉ quan hệ.
VD: Lan giống chị. Lan giống như chị của em.
 BN BN
ĐT đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ và từ chỉ quan hệ 
Em đi xem. Em đi để xem phim.
 BN BN
Đại từ đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ và từ chỉ quan hệ
VD: 	
Cô giáo dạy nó. Cô giáo dạy cho nó.
 BN BN
Bổ ngữ đứng sau còn có thể có dạng một cụm chủ vị.
VD: Em nghe cô giáo giảng bài. 
Bổ ngữ bắt buộc là loại không thể thiếu được trong câu
VD: Dòng suối xuyên rừng, Hải giống anh.
 BN	 BN
Bổ ngữ tự do là loại không bắt buộc phải có.
VD: Em đang làm bài. Hoa đẹp như tranh vẽ
	BN	BN
 Bài tập.
Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
Hôm nay tôi đi học.( CN)
Đây là quyển sách của tôi.( ĐN)
Cả nhà rất yêu quý tôi. ( BN)
Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi.( VN)
Bài tập 2 : Đặt 1 câu có ĐN đứng trước DT chỉ số lượng, 1 câu có ĐN đứng trước DT chỉ tổng lượng và 1 câu có ĐN đứng sau DT.
=> - Một bông hoa nở rồi.
 ĐN
- Tất cả các bạn đã đến lớp.
 ĐN
- Quyển sách bạn tặng rất hay.
 ĐN( Cụm C-V)
Bài tập 3: Đặt 1 câu có BN đứng trước ĐT chỉ thời gian, 1 câu có BN đứng trước ĐT chỉ sự tiếp diễn; 1 câu có BN đứng trước TT chỉ thời gian, 1 câu có BN đứng trước TT chỉ sự tiếp diễn.
=> + BN đứng trước ĐT chỉ thời gian:
 - Bạn ấy đã làm bài tập rồi.
 BN
Chỉ sự tiếp diễn:
 - Tớ đang học bài.
 BN
+ BN đứng trước TT chỉ thời gian:
 - Tớ từng thích quyển sách này
 BN
Chỉ sự tiếp diễn:
 - Cả lớp đang rất vui.
 BN
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ nội dung buổi học.
- Chuẩn bị ôn tập các kiểu câu theo cấu tạo.
----------------------------------------
Buổi 6: Ngày soạn: 28/6/2015 Ngày dạy: 29/6 - 4/7/2015
ôn tập câu
 Câu phân loại theo cấu tạo.
* Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số kiến thức về câu phân loại theo cấu tạo đã học ở lớp 5.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định và phân loại câu theo cấu tạo.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ ôn tập tốt.
* Nội dung ôn tập: 
	GV hướng dẫn học sinh ôn tập một số nội dung sau:
1. Câu đơn:
- Khái niệm: Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt câu và câu chỉ có một cụm chủ vị duy nhất thông báo một hiện thực.
Mô hình cấu tạo của câu đơn chủ ngữ - vị ngữ.
Vd: Trời// nắng chang chang
 CN VN 
Đàn trâu hiền lành// đang gặm cỏ.
 CN VN 
- Phân loại: Câu đơn đựoc chia làm hai loại
Câu đơn bình thường là câu đầy đủ 2 thành phần (Chủ ngữ - Vị ngữ). Câu rút gọn cũng thuộc câu đơn thành phần.
VD: Cánh đồng lúa quê tôi// thật đẹp. 
 CN	VN
Câu rút gọn cũng là câu đơn hai thành phần
+ Câu đơn đặc biệt là loại câu đơn chỉ có một trung tâm cú pháp chính. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt chỉ do một từ, một nhóm từ đảm nhận (câu một thành phần)
VD: Ngã! Cháy nhà! Im lặng quá!
Ngày mùng 2/9/1945.
