Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 108+109: Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Vân

Hoạt động 1. Tìm hiểu chung.

+ GV giới thiệu 3 người: La Phông- ten, Buy-phông, Hi-pô-clít Ten.

+ Cho HS đọc bài thơ ở phần đọc thêm, cho HS biết đó là bài thơ được lấy làm dẫn chứng trong văn bản này.

+ Cho HS đọc văn bản, giới thiệu thể loại.

- Hãy chỉ ra bố cục 2 phần của bài văn và đặt tiêu đề cho từng phần.

+ Nhận xét cách xác định bố cục của HS, thống nhất bố cục 2 phần và tiêu đề.

- Hãy đối chiếu các phần để nhận ra cách lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản.

1. Tìm hiểu hình tượng con cừu và sói trong những dòng viết của Buy-phông.

+ Y/c HS đọc lại đoạn 1

- Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài sói như thế nào?

+ Đưa bảng phụ để đối chiếu với câu trả lời của HS.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 108+109: Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/02/2020
Ngày dạy: 13/02/2020
Tiết 108,109: Văn học
CHÓ SÓI VÀ CỪU NON
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNGTEN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Soạn bài, ghi bảng phụ 
2. Trò: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN là gì? Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thanh niên VN cần phải làm gì?
- Vì sao việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
H/ đ và dự kiến trả lời của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung.
+ GV giới thiệu 3 người: La Phông- ten, Buy-phông, Hi-pô-clít Ten.
+ Cho HS đọc bài thơ ở phần đọc thêm, cho HS biết đó là bài thơ được lấy làm dẫn chứng trong văn bản này.
+ Cho HS đọc văn bản, giới thiệu thể loại.
- Hãy chỉ ra bố cục 2 phần của bài văn và đặt tiêu đề cho từng phần..
+ Nhận xét cách xác định bố cục của HS, thống nhất bố cục 2 phần và tiêu đề.
- Hãy đối chiếu các phần để nhận ra cách lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu hình tượng con cừu và sói trong những dòng viết của Buy-phông.
+ Y/c HS đọc lại đoạn 1
- Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài sói như thế nào?
+ Đưa bảng phụ để đối chiếu với câu trả lời của HS.
- Những nhận xét đó căn cứ vào đâu và có đúng không?
- Tại sao ông không nói đến “ sự thân thương” của loài cừu và “ nỗi bất hạnh” của loài sói?
- Có nhận xét gì về cách viết của nhà khoa học?
2.Tìm hiểu hình tượng cừu và sói trong thơ La Phông-ten
+ Y/c HS đọc đoạn 2.
- Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài thơ ngụ ngôn, nhà thơ lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
+ Đưa bảng phụ đối chiếu hai cách viết về cùng một đặc điểm.
- Đọc đoạn thơ ta hiểu thêm gì về loài cừu, ta có cảm xúc gì?
- Con sói trong thơ có gì giống và có gì khác con sói mà nhà khoa học viết?
- Theo em, con chó sói trong bài là con vật đáng thương hay đáng ghét? vì sao?
- Vậy Ten cho rằng, La Phông Ten "dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc" về hình tượng chó sói đúng hay sai? vì sao?
*Trong thơ La Phông Ten, nhiều bài có nhân vật chó sói: Chó sói và chó nhà, Chó sói và cò, Chó sói trở thành gã chăn cừu...
- Tại sao cũng là cừu và chó sói, hai người lại có hai nhận xét khác nhau?Hình tượng nào mang tính khách quan? hình tượng nào mang tính chủ quan của người viết?
- Đặt hình tượng con cừu và con chó sói của LPTen cạnh con cừu và con chó sói của BPhông nhằm mục đích gì? 
- Từ văn bản, em hãy chỉ ra đặc trưng cơ bản của sáng tác nghệ thuật?
+ GV lấy thêm ví dụ để giảng ý này
Hoạt động . H/d tổng kết
+ Y/c HS đọc ghi nhớ.
+ HS đọc chú thích về 3 người này
+ Đọc bài thơ ở phần đọc thêm.
+ Nghe giới thiêu về thể loại, phân biệt được cơ bản nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
+ HS tìm bố cục:
(1). Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của Buy- phông và của La Phông- ten. (Từ đầu...tốt bụng như thế)
(2). Hình tượng con sói dưới ngòi bút của Buy- phông và của La Phông- ten (Còn lại)
+ HS đối chiếu, phát biểu: 
. Cách lập luận: nhằm làm nổi bật hình tượng hai con vật này, t/g đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh. Đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La Phông ten- dưới ngòi bút của B- La Phông ten.
