Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24

-Học sinh đọc đoạn thơ 3.

? Hình ảnh con cò trong khổ 3 có gì khác với hai đoạn thơ trên?

- Ở đoạn trên, cò là bạn, là anh, là chị của bé, đoạn này cò lại là cò mẹ cả đời đắm đuối vì con.

?Từ hình ảnh đó, nhà thơ đã khái quát quy luật gì của cuộc sống?

-Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành một triết lí đó là cách thường gặp ở thơ của ông.

?Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì nữa không?

-Điệp ngữ “ngủ đi” cánh của cò vỗ qua nôi, đúc kết ý nghĩa phong phú, sâu thẳm:

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5033 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế Lan Viên đã góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ con và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV hướng dẫn đọc: đây là một bài thơ khá dài, các câu thơ dài ngắn khác nhau, lại chứa nhiều điệp từ cho nên đọc phải hết sức lưu ý: đọc với giọng thủ thỉ tâm tình, chú ý đến những điệp từ, những câu cảm, câu hỏi như là đối thoại, những câu thơ dựa ý ca dao.
?Giới thiệu vài nét chính về tác giả Chế Lan Viên? Tác phẩm Con cò?
 -Chế Lan Viên (1920-1989)...
 -Con cò 1962...
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
-Thơ tự do..
?Bài thơ chia làm mấy phần?
-3 phần tương ứng với mỗi khổ thơ.
?Em có nhận xét gì về bố cục và tứ thơ?
-Bố cục hợp lí xoay quanh hình tượng con cò.
-Tứ thơ xuất phát và triển khai từ hình ảnh con cò trong bài ca dao qua lời ru của mẹ. Con cò trở thành hình ảnh biểu tượng của tình mẹ bao la, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, trở thành bầu sữa tinh thần không bao giờ vơi cạn suốt cuộc đời con người.
-HS đọc diễn cảm đoạn 1
?Đọc xong đoạn thơ em có nhận xét gì về cách giới thiệu hình ảnh con cò, giọng điệu, nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng ở đây?
 -Lời giới thiệu hình ảnh con cò một cách rất tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi.Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn liền với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là từ vô thức, bản năng như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy
 -Cách vận dụng ca dao một cách sáng tạo “Con cò ăn đêm...sợ xáo măng”, ông không trích nguyên văn mà chỉ dùng một vài từ rồi đưa vào mạch thơ, mạch cảm xúc của mình, trong lời ru của mẹ.
? Vậy những câu thơ này được trích từ bài ca dao nào em hãy đọc nguyên văn bài ca dao ấy?
- Con cò mà đi ăn đêm
...................đau lòng cò con”
?Các câu “Con cò bay la, con cò bay lả.. gợi ra không gian như thế nào? Và hình ảnh con cò tượng trưng cho những ai trong xã hội cũ?
 -Các câu thơ trên gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm bình lặng thời xưa từ làng quê đến thành thị. Hình ảnh con cò gợi lên hình ảnh nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống và sinh hoạt thời phong kiến ở Việt Nam. Còn hình ảnh con cò xa tổ đi ăn đêm, gặp cành mềm, sợ xáo măng lại tượng trưng cho hình ảnh con người-người mẹ nhọc nhằn, vất vả, lam lũ kiếm ăn nuôi con cái. Hình ảnh cò mẹ thà chết trong hơn sống đục để đau lòng cò con... cùng với hình ảnh trong nhiều câu ca dao và câu thơ khác:
 +Cái cò lặn lội bờ sông,
 Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
 +Cái cò đi đón cơn mưa
 Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
 +Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 .............................................đông.
 ?Điệp ngữ có tác dụng gì trong khổ thơ?
 -Điệp ngữ “Ngủ yên....” gợi ra cuộc sống bình yên của bé...
?Giọng điệu thơ có gì đặc sắc?
-Giọng điệu nhẹ nhàng như lời vỗ về chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con. 