2. Câu ghép
a- Khái niệm: Câu ghép là câu có nhiều vế câu ghép lại với nhau. Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (Có đủ CN –VN) và thể hiện một ý có quan hệchặt chẽ với ý của các vế câu khác.
b- Mô hình cấu tạo của câu ghép: CN – VN, CN –VN...
c- Có hai cách nối các vế của câu ghép.
+ Nối trực tiép (không dùng từ nối), giữa các về câu cần có dâu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
+ Nối bằng những từ ngữ có tác dụng nối: nối bằng các quan hệ từ, bằng cặp từ hô ứng.....
- Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
+ Một quan hệ từ: Vì, bởi vì, cho nên,....
Một cặp quan hệ từ: vì...nên; nhờ ...mà; do....mà....
- Để thể hiện quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả giữa 2 vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng +Một quan hệ từ: Nếu, hễ, giá, thì....
+ Một cặp quan hệ từ: Nếu... thì...., nếu như.....thì..., hễ....thì...., hễ mà... thì..., giá...thì..
- Để thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép có thể nối chứng bằng: 
+ Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng ....
+ Một cặp quan hệ từ: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...
- Thể hiện quan hệ tăng tiến có các cặp quan hệ từ: Không những....mà..., không chỉ...mà..., ....
- Thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép còn có thể nối bằng một số cặp từ hô ứng: Vừa... đã..., chưa...đã..., mới ...đã..., ..
VD:	 Trời/ mưa, đường/ rất trơn. 
 CN1 VN1 CN2 VN2
Lan/ đi học còn mẹ/ đi làm.
 CN1 VN1 CN2 VN2
Nhờ trời/ mưa nên lúa/ lên xanh tốt.
 CN1 VN1 CN2 VN2
Dù nhà/ khó khăn nhưng Lan/ vẫn học giỏi.
 CN1 VN1 CN2 VN2
Bài tập.
Bài tập 1: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
a. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
c. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
d. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm đọp trên phên nứa.
=> Câu a,c là câu đơn, câu b, d là câu ghép.
Bài tập 2: 
a) Vạc ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu.
b) Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?
=>a) 
b. Lương Ngọc Quyến hi sinh / nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
 CN VN CN VN
d. Mưa rào rào trên sân gạch,/ mưa đồm độp trên phên nứa.
 CN VN CN VN
b) Không tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.
Bài tập 3: 
 Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép và xác định CN, VN trong câu.
Mùa thu về,...
Nếu trời rét như mấy hôm nay ...
Bích Vân học bài, còn...
Nừu trời mưa to thì...........
.............còn bố em là bộ đội.
.............nhưng Nam vẫn đến lớp
=>a. ..,hương ổi thơm lừng.
b. thì cửa hàng này sẽ đóng cửa.
c. .anh Nam xem phim
d. ..tôI không đi chơi
e. Mẹ em là giáo viên,..
f. Nam bị ốm .................
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ nội dung buổi học.
- Chuẩn bị ôn tập các kiểu câu theo mục đích nói.
--------------------------------------------
Buổi 7: Ngày soạn: 28/6/2015 Ngày dạy: 29/6 - 4/7/2015
ôn tập câu
 Phân loại câu theo mục đích nói
* Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số kiến thức về câu phân loại theo mục đích nói đã học ở lớp 5.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định và phân loại câu theo mục đích nói.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ ôn tập tốt.
* Nội dung ôn tập: 
	GV hướng dẫn học sinh ôn tập một số nội dung sau:
1.Câu hỏi:
a. Khái niệm: Câu hỏi là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết
b. Đặc điểm:
Trong câu hỏi thường có các từ nghi vấn (dùng để hỏi): ai, gì, nào, sao, không... khi viết cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi .
VD: Bạn có thích đọc sách không?
c. Nhiều khi câu hỏi còn được dùng với mục đích khác:
 VD: Sao chị tài thế?
Sao em chậm thế?
- Dùng để khẳng định hoặc phủ định.
VD: Chơi cờ cũng hay đấy chứ?
Tôi mà lại dại dột thế à?