+ Khác nhau: Khi bàn về con cừu, tg thay bước 1 bằng trích đoạn thơ nên sinh động hơn.
+ Đọc lại đoạn 1.
+ HS đọc các câu nhận xét của Buy-phông: 
. Cừu: ngu ngốc và sợ sệt, đần độn, ở đâu là đứng nguyên tại đấy, đứng lì ra...
. Sói: thù ghét mọi sự kết bạn, khi tấn công con vật lớn thì chinh chiến ồn ào ầm ĩ, la hú khủng khiếp, xong rồi thì lặng lẽ và cô đơn, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rơn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư 
hỏng, thật đáng ghét...
- Nhận xét đúng, căn cứ vào đặc tính cơ bản của chúng.
- Vì không phải chỉ ở loài cừu mới có, không phải là nét cơ bản của loài sói ở mọi lúc, mọi nơi. Với nhà khoa học, con vật không có tâm hồn.
- Bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học nêu chính xác những đặc tính cơ bản của chúng.
- Dựa vào đặc tính vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, kêu rên, van xin tội nghiệp.
- Sáng tạo: như một con người nhỏ bé bất hanh, đáng thương: nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng.
- Ta động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế.
- Xấu xa, độc ác như loài sói nói chung, nhưng nhà thơ còn thấy ở nó sự khốn khổ, cô độc, ngu ngốc.
- Đáng ghét vì: gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu
- Nhận định của Ten về hình tượng chó sói là đúng vì ông bao quát tất cả những bài ấy chứ không phải chỉ bài Chó sói và cừu non. (Nhận định này sẽ không chính xác khi chỉ dựa vào bài Chó sói và cừu non. )
- Hình tượng của La Phông Ten mang dấu ấn chủ quan của người viết.
- So sánh hai hình tượng (chó sói, cừu) của nhà khoa học và nhà thơ.
 Để làm nổi bật đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật là: Thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ riêng của tác giả, mang tính chủ quan của người sáng tác
+ HS dựa vào ghi nhớ để rút ra kết luận
+ HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
H. Ten là một triết gia người Pháp.
2. Văn bản.
- Thể loại: nghị luận văn chương.
- Bố cục: 2 phần.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học.
- Loài cừu và loài sói nói chung.
- Bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học nêu chính xác những đặc tính cơ bản của chúng.
2. Hình tượng cừu và sói trong thơ Là Phông –ten
- Vẫn miêu tả trên những đặc điểm vốn có
- Được nhân hoá
- Là một con cừu cụ thể, nhỏ bé, bất hạnh, đáng thương.
- Là con sói độc ác nhưng cô độc, đói khát.
-> So sánh để rút ra đặc trưng của nghệ thuật: mang tính chủ quan của người sáng tác.
III. Tổng kết
Ghi nhớ sgk
4. Củng cố: HS đọc lại 2 đoạn văn tả cừu, sói.
5. Dặn dò: Học bài. Lấy tựa đề: “Con mèo và con chuột dưới ngòi bút của nhà sinh vật học và nhà văn”, hãy viết một bài văn.
Buy-phông:
La phông Ten
 Cừu: ngu ngốc và sợ sệt, đần độn, ở đâu là đứng nguyên tại đấy, đứng lì ra...
 Sói: thù ghét mọi sự kết bạn, khi tấn công con vật lớn thì chinh chiến ồn ào ầm ĩ, la hú khủng khiếp, xong rồi thì lặng lẽ và cô đơn, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rơn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư 
hỏng, thật đáng ghét...
Cừu:
. Tội nghiệp, buồn rầu và dịu dàng làm sao! 
. Con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cảm đám đông cừu kia, rồi dứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong
=> (bất hạnh, đáng thương, nhẫn nhục)
 Sói: 
. Đó là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Bộ mặt lấm lét và lo lắng, cơ thể gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi, là một gã vô lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn.
 . Độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đây nhưng thương bị mắc mưu nhiều hơn. Những tật xấu của chó sói làm do nói vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ
=> (khốn khổ, cô độc, ngu ngốc)
- Loài cừu và loài sói nói chung.
- Nêu chính xác những đặc tính cơ bản.
- Là một con cừu cụ thể, nhỏ bé, hiền lành, tốt bụng. tội nghiệp, đối mặt với chó sói, 
- Là con sói độc ác nhưng cô độc, đói khát.
=> So sánh để rút ra đặc trưng của nghệ thuật: mang tính chủ quan của người sáng tác.

File đính kèm:

  • docBai 21 Cho soi va cuu trong tho ngu ngon cua La Phongten_12785292.doc