 =>Tuy chưa hiểu và chưa cần hiểu, chưa thể hiểu nội dung của câu ca dao, lời hát ru, những điệu hồn dân tộc cứ thấm dần, thấm dần vào tinh thần của bé, nuôi dưỡng tâm hồn của bé bằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la, tình yêu và sự che chở của mẹ hiền.
I-Tiếp xúc văn bản:
1-Đọc.
2-Chú thích.
*Tác giả (sgk)
-Chế Lan Viên (1920-1989)
*Tác phẩm (sgk)
-Con cò sáng tác 1962.
*Từ khó sgk.
3-Bố cục.
-Khổ 1: hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ thời ấu thơ.
-Khổ 2: hình ảnh con cò gắn bó với con qua từng chặng đường.
-Khổ 3: suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru.
II-Phân tích.
1- Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ thời thơ ấu.
*Nghệ thuật:
- Lời giới thiệu hình ảnh con cò một cách rất tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi...
=>Lời ru ngọt ngào ấy cứ thấm dần vào tâm hồn con từ khi còn bé.
-Vận dụng ca dao sáng tạo vào lời thơ của mình và lời ru của mẹ.
-Các câu thơ gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm làng quê.
-Hình ảnh con cò... tượng trưng cho người mẹ lam lũ vất vả nuôi con.
-Điệp ngữ “ngủ yên” gợi ra cuộc sống êm đềm trong sự che chở của mẹ. 
-Giọng thơ nhẹ nhàng như lời vỗ về chăm sóc yêu thương của mẹ.
*Nội dung: hình tượng con cò trong lời ru của mẹ thật nguyên khiết thơ ngây đang được hưởng cuộc sống bình yên hạnh phúc trong sự nâng niu yêu thương chăm sóc.
IV-Củng cố:
 - Đọc diễn cảm khổ thơ 1.
 - Trong những câu thơ đầu, em thích nhất câu thơ nào? Hãy trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đó?
 - Em cảm thấy thú vị nhất là nghệ thuật nào? Vì sao?
 - Em hãy đọc những câu ca dao nói về hình ảnh con cò?
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Phân tích tiếp.
 - Tìm nghệ thuật đặc sắc trong hai khổ thơ sau.
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
Ngày soạn: 26 - 01 - 2013
TIẾT 112 Hướng dẫn đọc thêm: CON CÒ
 Chế Lan Viên
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Giúp học sinh bíêt cách đọc, cảm thụ thơ hiện đại.Từ đó cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
II. Kĩ năng:
 	- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
III. Thái độ:
 - Giáo dục tình thương yêu bao la đối với ông bà, cha mẹ.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
-Kiểm tra: kiểm tra 15 phút:
1-Đề bài: Cho đoạn thơ sau:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt
 Có cái gì rưng rưng
 Như là đồng là bể
 Như là song là rừng.
 Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
 Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
 (Ánh trăng- Nguyễn Duy)
 Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-15 câu, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp và thành phần tình thái.
2-Đáp án:
*Nội dung: phải phân tích được giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn thơ.
- Hình ảnh:ngửa mặt nhìn mặt,có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng,
- Điệp từ:mặt, so sánh, liệt kê,từ láy diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặt trực tiếp và cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về.Vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đời người.
- Trăng cứ tròn vành vạnh:vẻ đẹp của nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời.
- Vầng trăng im phăng phắc.. diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm.
- Cái giật mình:phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo.Sự nông nổi trong cách sống của mình.
=>Bài thơ gợi nhắc con người sống phải có nghĩa tình với quá khứ,uống nước phải nhớ nguồn.
* Hình thức:
- Một đoạn văn diễn dịch.
- Có sử dụng phép lặp, thành phần tình thái.
- Diễn đạt giàu cảm xúc
- Bình luận, đánh giá về giá trị đoạn thơ.
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc khổ thơ 2.
 ?Em thích những câu thơ nào nhất, hãy trình bày cảm nhận của em về câu thơ ấy?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây?
