Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 48: Bài thở về tiểu đội xe không kính - Năm học 2019-2020

 Tiết 48

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam, đi qua miền trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn trở thành một con đường huyền thoại làm nên chiến thắng hiển hách của dân tộc Việt Nam. Trên con đường huyền thoại ấy đã sinh ra một thế hệ những con người anh hùng. Bài học này sẽ giúp các em cảm nhận nét đẹp ở những người anh hùng ấy.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 48: Bài thở về tiểu đội xe không kính - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/ 2019
Ngày thực hiện: 9A1- 30/10 (tiết 48)- 
Điều chỉnh:.
TIẾT 48
Bài 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ hiện đại.	
Các phẩm chất và năng lực cần phát triển.
- Phẩm chất: 
+ Yêu mến trân trọng các tầng lớp cha anh đã có công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
+ Biết trân trọng các giá trị lịch sử đặc biệt là công lao của các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn khó khăn gian khổ mà anh dũng.
- Năng lực : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
1 Giáo viên: 
- Kế hoạch bài dạy.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, sách HDH Ngữ văn 9.
Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà và đọc những nội dung trong sách HDH Ngữ văn 9.
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
1. Phương pháp.
- Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, đọc sáng tạo, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật.
- Kỹ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc hợp tác, hỏi - trả lời.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết 48
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam, đi qua miền trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn trở thành một con đường huyền thoại làm nên chiến thắng hiển hách của dân tộc Việt Nam. Trên con đường huyền thoại ấy đã sinh ra một thế hệ những con người anh hùng. Bài học này sẽ giúp các em cảm nhận nét đẹp ở những người anh hùng ấy.
Hoạt động khởi động.
Gọi Hs đọc chú thích * SHDH/80
? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả bài thơ?
Gv: Khái quát thêm
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
Gv: Cung cấp thêm
Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
a. Tác giả:
*- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) 
- Ông là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
- Sống và làm việc trên tuyến đường Trường sơn
*- Nội dung thơ: vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: người lính, những cô gái TNXP.
-TPTB: Trường sơn đông, trường sơn tây, gửi em cô gái thanh niên xung phong.
- Phong cách: giọng điệu trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ ra đời năm 1969 và in trong tập Vầng trăng quầng lửa.
- Nằm trong chùm thơ được giải của báo Văn Nghệ 1969-1970.
Gv hướng dẫn cách đọc: giọng tự nhiên có vẻ ngang tàng, sôi nổi.
Gv: Đọc khổ thơ đầu sau đó gọi Hs đọc 
- Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào
-Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
GV bổ sung: phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
* Thảo luận nhóm đôi: (2p)
? Trong bài thơ có những hình ảnh nào được tác giả nhắc đến nhiều?
- Hình ảnh xe không kính.
- Hình ảnh người lái xe.
 GV: văn bản này chúng ta sẽ không chia ra từng phần mà chia theo hình ảnh thơ:
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính.
+ Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
c. Đọc 
d. tìm hiểu từ khó
e. Cấu trúc văn bản.
- 2 nội dung chính:
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính.
+ Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
Bài thơ là một khúc ca của những người chiến sĩ dũng cảm trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
? Trước khi phân tích em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ?
GV: bài thơ có một nhan đề khá dài tưởng chừng như không có chỗ thừa nhưng chính nhan đề lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh toàn bài. Những chiếc xe không có kính, hình ảnh là một sự phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự gắn bó, am hiểu của nhà thơ về hiện thực chiến tranh trên tuyến đường trường sơn.
? Nhưng vì sao tác giả lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ”. Nếu bỏ đi 2 từ ấy thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi gì ko ?
HS: Tl
TG PTD đã từng nói về nhan đề bài thơ: “ tôi phải thêm “bài thơ về” để báo trước cho mọi người biết là tôi viết thơ chứ không phải khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ đặc văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung.”
? Tìm những câu thơ tác giả tả những chiếc xe không kính? Những chiếc xe đó được miêu tả như thế nào?
GV: ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực, lẽ thường để đảm bảo an toàn tính mạng con người, cho hàng hóa nhất là trong địa hình hiểm trở trường sơn thì xe phải có kính mới đúng. ấy thế mà chuyện xe không kính lại là một thực tế, những chiếc xe không kính rồi lại không đèn, không mui ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến.
? Tác giả giải thích vì sao xe không có kính?
+ Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy: 
Không có kính không phải vì xe khôg có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”
Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó ngày càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của dịch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Bom đạn chiến tranh làm cho những chiếc xe thêm trần trụi hơn
? Hình ảnh xe không có kính băng đi độc đáo ở những chỗ nào?
- Hình ảnh chiếc xe trong thơ PTD khác hình ảnh những chiếc xe trong thơ cổ. Trong thơ cổ, chiếc xe được “lãng mạn hoá, mang ý tương trưng”
- Xe của PTD là hình ảnh hiện thực đến trần trụi.
- Nguyên nhân được giải thích cũng rất thực: bom.
?Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở những câu thơ trên.
HS: tl
Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói bình thường hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
? Thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính em thấy được điều gì về hiện thực cuộc chiến tranh?
Gv: Những chiếc xe như vậy vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra đụơc và đưa nó vào thơ thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. Hơn nữa, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh ngưới lái xe. 
 Hình ảnh những chiếc xe không kính đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
2. Tìm hiểu văn bản. 
a. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
*Nhan đề: Lạ, độc đáo, thể hiện 
cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
“Không có kính, rồi xe không có đèn.
Không có mui xe, thùng xe có xước.
-Xe không: kính, đèn, mui.” 
=> Vì: bom giật, bom rung
-NT: Tả thực, điệp ngữ, liệt kê, giọng thản nhiên, lời thơ mang tính khẩu ngữ, hình ảnh độc đáo.
=> Đoàn xe trần trụi, biến dạng, gợi sự tàn phá khốc liệt của hiện thực chiến tranh.
GV. Hướng dẫn HS làm BT 1-2 ở nhà
- HS thực hiện ở nhà.
-HS. Nộp sản phẩm cho ban học tập.
D. Hoạt động vận dụng.
GV. Hướng dẫn HS tự học theo năng lực
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
V. Củng cố, dặn dò: 
- Đọc lại văn bản và nắm chắc nội dung của bài. Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc trước bài “ Đoàn thuyền đánh cá”
VI. Kiểm tra đánh giá
Viết đoạn văn ngắn khoảng 1 trang giấy về tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Thúy kiều.
VII. Những ghi chép trên lớp.
- Đánh giá học sinh:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............
- Những nội dung cần điều chỉnh:
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày  tháng năm 2019
Bùi Thị Hoài

File đính kèm:

  • docxtiet 48 bai 10 bai tho ve tieu doi xe khong kinh_12697658.docx