Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016

II. Nhận xét.

1. Ưu điểm:

- Nhìn chung đa số các em biết làm bài văn nghị luận, đúng thể loại.

- Nội dung: một số bài viết nêu luận điểm rõ ràng, sắp xếp hợp lý, các luận cứ thuyết phục, khá rõ ràng, phong phú

- Hình thức: Hầu hết đều đảm bảo bố cục chặt chẽ 3 phần, các phần đoạn được phân biệt rõ, kĩ năng tách đoạn có tiến bộ.

- Trình bày khoa học, một số bài chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa, rõ ràng.

Bài tốt: Hằng, Phượng, Ngọc Anh, Hiền (8B).

2. Nhược điểm.

- Một số bài viết chưa nắm vững phương pháp, xác định và xây dựng hệ thống luận điểm chưa đầy đủ, còn lộn xộn.

- Luận cứ còn thiếu thuyết phục, chưa thật sâu sắc, các dẫn chứng còn sơ sài, cách đưa dẫn chứng chưa thật khéo léo.

- Bố cục chưa chặt chẽ, chữ viết cẩu thả, còn mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt nhiều.

Bài chưa tốt: Quân, Đức Hân, Ngọc (8B)

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết: 119
 Ngày soạn: 28/03/2016
 Ngày dạy : 04/04/2016
Kiểm tra văn
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs ôn tập và củng cố những kiến thức văn học đã học ở học kì II lớp 8.
2. Kĩ năng: HS có thể rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài.
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: 
1. Giỏo viờn: ra đề, hướng dẫn học sinh ôn tập.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức về văn bản: cỏc tỏc phẩm thơ mới, thơ ca cỏch mạng, cỏc văn bản chớnh luận trung đại.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự (1 phút):
2. KTBC: Miễn
3. Bài mới: ( Đề và đáp án kèm theo )
Hoạt động 1: GV phỏt đề, nờu yờu cầu:
- Thời gian: 2 phỳt
 Hoạt động 2: Học sinh làm bài
- Thời gian: 40 phỳt
4. Củng cố: Hoạt động 3: Thu bài, nhận xột chung:- Thời gian: 2 phỳt
- Gv thu bài về chấm.
- Gv nhận xét ý thức giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phỳt)
- Hs về nhà ôn tập lại các văn bản đã học trong học kỳ II.
- Yêu cầu khi ôn tập phải nắm chắc được phần ghi nhớ.
- Tìm hiểu trước bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu.
Kớ duyệt ngày thỏng 4 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 31
Tiết: 121
 Ngày soạn: 31/03/2016
 Ngày dạy : 08/04/2016
Trả bài tập làm văn số 6
( Kiểm tra 15’)
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs thông qua tiết trả bài để tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của thể loại và nội dung của đề bài.
2. Kĩ năng: HS có thể hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác khắc phục sai lầm trong bài văn của mình. 
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Bài của HS đã chấm xong,thống kê điểm.
2. Học sinh: Lập dàn bài theo yêu cầu.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trrật tự:
2. KTBC: - Kiểm tra 15’ ( đề và đáp án kèm theo).
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tỡm hiểu đề:
- Thời gian: 10 phỳt
I. Đề bài:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
- Hs trình bày dàn bài .
- Gv chữa bài theo đề và đáp án tiết 103 - 104.
Hoạt động 2: Nhận xột, rỳt kinh nghiệm bài làm cho học sinh- Thời gian: 15 phỳt
II. Nhận xét.
1. Ưu điểm: 
- Nhìn chung đa số các em biết làm bài văn nghị luận, đúng thể loại.
- Nội dung: một số bài viết nêu luận điểm rõ ràng, sắp xếp hợp lý, các luận cứ thuyết phục, khá rõ ràng, phong phú
- Hình thức: Hầu hết đều đảm bảo bố cục chặt chẽ 3 phần, các phần đoạn được phân biệt rõ, kĩ năng tách đoạn có tiến bộ.
- Trình bày khoa học, một số bài chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa, rõ ràng.
Bài tốt: Hằng, Phượng, Ngọc Anh, Hiền (8B).
2. Nhược điểm.
- Một số bài viết chưa nắm vững phương pháp, xác định và xây dựng hệ thống luận điểm chưa đầy đủ, còn lộn xộn.
- Luận cứ còn thiếu thuyết phục, chưa thật sâu sắc, các dẫn chứng còn sơ sài, cách đưa dẫn chứng chưa thật khéo léo.
- Bố cục chưa chặt chẽ, chữ viết cẩu thả, còn mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt nhiều.
Bài chưa tốt: Quân, Đức Hân, Ngọc (8B)
- Gv nhận xét cụ thể theo trong nhóm bài làm.
- Hs đọc kĩ bài viết của mình.
3. Sửa lỗi:
- Chính tả: chí tuệ- trí tuệ, bổ xung- bổ sung