-Mở đầu khổ 2 là điệp ngữ “Ngủ yên”: hình ảnh con cò tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người.
-Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự che chở, bao dung, dịu dắt, nâng đỡ, dịu dàng bền bỉ của mẹ hiền.
-Hình ảnh con cò trong ca dao, qua sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo của tác giả, như bay ra từ câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng năm tháng và nâng đỡ tâm hồn con người.
?Từ những nghệ thuật trên, đoạn thơ nói lên nội dung gì?
-Cánh cò theo con suốt cuộc đời.
-Học sinh đọc đoạn thơ 3.
? Hình ảnh con cò trong khổ 3 có gì khác với hai đoạn thơ trên?
- Ở đoạn trên, cò là bạn, là anh, là chị của bé, đoạn này cò lại là cò mẹ cả đời đắm đuối vì con.
?Từ hình ảnh đó, nhà thơ đã khái quát quy luật gì của cuộc sống?
-Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành một triết lí đó là cách thường gặp ở thơ của ông.
?Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì nữa không?
-Điệp ngữ “ngủ đi” cánh của cò vỗ qua nôi, đúc kết ý nghĩa phong phú, sâu thẳm:
 “Một con cò thôi
 .............qua nôi”
=>Người mẹ không chỉ mang cánh cò của mẹ vào giấc ngủ của con mà con mang cả đất trời, sắc trời, lòng mẹ đến hát quanh nôi.
?Sau khi học xong bài thơ, em có suy nghĩ gì vê hình ảnh con cò và biểu tượng của nó?
-HS đọc ghi nhớ.
?Nhắc lại nội dung bài thơ?
?Bài thơ thành công ở nghệ thuật nào?
II-Phân tích (tiếp).
2-Hình tượng con cò gắn bó với con qua từng chặng đường.
*Nghệ thuật:
-Điệp ngữ: ngủ yên...diễn tả hình ản con cò tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức của con người.
-Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ..
-Hình ảnh con cò trong ca dao..
* Khi lớn lên, cánh cò trắng vẫn bay theo suốt đời con.
3-Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru.
-Hình ảnh cò nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở gần con, cho đến suốt đời con: 
 Dù ở gần con.
 yêu con.
=>Nhà thơ khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn và sâu sắc “con dù lớn....theo con”
-Điệp ngữ nhấn mạnh ý thơ: người mẹ không chỉ mang cánh cò của mẹ vào giấc ngủ của con mà còn mang cả đất trời đến hát quanh nôi.
*Ghi nhớ: sgk/48 .
III-Tổng kết.
1-Nội dung.
 Qua hình tượng con cò, Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẹ con, ý nghĩa lời ru đến với cuộc sống con người.
2-Nghệ thuật.
 -Vận dụng ca dao đầy sáng tạo.
-Nhiều câu thơ đúc kết những suy ngẫm sâu sắc.
-Nhiều điệp khúc.
IV-Luyện tập.
*Bài tập trắc nghiệm.
 Đề tài của bài thơ “Con cò” là gì?
Tình yêu quê hương đất nước.
Tình yêu cuộc sống.
Tình mẫu tử.
Lòng nhân ái.
IV-Củng cố:
 - Đọc ghi nhớ sgk.
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Học thuộc bài thơ, phân tích, tác giả, tác phẩm.
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
 - Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong bài thơ “Con cò”
 - Soạn bài “Viếng lăng Bác”.
Ngày soạn: 27 - 01 - 2013
TIỀT 113: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
III. Thái độ:
- Giáo dục ý thức làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán, suy nghĩ, sáng tạo.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng ttự nhận thức.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
 ? Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Cho hs đọc đề bài sgk.(bảng phụ)
?Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?
-Giống: đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-Khác:
+Đề 1: Suy nghĩ từ truyện “Đẽo cày giữa đường”.
+Đê 2: Đạo lí uống nước nhớ nguồn.
?Tự ra đề tương tự?
-VD: Bàn về chữ hiếu.
 Ăn vóc học hay.
-HS đọc đề bài.
?Đề yêu cầu về vấn đề gì?
-Vấn đề uống nước nhớ nguồn.
?Để làm tốt đề này cần chuẩn bị những gì?
-Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam.
-Vận dụng các tri thức về cuộc sống.
