Một số bài văn nghi luận xã hội Lớp 9

Đề bài: Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường.

Gợi ý

Nhu cầu dùng Internet đang ngày một gia tăng cho thấy càng ngày càng nhiều người có nhu cầu thu thập thông tin cũng như giải trí. Hiện nay, học sinh sử dụng mạng vào việc học là lớn do chịu nhiều áp lực về học tập. Từ đó dẫn đến việc các bạn chơi Game online để giải trí tuy nhiên giờ đây nó đã trở thành một vấn nạn học đường đáng quan tâm.

Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏa căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do Game online có sức hút mạnh, đặc biệt là mới giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa, Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà,

Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay Game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Những quán net mọc xung quanh các trường đã tạo “điều kiện” để học sinh tiếp cận và lao vào thú vui vô bổ. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô. Rồi khi ề nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ vậy, để có tiền chơi ở các quán net, nhiều bạn còn nói dối để xin tiền bố mẹ, thậm chí là ăn trộm tiền của gia đình, bạn bè xung quanh. Game online đã dần dần huy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài văn nghi luận xã hội Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo,  Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.
Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự  bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường  vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn”.
Bài làm
Thành ngữ ra đời đôi khi không chỉ là mọt bài học, một lời răn dạy, mà còn là một lời động viên, an ủi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. “Cái khó bó cái khôn” là một câu thành ngữ như vậy.
Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” là những khó khăn gây cản trở trong việc thực hiện một công việc nào đó. Trong khi đó, “cái khôn” lại là những kế hoạch, vấn đề tốt đẹp. Như vậy, “Cái khó bó cái khôn” ý nói đến nhũng khó khăn làm cản trở những dự định đúng đắn mang tính tích cực. Hiểu rộng hơn, câu tục ngữ ám chỉ hoàn cảnh có tác động đến tinh thần của mỗi người. Nó giống như một cách để động viên mỗi khi bản thân bị bế tắc, không tìm ra được phương hướng giải quyết trong cuộc sống.
Thưc tế, nếu coi câu tục ngữ là một lời khuyên của ông cha ta từ xưa để lại thì có phần chưa đúng. Đôi khi trong cuộc sống, nhờ những thử thách mà con người có thể vươn lên mạnh mẽ, đạt được những điều mình mong muốn. “Cái khó bó cái khôn” – thức chất nó cũng giống như một thất bại, vấp ngã trên đường đời. Nếu ta coi “Thất bại là mẹ thành công”, thì tự khắc bản thân sẽ đúc rút được những bài học, kinh nghiệm từ sai lầm của mình mà đứng dậy, phấn đấu đạt được mục tiêu mình theo đuổi.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có một câu khác gần giống nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác: “Cái khó ló cái khôn”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy cánh hồng. Sẽ có lúc ta dẫm phải những chiếc gai nhọn hoặc gặp những tảng đá chắn ngang đường. Sự bình tĩnh, sáng suốt vào những lúc khó khăn sẽ đem đến cho bạn “cái khôn”. Như vậy, chính hoàn cảnh sống đã tạo động lực thúc đẩy cho “cái khôn” hình thành và phát triển.
Cuộc sống đày đủ đôi khi lại khiến nhiều bạn trẻ sống ý lại vào điều kiện gia đình, ăn bám bố mẹ. Họ không đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, hoặc dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn, rồi tặc lước cho rằng “Cái khó bó cái khôn”. Sự dụa dẫm làm cho họ mất đi tính tự lập, kiên trì trong cuộc sống. Về lâu dài, cuộc sống của họ sẽ trở nên vô nghĩa.
Để cho cuộc sống ngày một trở nên có ý nghĩa, mỗi chúng ta nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Cũng sẽ có nhũng lúc chông gai, trắc trở, nhưng chính những thời điểm đấy chúng ta mới có thể mạnh mẽ hơn và “khôn” hơn.
Đề bài: Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường.
Gợi ý