- Dùng để thể hiện yêu cầu hoặc mong muốn.
VD: Bạn đóng cửa sổ giúp tớ được không?
2.Câu kể: 
a.Khái niệm: Câu kể là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, hoặc nói lên tâm tư, tình cảm ý kiến của mỗi người.
b. Đặc điểm: Câu kể được nói với giọng bình thường, cuối câu có dấu chấm.
c. các kiểu câu kể: 3 kiểu câu
- Câu kể ai làm gì? Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì, VN thường là động từ (cụm động từ)
VD: Hôm qua, chúng tôi đi tham quan Ao Vua.
- Câu kể ai thế nào? VN trả lời câu hỏi thế nào? VN thường là động từ (cụm TT)
VD: cây gạo sừng xững như một tháp đèn khổng lồ.
- Câu kể Ai là gì? VN trả lời cho câu hỏi là gì? VN thường là DT (cụm DT)
VD: Sen là một loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao.
3. Câu cầu khiến:
a. Khái niệm: là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác.
b. Đặc điểm: Trong câu khiến thường dùng các từ hãy, đừng, chớ, lên, đi, thôi, nào, đề nghị, xin, mong,.....cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm. (với những câu có yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng thường dùng dấu chấm cuối câu)
Vd: Con hãy cố gắng học tập cho tốt nhé!
Đề nghị các quý vị im lặng 
c. Cách đặt câu khiến: 
Muốn đặt câu khiến có thể dùng các cách sau:
- Thêm các từ: Hãy, đừng, chớ, nên, phải,....vào trước động từ.
- Thêm các từ: Lên, đi, thôi, nào,...vào cuối câu.
- Thêm các từ: đề nghị, mong, xin,...vào đầu câu.
VD: Chúng ta đi thôi.
Anh nên suy nghĩ lại!
Xin quý vị chú ý lắng nghe!
4. Câu cảm:
a. Khái niệm: câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, buồn, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói.
b. Đặc điểm:
Trong câu cảm thường dùng các từ: ôi, trời, thật, quá, lắm, chao ôi, ồ, biết bao,.... cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
VD: Chà, trời lạnh thật! 
 A, mẹ đã về!
 Thời tiết mới đẹp làm sao!
Bài tập.
Bài tập 1: Cho đoạn văn: 
 Đờm khuya, khi người lớn và trẻ con đi ngủ hết, lũ đồ chơi của Bộ mới thức dậy. Chỳng bày ra những trũ chơi mà Bộ vẫn chơi ban ngày: đỏnh chuyền, bỏn hàng, tập làm cụ giỏo.
 Một lần khỏc, giữa đờm khuya, lũ đồ chơi quyết định vào phũng đỏnh thức Bộ dậy. Nhưng làm sao cú thể leo từ mặt bàn xuống đất được? Chỳ phi cụng ngồi trong buồng lỏi của chiếc trực thăng thũ đầu ra:
Tụi là phi cụng đõy. Mời cỏc bạn lờn mỏy bay.
Trờn mỏy bay, Cỳn Bụng và Lật Đật reo lờn:
 - ễi, thớch quỏ!
 Trực thăng hạ cỏnh thật ờm xuống giường, bờn cạnh Bộ. Bộ vẫn ngủ say. Mỏi túc mềm xừa ờm trờn gối. Đụi mụi xinh nhỏ khẽ mấp mỏy rồi nhoẻn cười
 Tỡm trong bài cỏc kiểu cõu sau: 
- Cõu hỏi.
- Cõu cảm.
- Cõu khiến.
- Cõu kể Ai là gỡ?
- Cõu kể Ai làm gỡ? 
- Cõu kể Ai thế nào? 
=> - Cõu hỏi: Nhưng làm sao cú thể leo từ mặt bàn xuống đất được?
- Cõu cảm: - ễi, thớch quỏ!
- Cõu khiến: Mời cỏc bạn lờn mỏy bay.
