Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2014+2015 - Hồ Thanh Tâm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Đề bài : Em hãy giới thiệu một cảnh đẹp ở địa phương nơi em đang sống ?

a.Yêu cầu chung: (1.0 điểm)

- Xác định đúng kiểu bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Đối tượng: Cảnh đẹp ở địa phương em như sông suối, hồ, thác, núi

- Trình bày sạch sẽ, đúng bố cục, không sai chính tả.

b.Yêu cầu cụ thể:(9.0 điểm) đảm bảo bố cục ba phần

Dàn ý:

* Mở bài: (1.0 điểm) : Giới thiệu tên, đặc điểm nổi bật nhất của cảnh đẹp.

* Thân bài: ( 7.0 điểm) Cung cấp các kiến thức liên quan đến cảnh đẹp.

- Vị trí địa lí, địa hình, diện tích.

- Nguồn gốc hình thành phát triển, giải thích tên gọi, các truyền thuyết gắn liền với cảnh đẹp.

- Miêu tả quang cảnh thiên nhiên (sông, núi, hồ, đầm, thác.)

- Văn hóa, du lịch, kinh tế và đời sống sinh hoạt của con người

 * Kết bài: (1.0 điểm) : Cảm nhận chung và lời mời mọc tham quan của em.

c. Thang điểm:

- Điểm 9 + 10: bài viết tốt, biết đan xen yếu tố kể, tả, biểu cảm nghị luận làm bài văn hấp dẫn.

- Điểm 7 + 8: bài viết khá tốt, diễn đạt rõ, trình bày sạch đẹp, bố cục khá chặt chẽ

- Điểm 5 + 6: hình thức và nội dung trung bình, kĩ năng làm bài ở mức trung bình

- Điểm 3 + 4: chưa đạt yêu cầu về hình thức lẫn nội dung

- Điểm 1 + 2: kiến thức kĩ năng quá yếu, chữ viết quá xấu, cẩu thả.

2. Thu bài

3.Củng cố phần KT- KN:

 - Nhận xét giờ làm bài.

- Hướng dẫn qua về cách làm.

4. Dặn dò

- Xem lại cáh làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Ôn tập lại kiểu văn nghị luận đã học ở lớp 7

V.RÚT KINH NGHIỆM:

 