Nhu cầu dùng Internet đang ngày một gia tăng cho thấy càng ngày càng nhiều người có nhu cầu thu thập thông tin cũng như giải trí. Hiện nay, học sinh sử dụng mạng vào việc học là lớn do chịu nhiều áp lực về học tập. Từ đó dẫn đến việc các bạn chơi Game online để giải trí tuy nhiên giờ đây nó đã trở thành một vấn nạn học đường đáng quan tâm.
Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏa căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do Game online có sức hút mạnh, đặc biệt là mới giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa,  Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà, 
Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay Game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Những quán net mọc xung quanh các trường đã tạo “điều kiện” để học sinh tiếp cận và lao vào thú vui vô bổ. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô. Rồi khi ề nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ vậy, để có tiền chơi ở các quán net, nhiều bạn còn nói dối để xin tiền bố mẹ, thậm chí là ăn trộm tiền của gia đình, bạn bè xung quanh. Game online đã dần dần huy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn.
Chính vì vậy, thay vì để bản thân bị sa đà vào những trò chơi vô bổ, chúng ta cần phải làm chủ chính mình, sắp xếp thời gian biểu hợp lí giữa việc chơi và học. Để không bị Game online cám dỗ và ảnh hưởng tới cuocj song, chúng ta cần tự giác tìm cho mình những thú vui khác không chỉ mang tính giải trí mà còn tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của bản thân.
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “.
Gợi ý
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực.  Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.
Đề bài: Nghị luận xã hội về lối sống sành điệu.
Bài làm
Khi cuộc sống đang ngày một tiện nghi và đầy đủ, thì nhu cầu “ăn no mặc ấm” của con người cũng dần chuyển sang thành “ăn ngon mặc đẹp”. Vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ thay vì chỉ tiêu một khoản vừa đủ cho bản thân, đã dốc nhiều tiền vào các thú ăn chơi, mua sắm để cho bản thân mình trở nên sành điệu. Tuy nhiên, liệu các bạn đã thực sự là một người sành điệu?
Vậy trước hết, sành điệu là gì? Đó là một cách nói thông dụng của nhiều bạn trẻ, để chỉ những người biết cách ăn mặc đẹp thông qua việc phối hợp các loại trang phục đắt tiền, có thương hiệu với nhau, ăn chơi ở những tụ điểm nổi tiếng. Nếu chỉ là vậy thì các bạn mới hiểu một phần khái niệm của nó. Để là một người sành điệu, bản thân bạn cũng cần có một lượng kiến thức rộng về thời trang nghệ thuật. Không nhất thiết bạn phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua những bộ quần áo, túi xách  đắt tiền. Thay vào đó, những món đồ đơn giản, nhưng bằng kiến thức và con mắt thẩm mĩ của mình, bạn có thể sáng tạo, phối hợp để trông lạ mắt lại hợp với phong cách của bạn.
Sành điệu không có gì là sai cả. Ông cha ta xưa có câu: “Người đẹp vì lụa”. Khi bạn mặc đẹp và hợp với mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi ở đám đông. Ăn mặc đẹp cũng là một cách để bạn gây thiện cảm với người đối diện. Biết cách ăn mặc còn cho thấy bạn là một người có gu thẩm mĩ, thông minh và tinh tế trong cuộc sống.
Tuy nhiên, hiểu sai nghĩa của từ sành điệu khiến cho nhiều bạn trẻ bị tiêm nhiễm một lối sống thiếu lành mạnh. Các bạn cho rằng việc bản thân xăm mình, nhuộm tóc, hút thuốc,  là sành điệu hơn so với những người xung quanh. Nhưng thực chất, đó chỉ là cách để bạn chứng tỏ bản thân, nhưng lại theo một chiều hướng sai lệch. Nó khiến cho các bạn trở nên ăn chơi, đua đòi hơn trong mắt bạn bè và đặc biệt với các bậc phụ huynh. Thay vì cho rằng bạn là một người sành điệu, những người xung quanh lại cảm thấy bạn là một đứa trẻ hư hỏng, chỉ biết a dua, học đòi thói xấu. Việc mua sắm những bộ quần áo đắt tiền cũng khiến cho bạn phải chạy đua theo đồng tiền, trong khi bạn còn đang là học sinh và được bố mẹ chăm bẵm, chu cấp tiền ăn học. Vì vậy, điều này dễ nảy sinh đến vấn đề trộm cắp, ssp giật – một thói hư tật xấu vốn đnag bị phê phán và bài trừ.
