Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 24

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

 1. Kiến thức:

 - Văn bản thuyết minh và một số phương pháp thuyết minh thường dùng.

 - Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng.

 - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi nói, viết bài thuyết minh.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh thêm yêu, tự hào cảnh đẹp quê hương đất nước.

 - Lồng ghép giáo dục môi trường sống: giữ gìn bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

4. Năng lực cần hình thành cho HS:

- Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp.

- Sáng tạo trong tạo lập văn bản, vận dụng giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống

III. Chuẩn bị :

*Thầy:

+ Sưu tầm văn bản thuyết minh về Hạ Long( không sử dụng biện pháp nghệ thuật)

 + Tranh ảnh về Hạ Long.

* Trò: Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu trong SGK

IV. Tổ chức dạy và học:

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ: 5'

 Khi giao tiếp muốn người nghe hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề ta cần chú ý điều gì? 3. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

doc83 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thế giới, giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập. Tên tuổi của Người đã đi vào lịch sử cách mạng thế giới như là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỷ XX. Năm 1990, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Người danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới.
Lưu ý: HS có thể trình bày ngắn gọn hơn và cần kèm theo hình ảnh, clip minh họa.
*HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
Thời gian: 50’
Phương pháp tích cực: Hoạt động nhóm,cặp đôi, cá nhân, dạy học dự án
Kĩ thuật: động não, các mảnh ghép, 321
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển
+ Giao nhiệm vụ:
 Các nhóm 2,3,4 thống nhất nội dung thảo luận. 
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức
+ Thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, thống nhất trong nhóm.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện.
- Nghe, lưu sản phẩm.
II. Kể chuyện về Bác Hồ.
- Kể được những mẩu chuyện về Bác để làm nổi bật phong cách sống giản dị mà thanh cao của Bác.
III.Đóng tiểu phẩm về Bác. 
 HS tùy chọn một tiểu phẩm để diễn xuất.
Yêu cầu chung: nội dung tiểu phẩm phải có ý nghĩa, có tính giáo dục cao, diễn xuất thành công và thể hiện được lòng kính yêu, sự ngợi ca đối với Bác.
IV. Hùng biện: Thế hệ trẻ Việt Nam với việc hình thành phong cách sống của bản thân.
 Yêu cầu chung:
+ Phong cách tự tin, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
+ Về nội dung:
 - Cần khẳng định được hình thành phong cách sống đẹp là việc nên làm của thế hệ trẻ Việt Nam.
Hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang tích cực học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 - Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta phải tích cực học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, kĩ năng để trở thành những con người thực sự năng động sáng tạo đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; hình thành cho bản thân một phong cách sống hiện đại mà vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
*HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
Thời gian: (Có thể làm ở nhà)
Phương pháp tích cực: Hoạt động cá nhân
Kĩ thuật: động não
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển
+ Giao nhiệm vụ: HS viết báo cáo: Những điều em thu nhận được sau hoạt động trải nghiệm này?
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, chốt kiến thức
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân
+
 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ.
-Lưu sản phẩm.
- Những điều HS thu nhận được sau hoạt động trải nghiệm.
- Phát huy năng lực tự học, sáng tạo.
*HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Thời gian: (Có thể làm ở nhà)
Phương pháp tích cực: Hoạt động cá nhân, nhóm, hoạt động với cộng đồng.
Kĩ thuật: động não
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt, năng lực cần phát triển
+ Giao nhiệm vụ: 
Tiếp tục sưu tầm tư liệu về Bác. Ghi lại những bài học em có thể thu nhận được từ phong cách sống và làm việc của người.
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân, chia sẻ với người thân, bạn bè
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ , lưu sản phẩm.
-Tư liệu về Bác. 
-Những bài học em có thể thu nhận được từ phong cách sống và làm việc của người.
Đánh giá hoạt động
Sau mỗi nội dung, yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá, phản biện tích cực.
 - Ban giám khảo cho điểm số đánh giá kết quả của từng nhóm. (Khuyến khích các nhóm có nhiều sáng tạo)
 - Thư kí công bố kết quả.
 - Trao giải thưởng (mời GV)
Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (5’)