- Câu : Từ đó đã cho ta thấy-> thiếu chủ ngữ- Câu tục ngữ đã cho ta thấy .
- Từ: Chỉ học mà khụng biết lập luận – vận dụng.
	Liờn hệ với tư cỏch – Với tư cỏch
4.Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 3 phỳt
- Đọc bài, đoạn văn tốt.
- Hs nhận xét, giáo viên bình ngắn.
- Giáo viên lấy điểm vào sổ.
5.Hướng dẫn về nhà.
- Hs về đọc lại bài viết của mình và rút kinh nghiệm, mượn các bài khá về để đọc tham khảo.
- Tiếp tục ôn các kĩ năng viết bài nghị luận.
- Tỡm hiểu cỏch sử dụng yếu tố tự sự và miờu tả trong văn nghị luận, xem lại cỏch đưa yếu tố biểu cảm, đọc và trả lời trước cỏc cõu hỏi trong SGK/ 113,114
Kớ duyệt ngày thỏng 4 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 31
Tiết: 121
 Ngày soạn: 31/03/2016
 Ngày dạy : 08/04/2016
Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả 
trong văn nghị luận
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu sâu hơn về văn nghị luận, they được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận, nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: HS có thể vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức đưa những yếu tố tự sự, miêu tả vào văn bản nghị luận. 
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: sưu tầm thêm vd minh hoạ
2. Học sinh: Đọc bài, tìm vd
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự(1 phỳt):
2. KTBC (3 phỳt): - Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu yếu tố tự sự và miờu tả trong văn nghị luận.- Thời gian: 20 phỳt 
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc 2 ví dụ sgk.
- Hãy tìm các yếu tố tự sự ở phần a ? 
- Vì sao đoạn trích a có nhiều yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự ?
- Hãy tìm các yếu tố miêu tả ở phần b ? 
- Vì sao đoạn trích b có nhiều yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả?
- Nếu bỏ những yếu tố này thì đoạn văn sẽ ra sao ?
- Hs đọc.
- Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và cho biết tác dụng của những yếu tố đó ?
( Hs tìm, giáo viên nhận xét, bổ sung )
- Tại sao tác giả lại không kể cặn kẽ. đầy đủ hai câu chuyện này ?
- Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả cần chú ý những gì ? 
- HS đọc ghi nhớ.
I/ Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận.
1/ Ví dụ.
a/ Yếu tố tự sự là: vị chúa tỉnh ra lệnh ....hoặc đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra.
- Vì đoạn tự sự được sử dụng để làm nổi bật tội ác và sự bịp bợm của thực dân Pháp trong chế độ lính tình nguyện chứ không đơn thuần để kể chuyện. Tức là tự sự để nghị luận làm sáng tỏ luận điểm.
b/ Yếu tố miêu tả: tấp nập đàu quân, không ngần ngại ...đạn đã lên nòng sẵn.
- Vì miêu tả để làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự bịp bợm của thực dân Pháp chứ không chỉ miêu tả đơn thuần. Tức là miêu tả để nghị luận làm sáng tỏ luận điểm.
- Nếu bỏ yếu tố tự sự, miêu tả, đoạn văn nghị luận trở nên khô khan, mất sự sinh động, thuyết phục và hấp dẫn.
- Văn bản: Chàng Trăng và nàng Han.
- Những yêú tố miêu tả và tự sự: 
- Tác dụng: làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam.
- Tác giả kể vì mục đích nghị luận, do ít người biết được nội dung hai câu chuyện này, còn chuyện Thánh Gióng thì rất quen thuộc với mọi người.
- Khi đưa yếu tố tự sự, biểu cảm cần chú ý cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng được yêu cầu thật cần thiết giúp cho việc làm sáng tỏ luận điểm nghị luận.
2.Kết luận: Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian: 15 phỳt 
 II/ Luyện tập.
Bài 1.- Hs tìm các yếu tố miêu tả, tự sự, Gv nhận xét, bổ sung.
- Tác dụng: Khắc hoạ cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Vọng nguyệt” và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ, gợi sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc.
Bài 2.a/ Yếu tố miêu tả cần sử dụng trong bài: gợi lại vẻ đẹp của hoa sen trong đầm khi nở thể hiện trong bài ca dao.
b/ Yếu tố tự sự cần thiết phải sử dụng : kể một vài kỷ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen .. để thấy được vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm được thể hiện trong bài ca dao.
4.Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 3 phỳt