?Với đề này, mở bài cần làm gì?
?Thân bài cần viết những ý nào?
-HS lập dàn ý cụ thể cho từng phần.
?Kết bài viết ý nào?
-HS : khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
?Khi lập dàn, bước tiếp theo chúng ta phải làm gì?
-Viết bài.
?Khi viết bài lưu ý điều gì?
-Viết từng phần, sau đó liên kết các đoạn văn chặt chẽ.
?Để bài thật hoàn chỉnh chúng ta phải làm gì?
-Đọc và sửa lỗi.
?Tóm lại, để viết được một bài văn hoàn chỉnh chúng ta phải làm như thế nào?
-HS đọc ghi nhớ sgk.
-HS đọc đề bài.
?Mở bài viết những ý nào?
?Thân bài làm như thế nào?
-Giải thích câu “Tinh thần tự học”.
?Viết kết bài như thế nào?
I-Tìm hiểu các dạng đề bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1-Đề bài sgk:
2-Nhận xét:
*Giống: đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
*Khác:
+Đề 1: Suy nghĩ từ truyện “Đẽo cày giữa đường”.
+Đê 2: Đạo lí uống nước nhớ nguồn.
II-Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
*Đề bài: Suy nghĩ vê đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1-Tìm hiểu đề.
-Bàn về vấn đề đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
2-Tìm ý và lập dàn ý.
a-Mở bài:
-Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
b-Thân bài.
-Giải thích câu tục ngữ:
+Nghĩa đen.
+Nghĩa bóng
-Đánh giá câu tục ngữ.
c-Kết bài.
-Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-Nêu ý nghĩa câu tục ngữ đối với ngày nay.
3-Viết bài.
4-Đọc và sửa lỗi.
* Kết luận(Ghi nhớ sgk/54).
III-Luyện tập.
-Lập dàn bài cho đề 7 ở mục I: tinh thần tự học.
1-Mở bài.
-Giới thiệu vấn đề và ý nghĩa của nó trong đời sống học tập.
b-Thân bài.
*Giải thích.
-Học là gì?
-Tinh thần tự học là gì?
-Nêu dẫn chứng?
+Các tấm gương trong sách báo.
+Các tấm gương bạn bè quanh mình.
c-Kết bài.
-Khẳng định tinh thần tự học và vai trò tự học.
IV-Củng cố:
 - GV khái quát bài.
 - HS đọc ghi nhớ,
 - Nêu cách làm bài.
 - Bố cục của bài nghị luận như thế nào?
 - Cách làm bài nghị luận như thế nào.
 - Cách lập luận ra sao?
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Ôn lại kiến thức về kiểu bài nghị luận.
 - Lập dàn ý cho các đề bài còn lại.
 - Chuẩn bị bài ở tiết 114.
Ngày soạn: 27 - 01 - 2013
TIỀT 114: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
 VỀ MỘT VẤN ĐÊ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
 (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
III. Thái độ:
- Giáo dục ý thức làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán, suy nghĩ, sáng tạo.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng ttự nhận thức.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
 ? Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Dựa vào dàn bài ở tiết 113, đề bài “Uống nước nhớ nguồn”.
?Em hãy viết phần mở bài theo những cách nào?
-Đi từ cái chung đến cái riêng:
 VD: Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Một trong những câu tục ngữ ấy là “Uống nước nhớ nguồn”.Câu tục ngữ này đã nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
?Em hãy giải thích câu tục ngữ đó như thế nào?
-Nghĩa đen:
+Nước là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt trong đời sống.
+Nguồn là nơi bắt đầu chảy.
+Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển.
-Nghĩa bóng:
+Nước là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc.
+Uống nước: là hưởng thụ thành quả lao động của dân tộc.
+Nguồn: những người đi trước có công sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
+Nhớ nguồn: lòng biết ơn cha ông tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc.
*HS viết một đoạn: giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ.
?Đánh giá về câu tục ngữ này như thế nào?
-Người được giáo dục, có hiểu biết thì trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả của cha ông.
-Kẻ kém hiểu bíêt thì coi thường chê bai những thành quả tốt đẹp của dân tộc.