- Cõu kể Ai là gỡ: Tụi là phi cụng đõy.
- Cõu kể Ai làm gỡ: Chỳng bày ra những trũ chơi mà Bộ vẫn chơi ban ngày: đỏnh chuyền, bỏn hàng, tập làm cụ giỏo.
+ Một lần khỏc, giữa đờm khuya, lũ đồ chơi quyết định vào phũng đỏnh thức Bộ dậy.
+ Chỳ phi cụng ngồi trong buồng lỏi của chiếc trực thăng thũ đầu ra.
+ Trờn mỏy bay, Cỳn Bụng và Lật Đật reo lờn
+ Trực thăng hạ cỏnh thật ờm xuống giường, bờn cạnh Bộ.
- Cõu kể Ai thế nào: Bộ vẫn ngủ say.
Bài tập 2: Tìm 3 kiờ̉u cõu kờ̉ (Ai làm gì? , Ai là gì? , Ai thờ́ nào? ) trong đoạn văn sau. Phõn tích cṍu tạo của cõu:
 Chích bụng là mụ̣t con chim xinh đẹp trong thờ́ giới loài chim. Hai chõn xinh xinh bằng hai chiờ́c tăm. Hai chiờ́c cánh nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bụng tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trṍu chắp lại. Chích bụng gắp sõu trờn lá nhanh thoăn thoắt. Nó moi những con sõu đụ̣c ác nằm sõu trong thõn cõy vừng mảnh dẻ, ụ́m yờ́u. Chích bụng là bạn của trẻ em và là bạn của nhà nụng. 
Mõ̃u cõu
Chủ ngữ
Vị ngữ
Ai là gì?
-Chích bụng
- Chích bụng
là mụ̣t con chim xinh đẹp trong thờ́ giới loài chim.
là bạn của trẻ em và là bạn của nhà nụng. 
Ai làm gì?
Chích bụng
Nó
gắp sõu trờn lá nhanh thoăn thoắt.
moi những con sõu đụ̣c ác nằm sõu trong thõn cõy vừng mảnh dẻ, ụ́m yờ́u.
 Ai thờ́ nào?
Hai chõn
Hai chiờ́c cánh
Cặp mỏ chích bụng
xinh xinh bằng hai chiờ́c tăm.
nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút.
tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trṍu chắp lại.
Bài tập 3: Chuyờ̉n các cõu kờ̉ sau thành cõu hỏi, cõu cảm, cõu khiờ́n:
Nam vờ̀.
Thành đi đá bóng.
Nước vờ̀ đụ̀ng.
=> a. Nam về chưa?
- Nam về thôi!
- A, Nam đã về!
 ...
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu kể ai là gì? Câu khiến, câu cảm.
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ nội dung buổi học.
- Chuẩn bị ôn tập các dấu câu.
------------------------------------------------
Buổi 8: Ngày soạn: 28/6/2015 Ngày dạy: 29/6 - 4/7/2015
ôn tập các dấu câu
* Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số kiến thức về các dấu câu đã học ở lớp 5.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định chính xác các dấu câu trong quá trình viết văn.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ ôn tập tốt.
* Nội dung ôn tập: 
	GV hướng dẫn học sinh ôn tập một số nội dung sau:
1. Dấu chấm:
Dấu chấm đặt ở cuối câu kể để kết thúc câu kể nhưng cũng có khi dấu chấm được đặt ở cuối câu khiến.
2. Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu hỏi để kết thúc câu hỏi.
3. Dấu chấm than: đặt ở cuối câu cảm hoặc câu khiến để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
VD: Chà, cậu giỏi thât! (câu cảm)
Em hãy tự giặt quần áo đi! (Câu khiến)
4. Dấu phẩy: Dấu phẩy có 3 tác dụng:
- Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu:
VD: Mai, Lan, Hồng cùng

File đính kèm:

  • docGiao_an_on_tap_Tieng_Viet_56_20150725_025124.doc