- Hoàn thiện các bài tập, nắm vững nội dung các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:“Tuyên bố thế giới về sự sống còn và quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”( Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi, tìm hiểu thêm về các quyền của trẻ em)
Ngày soạn:
Dạy
Ngày
Tiết
Lớp
9
Tuần 3:
Tiết 11,12: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
 - Thấy được đặc điểm hình thức văn bản.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục về quyền trẻ em, ý thức trách nhiệm về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
4. Năng lực cần hình thành cho HS:
- Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, phân tích.
- Sáng tạo, vận dụng giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống 
II.Trọng tâm:
 1. Kiến thức:
	 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
	 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
 2. Kĩ năng. 
 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
 - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục về quyền trẻ em, ý thức trách nhiệm về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
4. Năng lực cần hình thành cho HS:
- Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, phân tích.
- Sáng tạo, vận dụng giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống 
III. Chuẩn bị:
+Thầy:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 -Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, giảng bình...
+ Trò: Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, phiếu học tập.
IV. Tổ chức dạy và học:
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 5'
1,Chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
2, Để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình chúng ta phải làm gì?
3. Tổ chức dạy và học bài mới: 
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Thời gian : 1 phút
 - Mục tiêu :Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp  : Thuyết trình
 - Kĩ thuật : Động não
* Giới thiệu vào bài: 
 Trẻ em - những mầm non tương lai đã và đang được toàn thể cộng đồng quan tâm. Trên thực tế quyền trẻ em được thực hiện như thế nào? Có những thách thức và cơ hội gì gặp phải trong việc thực hiện các quyền đó? Qua bài " Tuyên bố thế giới..." phần nào ta có thể hiểu được điều đó.
- Lắng nghe, suy nghĩ
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới.
*Hoạt động 2: Tri giác
 - Thời gian dự kiến: 10 phút
 - Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
 - Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật : Động não, các mảnh ghép...
* HD tìm hiểu chung
I.Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
? Xuất xứ của tác phẩm?
- Gv kết luận chung.
- Cho trao đổi các chú thích 3,6,7 trong Sgk.
- Dựa vào chú thích để giới thiệu.
- Nghe, ghi chép.
- Trao đổi theo bàn.
1. Chú thích .
* Xuất xứ văn bản:
- Trích từ "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" trong " Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em"
* Từ khó (Sgk).
- Gv hd đọc : chậm , rõ.
- Cho Hs đọc .	
- Nhận xét về cách đọc của HS.
- Nghe.
- Đọc theo hướng dẫn.
- Nghe.
2. Đọc
- Trao đổi theo nhóm bàn (3’) các nội dung sau : 
+ Phương thức biểu đạt chính .
+ Kiểu văn bản .
+ Bố cục.
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét, kết luận chung:
- Đoạn 1,2: Khẳng định quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, lí do bản tuyên bố.
- 15 đoạn còn lại được chia làm 3 phần
- Trao đổi theo bàn để tìm.
- Trình bày kết quả.
- Nghe, ghi chép.
3. Kiểu loại VB:
* Kiểu văn bản nhật dụng.
4. Phương thức bỉểu đạt
-Nghị luận chính trị, xã hội.
5. Bố cục
* Bố cục : 4 phần.
- Phần mở đầu.
- Phần “Sự thách thức” nêu những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực...
- Phần cơ hội: khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em
- Phần nhiệm vụ: xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc và và cả cộng đồng quốc tế cần làm...
* Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa 
 - Thời gian dự kiến : 59 phút
 - Mục tiêu : Hiểu được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
 - Phương pháp  : Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, hoạt động nhóm 
 - Kĩ thuật : Dạy học theo góc, các mảnh ghép. 
II. Phân tích
II. Phân tích
II. Phân tích
- Cho HS đọc phần 1 và tìm nội dung.
? Xác định câu chủ đề của phần VB này? 
? Em biết gì về tình hình thế giới từ thập niên 90 thế kỷ trước cho đến nay?
? Trẻ em trên thế giới được quan tâm như thế nào?
? Việc làm đó thể hiện điều gì?
? Trẻ em trên thế giới có những đặc điểm gì? Phải được hưởng những quyền lợi gì? Bản thân em có như vậy không?
GV bình: Những con số, số liệu cụ thể là những minh chứng sinh động cho chúng ta thấy được hiểm họa đối với trẻ em thế giới. Đó là nguy cơ thách thức đối với toàn nhân loại.
- Cho đọc phần 2, tìm hiểu các chú thích.