-Ngày nay, khi hưởng thành quả tốt đẹp cuẩ dân tộc, chúng ta phải biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm học tập tốt hơn để đóng góp công sức vào kho tàng di sản văn hoá của dân tộc.
?Viết phần kết bài như thế nào?
-VD: Câu tục ngữ đã nhắc nhở ta ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
-Trên cơ sở gợi dẫn như vậy, hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
-Viết bài, đọc tại lớp, giáo viên sửa lỗi nhận xét, cho điểm.
I-Hướng dẫn cách viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1-Viết phần mở bài.
-Đi từ cái chung đến cái riêng.
-Đi từ thực tế đến đạo lí.
-Dẫn một danh ngôn.
2-Viết phần thân bài
a-Giải thích nội dung câu tục ngữ.
-Nghĩa đen.
+Nguồn là nơi bắt đầu chảy.
+Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển
-Nghĩa bóng.
+Nước là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc.
+Uống nước: là hưởng thụ thành quả lao động của dân tộc.
b-Đánh giá câu tục ngữ.
-Giá trị sâu sắc của câu tục ngữ
c-Viết phần kết bài.
-Đi từ nhận thức tới hành động.
-Đi từ sách vở sang cuộc sống thực tế.
II-Viết bài.
1-HS viết bài
2-Đọc, sửa.
IV-Củng cố:
 - Giáo viên khái quát toàn bài.
 - Nêu cách viết.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Ôn tập phần lí thuyết.
 - Viết lại bài.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Nghị luận về tác phẩm truyện.
 + Ôn lại những truyện đã học ở kì I.
 + Tóm tắt những truyện:Làng, Lặng lẽ Sapa, Chiếc lược ngà.
Ngày soạn: 27 - 01 - 2013
TIẾT 115 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5.
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Giúp học sinh nhìn nhận những hạn chế của mình trong bài viết.
 - Củng cố lại kiến thức về kiểu bài nghị luận về đời sống xã hội.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng cho hs tự sửa lỗi, hoàn thiện quy trình viêt bài văn nghị luận.
III. Thái độ:
 - Giáo dục thái độ khiêm tốn tự sửa lỗi trong bài viết để tiến bộ hơn.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:(Kết hợp trong giờ).
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV ghi lại đề bài lên bảng, hs chép vào vở.
-HS đọc lại đề bài.
?Xác định thể loại và yêu cầu của đề?
-Nghị luận.
?Hiện tượng đó là gì?
-Rác thải, môi trường.
-GV nhận xét những ưu điểm của học sinh.
 +Một số bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối thuyết phục.
+Lập luận tương đối chặt chẽ
+Viết sạch sẽ, ít lỗi chính tả
+Các đoạn, luận điểm rõ ràng.
+Lời văn chính xác, thuyết phục.
-Một số bài viết lộn xộn ý.
-Đoạn văn viết chưa đúng về hình thức.
-Bố cục còn thiếu
-Chính tả: nhiều em mắc lỗi l-n
-Diễn đạt thiếu từ, ngữ, câu cụt, lủng củng
-Đối chiếu dàn ý đã lập ở tiết 115-116.
-Một số bài thiếu ý tác hại của rác thải.
-Một số bài lộn xộn giữa nguyên nhân và tác hại, giải pháp
-Một số bài thiếu giải pháp
-Một số bài viết sai lỗi chính tả: l-n, 
VD: nàng hoa mê ninh =>Sửa: làng hoa Mê Linh
-Viết sai vần tr- ch.
VD: chên đồng ruộng đầy túi ni lông =>Sửa:
Trên cánh đồng quê em, người ta xả đầy túi ni lông, vỏ lọ thuốc trừ sâu.
-Dùng từ diễn đạt không đúng ngữ cảnh:
VD: Hiện nay thế giới nước ta rác đang ô nhiễm..=>Sửa: Hiện nay, nước ta là một trong nước có môi trường ô nhiễm mà rác thải là một hiện tượng khá phổ biến.
-Dùng câu diễn đạt còn thiếu, lủng củng:
VD: Quê em rác thải rất là bẩn, chúng em thấy thế.=>Sửa: Hiện nay, quê em rác thải chưa được thu gom một cách khoa học để xử lý.
-Một số em tách đoạn tùy tiện =>Phải tách đoạn theo 4 ý sau: Thực trạng= >nguyên nhân=> tác hại=> giải pháp.
-Một số bài đoạn kết và luận điểm cuối bị lẫn lộn. Phải tách hai ý này ra.
-Một số bài thiếu kết luận.
-GV trả bài, gọi hs đọc một số bài hay đạt điểm cao.
-Lấy điểm
I-Nhận

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TUAN 24.doc
Giáo án liên quan