Mặc lên người những bộ quần áo đắt tiền không đồng nghĩa với việc bạn sành điệu, biết cách ăn mặc. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, thay vì sống một cách hưởng thụ, bản thân mỗi chúng ta nên tự rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức. Dù thế nào thì, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – vẻ đẹp của tâm hồn và trí tuệ vẫn luôn được mọi người coi trọng hơn vẻ đẹp hình thức bên ngoài.
Đề bài: Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
Bài làm
Giống như đồng xu luôn có hai mặt trước và sau, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta cũng luôn có hai mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Trong đó, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác vốn đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay.
Thiện và ác vốn là hai khái niệm trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Cái ác vốn là những điều đấu xa, đen tối. Ngược lại, cái thiện lại là những điều tốt đẹp, trong sáng. Cái thiện và cái ác từ xưa đến nay vốn luôn đối đầu và đấu tranh để triệt tiêu nhau.
Người dân ta từ bao đời nay vẫn luôn đứng về phía cái thiện mà bảo vệ và đấu tranh. Ta có thể thấy rõ điều đó thông qua những câu chuyện dân gian xưa như truyện “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Cây khế”,  Mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng đều có những kết thúc có hậu: Người ở hiền ắt sẽ ặp lành còn những kẻ ác nhân ác nghĩa chắc chắn sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là một quan niệm sống rất đúng đắn bày tỏ khát vọng về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Tuy nhiên, cái thiện và cái ác vẫn cứ tòn tại song song và phát triển cùng nhau. Trong thiên nhiên hoang dã, bên cạnh những chú nai, chú thỏ hiefn lành vãn xuất hiện những con hổ, đại bang khát máu. Nhưng, nếu như triệt tiêu hẳn một loài thì hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng, thậm chí chính nhũng chú thỏ, chú nai kia cũng khó có thể tồn tại và phát triển. Cái thiện và cái ác cũng vậy. Dù đối đầu nhau, nhưng thực chất trong cuộc đấu tranh này, chính cái ác đnag tạo thế cân bằng cho cái thiện, giúp cái thiện phát huy những mặt vốn có và ngược lại.
Thực tế, ngay trong mỗi một con người vẫn luôn tồn tại hai thái cực: thiện và ác. Không một ai trong chúng ta có thể sống tốt hoàn toàn hay cực kì độc ác. Ở đâu đó trong bản thân mỗi người, vẫn còn hiện diện một nửa kia. Đơn giản như trong một giờ kiểm tra, gặp mọt bài toán khó hay có một câu chưa học thuộc lòng, lúc đó bạn có nảy sinh ý nghĩ sẽ giở sách hay chép bài bạn không? Dù chỉ là trong suy nghĩ, nhưng nó cũng chứng tỏ rằng bên trong bạn, mặt xấu cũng đnag tồn tại, nhưng quan trọng là nhận thức có giúp bạn chiến thăng được nó hay không thôi.
Sự tồn tại của thiện – ác giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, từ đó có sự chuẩn bị vững vàng để không làm bản thân bị cái ác chi phối. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có sự lựa chọng đúng đắn cho tương lai.
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Bài làm
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó.
“Hiền tài” ở đây là nói đến những con người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” chính là lời khẳng định: Căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp và chúng ta cần phải biết tìm và trân trọng họ.
Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao cuộc chiến tranh ngoại xâm, nhiều người đã phải hi sinh và ngã xuống. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, không chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, mà trong đó còn có sự đóng góp không nhỏ của những con người tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nước.
Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Vì vậy, dù trong hòan cảnh nào thì những nhân tài vẫn luôn cần được trân trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách trọng dụng người tài để họ có cơ hội được phát triển bản thân, cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực,  đều được chính phủ trợ cấp chí phí sinh hoạt và học tập ở nước ngoài để mai này phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, những cải cách giáo dục luôn được đưa ra để phù hợp với từng thời kì phát triển. Các trường học được xây dựng tạo điều kiện cho trẻ em mọi vùng miền đều có cơ hội học tập, các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đưa ra, những quỹ học bổng dành cho những em có thành tích cao trong học tập cũng được xây dựng và duy trì