? Nêu những thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới gặp phải?
? Các nguyên nhân trên gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống trẻ em?
? Em biết gì về tình hình đời sống trẻ em trên thế giới và nước ta hiện nay?
- Giáo viên đưa các tranh ảnh số liệu về trẻ em trên thế giới.
( Hết tiết 11, chuyển tiết 12)
? Tóm tắt những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em ?
- Giáo viên có thể dùng những tranh ảnh minh hoạ.
? Em có đánh giá gì về những cơ hội trên?
? Ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng trẻ em có cơ hội được quan tâm chăm sóc như thế nào?
- Gọi HS đọc phần 4 và trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: 
? Những nhiệm vụ nào được tác giả đưa ra?
? Em có nhận xét gì về tính chất của các nhiệm vụ đã nêu? Phân tích mối quan hệ chặt chẽ, tự nhiên giữa các phần trong VB ?
® Có tính chất toàn diện không chỉ là nhiệm vụ của từng nước mà là của cả thế giới, không chỉ trẻ em nước giàu mà cả trẻ em nước nghèo.
- Gv kết luận chung: Bản thân các tiêu đề đã nêu tính chặt chẽ hợp lí của văn bản.
Phần 2 nêu nhận thức(những nhức nhối về cuộc sống của trẻ em). Đây là những nguy cơ bức xúc của toàn nhân loại.
- Phần 3 nêu việc các quốc gia đoàn kết lại, cộng đồng quốc tế có ý thức cao về vấn đề này để sự đoàn kết, hợp tác có hiệu quả rõ rệt
- Phần 4 đề ra những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.
- Đọc 
- Trả lời .
- Trả lời theo hiểu biết.
- Trao đổi theo nhóm bàn. Đại diện trả lời.
- Tự liên hệ.
- Nghe.
- Theo dõi phần 2, trả lời.
- Phát hiện trả lời.
- Nêu theo hiểu biết.
- Nghe, quan sát.
- Dựa vào Sgk phần 3 nêu.
- Quan sát.
- Thảo luận, trả lời.
- Dựa vào thực tế để nêu.
- Đọc phần 4. 
- Trao đổi - đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
- Nghe, ghi chép.
1.Phần 1 	
- Khẳng định quyền được sống, được phát triển của trẻ em và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.
2. Phần 2 - Sự thách thức
- Vô số trẻ em bị phó mặc cho những hiểm họa: Bất ổn chính trị, đói nghèo, thất học, bệnh tật, vô gia cư...
® cuộc sống khổ cực .	
3. Phần 3 - Cơ hội
- Công ước quyền trẻ em được hưởng ứng.
- Sự hợp tác quốc tế.
® Là những cơ hội khả quan đảm bảo cho công ước thực hiện.
4. Phần 4 - Nhiệm vụ 
- Chăm sóc trẻ em tàn tật khó khăn.
 - Bảo vệ bà mẹ trẻ em và bình đẳng giới tăng vai trò phụ nữ.
- Phổ cập giáo dục.
- Chú ý bảo vệ sức khoẻ sinh sản và gia đình.
- Khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động xã hội.
- Phát triển kinh tế, giảm nợ nước ngoài ..
- Các nước nỗ lực và phối hợp với nhau.
	* Hoạt động 4:Đánh giá, khái quát
 - Thời gian dự kiến: 4 phút
 - Mục tiêu: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn trải bàn.
* HD tổng kết:	
? Văn bản trên đã giúp em nhận thức được những vấn đề gì? (tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em).
? Tất cả những nhiệm vụ trên có khả năng thực hiện và điều kiện thực hiện được toàn bộ hay bộ phận không? (Tích hợp với văn bản: Đấu tranh vì 1 thế giới hòa bình).
- Gv nhận xét , cho điểm.
III. Tổng kết
- Thảo luận
- Trả lời.
- Suy nghĩ trả lời
- Nghe.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (Sgk/).
* Hoạt động 5: Luyện tập
 - Thời gian dự kiến: 2 phút
 - Mục tiêu: Củng cố được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Phương pháp : Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Động não, các mảnh ghép.
* HD luyện tập:
- Cho thảo luận nhóm: 
IV. Luyện tập 
- Thảo luận, trình bày.
- Nhận xét chéo 
IV. Luyện tập .
? Phát biểu ý kiến về sự quan tâm chăm sóc của Đảng và chính quyền nói chung và của chính quyền địa phương em nói riêng đối với trẻ em?
? Để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc ấy em phải làm gì?
4. Củng cố: 3'
	? Suy nghĩ của em sau khi học văn bản trên?
5. HDVN: 2'- Đọc lại văn bản, học thuộc ghi . Hoàn chỉnh bài luyện tập vào vở
	 - Chuẩn bị bài : Các phương châm hội thoại ( Đọc các ví dụ, trả lời câu hỏi)
Ngày soạn:
Dạy
Ngày
Tiết
Lớp
9
	Tiết 13: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI(tiếp)
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
 2. Kĩ năng. 
 - Có khả năng lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
 - Phân tích được nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh lễ phép, tôn trọng người giao tiếp.
 II. Trọng tâm 
 1. Kiến thức:
 - Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 2. Kĩ năng. 
 - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
 - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh lễ phép, tôn trọng người giao tiếp.
4. Năng lực cần hình thành cho HS:
- Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp.
- Sáng tạo, vận dụng giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống
II. Chuẩn bị:
+Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
 Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quy nạp...
+ Trò: Đọc trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi, phiếu học tập.