- Thế nào là yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận ?
- Cách đưa những yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản nghị luận ?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và nắm chắc phần ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập đã chữa vào vở bài tập.
- Làm tiếp bài tập 3, 4.
- Đọc và soạn bài “ Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục”. Tỡm hiểu trước thể kịch, nội dung văn bản, tỡm đọc truyện cổ tớch “Bộ quần ỏo mới của hoàng đế”.
Kớ duyệt ngày thỏng 4 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 32
Tiết: 123
 Ngày soạn: 01/04/2016
 Ngày dạy : 08 /04/2016
Văn bản:
ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
 ( Trích: “ Trưởng giả học làm sang ” - Mô li e )
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs thấy được tiếng cười chế giễu thói “ trưởng giả học làm sang” và tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2. Kĩ năng: HS có thể đọc phân vai kịch bản văn học, phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức phê phán thói học đòi làm sang không thực chất. 
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc, năng lực thưởng thức văn học.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Tư liệu về tác giả, tác phẩm
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi SGK, tỡm hiểu thể kịch, tỡm đọc “ Bộ quần ỏo mới của hoàng đế”
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự( 1 phut)::
2. KTBC( 5 phut):: 
- Theo Ru -xô, đi bộ ngao du đem lại những lợi ích gì ?
- Để nhứng minh những lợi ích của đi bộ ngao du, Ru -xô đã lập luận ntn ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tỡm hiểu chung về tỏc giả, tỏc phẩm
- Thời gian: 5 phỳt.
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Gv gọi hs đọc chú thích * sgk.
- Hãy nêu những thông tin cần nhớ về tác giả và tác phẩm ?
- Hs trả lời. Gv nhấn mạnh nội dung chính và ghi bảng.
- Gv cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm.
Gv : lớp kịch thuộc thể loại hài kịch. Vậy em hiểu thế nào là hài kịch ?
- Khi phân tích phải chú ý điều gì ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản
- Thời gian: 30 phỳt
- Gv hướng dẫn hs cách đọc.
- Gv gọi hs đọc phân vai để thể hiện đúng giọng điệu của các nhân vật ( 4 hs vào 4 vai: người giới thiệu, ông Giốc đanh, thợ phụ, phó may )
- Gv cùng hs giải thích các chú thích.
- Hãy tìm bố cục của lớp kịch ?
HS xỏc định cỏc phần và nội dung, Gv nhấn mạnh
- Gv hướng dẫn hs chú ý vào cảnh 1.
- Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào ? Về việc gì ?
- Mở đầu màn kịch, ông Giuốc đanh sáp “phát khùng” lên vì lí do gì ?
- Từ trạng thái đó cho ta nhận xét gì về nhân vật này ?
- Ông Giuốc đanh phát hiện ra những gì trong bộ trang phục của bác phó may ?
- Sự phát hiện này chứng tò điều gì trong nhận thức của Giuốc đanh ?
- Sau khi phát hiện ra như vậy, chỉ cần bác phó may lý luận là ông đã thay đổi ngay thái độ, quan điểm của mình. Từ đó cho ta thấy con người ông là người ntn?
I/ Giới thiệu chung.
1/ Tác giả.
- Mô li e (1622 - 1673) tại Pa ri.
- Ông là nhà soạn kịch và là diễn viên nổi tiếng trong những vở kịch của mình.
2/ Tác phẩm.
- Là lớp kích kết thúch hồi II của vở kích 5 hồi “ trưởng giả học làm sang ”.
 - Tên lớp kịch do người biên soạn đặt.
- Hài kịch: thể loại do tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bich.
- Thông qua lời thoại, hành động của nhân vật để rút ra các đặc điểm của nhân vật và ý nghĩa của vở kịch.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích.
- Giọng ông Giuốc đanh kệch cỡm, khoa trương, bị động, luôn thể hiện sự ngu dốt không biết gì nhưng lại khoe khoang, học đòi.
- Giọng bác phó may và thợ thì nịnh bợ, dối trá để kiếm tiền.
- Chú thích: Hs hắng hái tham gia giải thích.
2. Bố cục: gồm 2 cảnh.
- Trước khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
- Sau khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
3. Phân tích.
a.Trước khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
- Lời đối thoại giữa hai nhân vật: ông Giốc đanh(chủ) và bác phó may (thợ)
- Nội dung cuộc đối thoại: xoay quanh một số việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả, lông đính mũ.