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Đây là hiện tượng một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ  hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trjang này diễn ra đnag làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữ nước ta với các cường quốc. Không những thế, tình trạng “chảy máu chất xám” đòi hỏi chính phủ phải cấp một khoản tiền không nhỏ để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài cũng như chi phí cho việc mua máy móc, thiết bị nước ngoài trong khi bản thân quốc gia có rất nhiều người tài giỏi hoàn toản có thể thiết kế, tạo ra nhwuxng máy móc, công nghiệ hiện đại,  phục vụ cho kinh té, xã hội Điều này chứng tỏ những chính sách đãi ngộ của ta hiện vẫn còn nhiều bất cập cần được xem xét, khắc phục. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế khá giả, nhiều bạn trẻ quen thói dựa dẫm, ỷ lại gia đình mà không có chí tiến thủ. Thay vì học tập, các bạn lại sa đà vào thói ăn chơi hưởng thụ xa hoa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới tương lai của các bạn mà còn tác động xấu tới sự phát triển của đất nước.
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để mai này phát huy tài năng, góp phần phát triển đất nước, như Mặc Tự đã từng nói: “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh”.
Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng nhân ái.
Bài làm
Steve Godier đã từng nói: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Từ xưa lòng nhân ái đã được xem như là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Và hiện nay, truyền thống đó vẫn được tồn tại và phát triển.
Vậy nhân ái là gì? Nếu phân tích nghĩa của từng từ thì “nhân” có nghĩa là “người”, “ái” có nghĩa là yêu. Như vậy “nhân ái” ở đây nói đến tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có ý vụ lợi, không mong muốn được nhận lại điều gì từ người kia.
Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cả thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, long nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Ông cha ta cũng đã đúc kết chúng thành những câu thành ngữ, tục ngữ như một bài học để răn dạy và nhắc nhở con cháu sau này như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người như thể thương thân”,  Trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết cho dân tộc, đem đến những thắng lợi cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương, đất nước. Ngày nay, lòng nhân ái còn được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn. Người già không nơi nướng tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ,  thực sự cần mji người dành sự qua tâm tâm đặc biệt. Hàng năm, bão lũ triền mien kéo theo nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, thực sự thật khó để họ có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Lòng nhân ái không chỉ giúp cho họ khắc phục được phần nào khó khăn mà con khiến cho trái tim ta được rộng mở hơn.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người có thái độ sống vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ không quan tâm đến những người xung quanh đang nghĩ gì hay cảm thấy thế nào. Họ không có sự cảm thông trước những nỗi đau của người khác. Đó là thái độ sống cần được lên án và phê phán gay gắt.
Lòng nhân ái khiến cho con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương nhau là một cách chúng ta làm giàu đẹp cho tâm hồn của chính bản thân mình.
Đề bài: Nghị luận xã hội về tính tự lập.
Bài làm
Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập.
Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”
Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.
Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không  Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy n

File đính kèm:

  • docxMOT_SO_BAI_VAN_NGHI_LUAN_XA_HOI_LOP_9.docx