III.Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức	
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
	- Vẽ sơ đồ các phương châm hội thoại đã học.
	- Hãy đưa ra tình huống giao tiếp vi phạm phương châm hội thoại và đó là 
	phương châm hội thoại nào?
3. Tiến trình dạy bài mới:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt
 *Hoạt động 1. Tạo tâm thế
- Thời gian: 2'
- Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài mới.
- Phương pháp:Thuyết trình
- Kĩ thuật: Động não
 Ở các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về các phương châm hội thoại. Tuy nhiên trong thực tế, việc lựa chọn các phương châm hội thoại còn phụ thuộc vào tình huống, quan hệ giao tiếp; đôi khi còn phải cố tình vi phạm phương châm hội thoại để ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn. Cụ thể điều đó như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
- Lắng nghe, suy nghĩ
- Học sinh có hứng thú tiếp thu bài mới.
* Hoạt động 2,3,4: Tri giác; phân tích, cắt nghĩa; đánh giá, khái quát:
- Thời gian: 16'
- Mục tiêu: Thấy được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn.
* HD tìm hiểu: Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tính huống giao tiếp.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn tìm hiểu truyện cười.
? Nhân vật chàng rể có tuân thủ p/châm hội thoại? Vì sao? (Có người nói có những chàng rất lịch sự? Theo em đúng hay sai?)
? Câu hỏi ấy được sử dụng có đúng lúc không? Tại sao? 
? Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong gtiếp?
- Gv kết luận.
? Tìm những tình huống tương tự, lời chào hỏi tương tự được dùng một cách thích hợp, đảm bảo p/châm lịch sự ?
- Gv nhận xét , cho điểm.
I.Quan hệ giữa phương châm ...
- Các nhóm đọc, thảo luận câu hỏi.
- Trình bày kết quả .
- Nhận xét các nhóm.
- Rút ra nội dung ghi nhớ
- Nghe, ghi chép.
- Cá nhân tìm.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tính huống giao tiếp.
1.Xét ngữ liệu:
 *VD /Sgk
 Tình huống này, gây phiền hà không phải là lịch sự.
® Không tuân thủ phương châm lịch sự.
2. Bài học:Sgk
- Khi giao tiếp không những phải tuân thủ phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: nói với ai? nói khi nào? nói ở đâu? mục đích gì? 
* HD tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Giáo viên đưa lên bảng phụ 5 ví dụ về 5 phương châm hội thoại đã học, gọi học sinh đọc.
? Trong những tình huống trên, tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- Giáo viên đưa lên bảng phụ đoạn đối thoại trong sách giáo khoa trang 37. Cho HS thảo luận:
? Theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng đúng thông tin như An mong muốn không?
? Ba đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
? Vì sao Ba lại vi phạm phương châm này?
- Vi phạm phương châm về lượng. Do không biết chiếc máy bay đầu tiên... được chế tạo từ năm nào.
? Khi bác sỹ nói với 1 người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
- Không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mình không tin là đúng.
? Vì sao bác sỹ phải làm như vậy? 
- Việc làm nhân đạo cần thiết vì nhờ đó bệnh nhân thêm lạc quan...
? Tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ ?
 VD: Người chiến sĩ khi sa vào tay giặc không thể tuân thủ phương châm về chất mà khai hết những gì mình biết về đồng đội
+Khi nhận xét hình thức, tuổi tác người đối thoại...
? Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không?
? Phải hiểu ý nghĩa câu nói này như thế nào?
+Xét về nghĩa tường minh (hiển ngôn) thì câu này không tuân tủ phương châm về lượng(không cho một thông tin nào)
+Xét về nghĩa hàm ngôn thì câu này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
-Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người ,răn dạy chúng ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ...
? Như vậy việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ đâu?
- Nội dung bài học cần nắm?
II.Nhữngtrường hợp không tuân thủ 
- Quan sát, đọc.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc.
- Thảo luận theo nhóm bàn 
- Trình bày ý kiến.
- Nhận xét chéo giữa các nhóm.
- Suy nghĩ trả lời.
- Lấy ví dụ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Khái quát trả lời.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1.Xét ngữ liệu:
* Ví dụ:
+ Chỉ có 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại
+ Các phương châm còn lại: phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức đã vi phạm.
2. Bài học: Sgk
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ:
- Thiếu vốn sống
- Phải ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn .
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
* Hoạt động 5:Luyện tập: 
- Thời gian:18'
- Mục tiêu: Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.Hiểu nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam mau moi_12853369.doc
Giáo án liên quan