- Lý do phát khùng: bộ lễ phục chậm mang đến, đôi bít tất lụa chật quá, dễ rách, đôi giày chật làm đau chân ghê gớm.
- Rất thích ăn diện nhưng không hề biết gì về trang phục và rất nông nổi, dễ bị lừa.
 áo may ngược hoa
Giầy chật đau chân
Bít tất chật, dễ rách.
- Chưa mất hết tỉnh táo.
- Kém hiểu biết, nhận thức lẫn lộn song lại rất thích danh giá, sang trọng, học đòi và rất dẽ bị lừa.
4. Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 3 phỳt
- Hs tóm tắt lại toàn bộ lớp kịch ?
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
5. Hướng dẫn về nhà .
- Về nhà học bài, tìm đọc thêm các đoạn trích khác của vở kịch
- Tiếp tục tìm hiểu sự lố bịch của các nhân vật trong cảnh 2 của vở kịch để giờ sau học tiếp.
Kớ duyệt ngày thỏng 4 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 32
Tiết: 124
 Ngày soạn: 03/04/2016
 Ngày dạy : 11/04/2016
Văn bản:
ông Giuốc - đanh mặc lễ phục (Tiếp)
 ( Trích: “ Trưởng giả học làm sang ” - Mô li e )
c. các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự( 1 phut):
2. KTBC( 5 phut): 
-Hãy tóm tắt ngắn gọn lớp kịch “ Ông Giuốc đanh mặc lễ phục ” ?
- Qua nội dung đã phân tích ở tiết trước cho ta biết những gì về con người ông Giuốc đanh ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 3 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản- Thời gian: 26 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Sự thay đổi của ông Giuốc đanh qua một vài lời lý luận của bác phó may đã tạo ra kịch tính của đoạn kích này . Hãy phân tích để làm rõ cái thế của hai nhân vật để tạo kịch tính ?
- Vậy kịch tính gây cười xuất phát từ đâu ?
- Khi ông Giuốc đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải thì bác ta đối phó ra sao ? Ông Giuốc đanh cư sử với bác ntn ?
- Cách đối phó và cư xử đó của hai nhân vật cho ta hiểu điều gì về Giuốc đanh 
- Gv hướng hs vào phần 2.
- Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc đanh và đám thợ phụ diễn ra xung quanh việc gì ?
- Lý do tâng bốc của đám thợ phụ là gì ?
- Ông Giuốc đanh cư xử ntn về việc này ?
- Từ đó cho ta thấy thêm đặc điểm nào của ông Giuốc đanh?
- Người đọc cười ông Giuốc đanh vì lý do gì ?
- Tai sao lớp kịch lại gây cười được cho khán giả ?
- HS đọc ghi nhớ 
- GV khái quát kiến thức
a/ Trước khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
- Ông Giuốc đanh: từ chủ động ( Khó tính, khắt khe, có tiền ) đã bị chuyển sang thế bị động qua vài lời lươn lẹo của bác phó may.
- Bác phó may: từ bị động ( làm ẩu, ăn bớt) đã chuyển thành chủ động nhờ sự “ vụng chéo khéo chống ” của mình là bịa ra những lí lẽ là người quý phái phải như vậy.
- Ngớ ngẩn, mù quáng, hiếu danh hão của ông Giuốc đanh, nhiều tiền mà ngu ngốc.
- Bác phó may không thể biện bạch, ngượng nghịu, chống chế và lảng sang chuyện khác “ mặc thử lễ phục ”. Nước cờ cao tay.
- Ông Giuốc đanh: quên ngay và muốn thử bộ mới.
- Muốn học đòi làm sang một cách hợm hĩnh đã gây tiếng cười sâu cay, thâm thuý mang nặng tính phê phán.
b/ Sau khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
- Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc đanh: ông lớn, cụ lớn, đức ông.
- Ông Giuốc đanh muốn được tâng bốc còn đám thợ phụ thì muốn moi tiền.
- Sung sướng, hãnh diện và liên tục thưởng tiền.
- Háo danh, ưa nịnh, tưởng rằng cứ mặc lễ phục là nghiễm nhiên trở thành quý phái, mặc dù vẫn nghĩ đến túi tiền của mình. Tính cách điển hình cho thói trưởng giả học làm sang.
3/ Tổng kết. Ghi nhớ.
- Ngu dốt, học đòi một cách ngớ ngẩn, bị lừa, mất tiền để mua lấy cái danh hão.
- Khắc hoạ nhân vật một cách tài tình thông qua những mâu thuẫn đối lập trong hành động, lời nói của nhân vật.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 5 phỳt.
III. Luyện tập:
	? Từ lớp kịch vừa học và cõu chuyện “Lợn cưới, ỏo mới” ( Ngữ văn 6), em hóy nờu suy nghĩ của em về hiện tượng khoe của, bệnh “Ưa thể hiện” trong xó hội ngày nay.
	HS trỡnh bày suy nghĩ dưới dạng một đoạn văn nghị luận trong đú cú sử dụng cỏc yếu tố tự sự, miờu tả, biểu cảm.
	GV kiểm tra, uốn nắn, khuyến khớch HS liờn hệ thực tế bản thõn, xó hối, khuyến khớch những ý kiến chõn thực, sỏng tạo,cú quan điểm riờng.
4. Củng cố . Hoạt động 5: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 2 phỳt
- Từ tiếng cười được tạo ra trong lớp kịch, cho ta hiểu gì về nhà viết kịch Mô li e ?
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
5. Hướng dẫn về nhà (3 phút).
- Về nhà học bài, nắm chắc ghi nhớ.
- Sưu tầm phần còn lại của vở kịch để đọc.
- Tìm hiểu trước bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu( luyện tập)
+ Ôn lại lí thuyết: tác dụng của lựa chọn trật tự từ trong câu.
+ Làm các bài tập SGK.
Kớ duyệt ngày thỏng 4 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 32
Tiết: 125
 Ngày soạn: 03/04/2016
 Ngày dạy : 12/04/2016
Lựa chọn trật tự từ 
trong câu (luyện tập)
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs nắm được tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng: HS có thể phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản, lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng câu đúng mục đích giao tiếp. 
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc 
B. Chuẩn bị: 
1. Giỏo viờn: tìm thêm bài tập bổ sung và các ví dụ minh họa.
2. Học sinh: Ôn lại lí thuyết, làm trước các bài tập.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự(1 phỳt):
2. KTBC(3 phỳt): Hãy nêu tác dụng của cách sắp xếp của trật tự từ trong câu ?
- Lấy ví dụ cụ thể và lựa chọn cách sắp xếp, sau đó phân tích tác dụng của từng cách sắp xếp.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức đó học- Thời gian: 10 phỳt 
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- HS tự ôn lại
- HS nhắc lại một số tác dụng khi lựa chon trật tự từ trong câu.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 25 phỳt
- Gv chia hs thành 2 nhóm, đọc yêu cầu bài tập, xác định nội dung và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện hs lên trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Gv chốt vấn đề và chữa bài tập vào vở.
- Gv chia hs thành 2 nhóm, đọc yêu cầu bài tập, xác định nội dung và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện hs lên trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Gv chốt vấn đề và chữa bài tập vào vở.
- Gv chia hs thành 2 nhóm, đọc yêu cầu bài tập, xác định nội dung và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện hs lên trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Gv chốt vấn đề và chữa bài tập vào vở.
- Gv tổ chức hs trong lớp viết đoạn văn 1 hs / 1 đoạn.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn nội đề tài viết.
- Hs tự lựa chọn đề tài của bài tập, viết.
- GV bao quát lớp
- Gv gọi hs trình bày trước lớp, hs khác nhận xét, nhận xét cho điểm .
I. Lí thuyết:
- Tỏc dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong cõu:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động.
+ Nhấn mạnh hỡnh ảnh, đặc điểm.
+ Liờn kết cõu.
+ Đảm bảo sự hài hũa về ngữ õm.
II. Luyện tập:
Bài 1.
Trật tự các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị là:
a/ Mỗi việc được kể là một khâu của công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm, kết quả ...
b/ Các hoạt động được xếp theo thứ bậc: việc chính (bán bóng đèn) và việc phụ (bán vàng hương).
Bài 2.
Các cụm từ in đậm được lặp lại ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt hơn:
a/ Lặp: ở tù.
b/ Lặp: vốn từ vựng ấy.
Bài 5.
- Với từ xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm có rất nhiều cách sắp xếp trật tự.
- Cách sắp xếp của nhà văn là hợp lí vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong đoạn văn.
Bài 6.
Viết đoạn văn.
4.Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 3 phỳt
- Hs nhắc lại những tác dụng của việc sắp xếp trật từ tự trong câu ?
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
5. Hướng dẫn về nhà(2 phỳt).
- Hs về nhà hoàn thiện các bài tập vào vở
- Tập lựa chọn các ví dụ và sắp xếp lại trật tự từ để xác định tác dụng.
- Tìm hiểu trước bài: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận: Ôn lại lí thuyết vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, xem trước các bài tập, dự kiến câu trả lời.
Kớ duyệt ngày thỏng 4 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy

File đính kèm:

  • doc8- 31.doc
Giáo án liên quan