doc83 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2014+2015 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung kiến thức
- Gv yêu cầu hs nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời câu hỏi 1 sgk/73: Luận điểm là gì ? 
- Hs: Trả lời
- Gv:Trên cơ sở đó, em hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và lí giải vì sao ?
- Hs: câu trả lời thứ 3 là chính xác vì đã phân biệt được luận điểm và vấn đề
GV giải thích: Nghị luận là loại hoạt động được tiến hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề. Những ý kiến quan điểm, chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi. Vấn đề là câu hỏi, nhưng luận điểm là sự trả lời. 
- Hs đọc yêu cầu bài 2 sgk/73 
- Gv: Hãy nhắc lại luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
- Hs:Lịch sử tacủa dân ta (luận điểm xuất phát làm cơ sở ) 
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đángngày trước. 
-Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáotrưng bày (Luận điểm chính dùng để kết luận)
- Gv: Chiếu dời đô có những luận điểm nào? Có thể xác định luận điểm của bài ấy theo cách được nêu trong mục I.1 sgk không, vì sao? 
- Hs:Xác định như trong sgk là không đúng, vì đó không phải là một ý kiến, quan điểm, mà chỉ là một vấn đề. 
* Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề
 - Gv:Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ? 
- Hs:Chính là vấn đề Tinh thần yêu nước của nhân dân VN . Nói rõ hơn là truyền thống yêu nước của nhân dân VN trong lịch sử dựng nước và giữ nước. 
- Gv: Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn, tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay yêu nước nồng nàn” ?
- Hs:không vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta. 
- Gv:Từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì ? 
-Hs: Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cạnh của vấn đề một cách đầy đủ, toàn điện. 
- Gv: Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của của nhà vua có thể đạt được không? 
- Hs:Không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô.
- Gv:Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ? 
- Hs:Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề. Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề .
*Mối quan hệ giữa các luận điểm
Hs đọc yêu cầu bài 1 sgk/74 
- Gv: Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống này, lí giải vì sao ?
- Hs:Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1.Hệ thống thứ 2 không đạt được các điều kiện đó là bởi: Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác. 
- Gv:Từ sự tìm hiểu trên, chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận ? 
- Hs: Trả lời ghi nhớ sgk.
I. Khái niệm:
- Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài nghị luận.
- Các luận điểm vừa được sắp xếp theo một trình tự hợp lí và liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân biệt với nhau.
2.Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề:
- Luận điểm là một hệ thống luận điểm chính, luận điểm phụ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .
3.Mối quan hệ giữa các luận điểm:
- Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. 
- Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
* Ghi nhớ Sgk/75.
Hoạt động 2: 	Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gv hướng dẫn, Hs làm.
Bài 2: Hs thảo luận nhóm, lựa chọn luận điểm, sắp xếp luận điểm 
II. Luyện tập 
Bài 1: 
 Luận điểm của phần văn bản này không phải là “Nguyễn Trãi là một ông tiên”, cũng không hẳn là “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc”, mà là “ Nguyễn trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”
Bài 2:
Có thể sắp xếp các luận điểm và sửa chữa theo trình tự dưới đây:
 * Giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai vì những lẽ sau 
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống,  trong tương lai 
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai 
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai 
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. 
3.Củng cố phần KT- KN:
 	- Nắm khái niệm luận điểm 
	- MQH giữa LĐ với luận đề và LĐ với LĐ trong văn nghị luận
4. Dặn dò 
- Bài cũ: Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm 
- Bài mới: Soạn bài “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”
V.RÚT KINH NGHIỆM: 
..........................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Tiết 99	 	Ngày soạn: 26/02/2015	 
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức:
	- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp
	2. Kĩ năng:
	- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị xã hội.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực rèn luyện cách viết đoạn văn dòng.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của thầy: 
	- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án	
	2. Chuẩn bị của trò:
- Học bài cũ, soạn bài mới theo hệ thống câu hỏi SGK
III . PHƯƠNG PHÁP & KTDH :
 	Thuyết trình, phát vấn, tích hợp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Luận điểm là gì ? Luận điểm cần phải đảm bảo những yêu cầu nào ? 
- Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận như thế nào?
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài: Ai cũng biết rằng, công việc làm văn nghị luận không dừng ở chỗ tìm ra luận điểm. Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. Vậy để làm được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học này. 
 Hoạt động 1: 	Hướng dẫn cách trình bày LĐ thành đoạn văn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Cách trình bày luận điểm 
- Hs đọc 2 đoạn văn a, b 
- Gv: Hãy tìm những câu nêu chủ đề (luận điểm) trong mỗi đọan văn trên? Vị trí của câu chủ đề? Đoạn nào trình bày diễn dịch, đoạn nào trình quy nạp?
- Hs: Thảo luận theo cặp để trả lời.
a, có luận điểm:“Thành Đại La thật là chốn tụ hộiđế vương muôn đời” đứng cuối đoạn-> quy nạp.
b, có luận điểm:“Đồng bào ta ngày nay cũng rất tổ tiên ta ngày trước” đứng ở đầu đoạn-> diễn dịch.
- Gv chốt ý cách trình bày diễn dịch, quy nạp. 
* Cách lập luận
- Hs chú ý đoạn văn 2.
- Gv phát vấn ôn lại cách lập luận đã học ở lớp 7 và yêu cầu: Xác định luận điểm của đoạn văn, câu chủ đề đặt ở vị trí nào ? Từ đó xác định kiểu đoạn văn trên ?
- Hs: Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn, đó là câu: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra. Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là: bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế thể hiện rõ qua việc chúng mua cho. 
- Gv:Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không ? Vì sao?
- Hs: Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quí chó vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán cho. Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm: bản chất chó má của giai cấp địa chủ.
- Gv:Nếu thay đổi chật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn như thế nào? 
- Hs:nếu sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ yếu quí gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn. Vậy cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ, không thể đảo tuỳ tiện. 
- Gv:Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhắm mục đích gì? 
- Hs:Đây là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra rõ ràng, lí thú.
- Hs: Đọc ghi nhớ.
1.Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 
a, Đoạn a:
- Câu chủ đề: “ Thành Đại La thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
- Vị trí : nằm ở cuối đoạn văn 
-> đoạn qui nạp. 
b, Đoạn b: 
- Câu nêu luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước “
- Vị trí: nằm ở đầu đoạn văn -> đoạn diễn dịch.
2. Đoạn văn trong “Tắt đèn” 
- Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn, đó là câu: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
- Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quí chó vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán chó.
-> làm rõ luận điểm: bản chất chó má của giai cấp địa chủ
- Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó má, rước chó vào nhà, chó đểu làm cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ, hấp dẫn.
* Ghi nhớ sgk/81
	Hoạt động 2: 	Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu của đề.
- Gv hướng dẫn: Đó là cách nói ẩn dụ, giàu hình ảnh. Em hãy chuyển thành cách nói thông thường không ví von nghệ thuật mà vẫn giữ được mục đích của lời nói.
- HSTL: Tìm luận cứ, về nhà viết đoạn văn.
Bài 2:
- Gv: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì ?
- Hs: Đọc yêu cầu của đề.
- Gv gợi ý: Trước hết các em tìm luận điểm của đoạn. Xem trong đoạn có câu nào chứng minh luận điểm, đó là luận cứ.
- Hs: Thảo luận theo bàn, trình bày.
Bài 3:
- Hs: Hãy nêu yêu cầu bài tập 3 ? 
- Gv gợi ý: Đề đã cho hai luận điểm. Các em tìm các lí lẽ để chứng minh luận điểm mà đề đưa ra. Sau đó chỉ cần sắp xếp theo cách lập luận lè sẽ có đoạn văn triển khai luận điểm.
- HS: Làm việc nhóm tìm luận cứ, về nhà viết đoạn văn.
(Câu b: 
- Luận cứ 1: học vẹt là học thuộc lòng mà không hiểu hoặc hiểu lơ mơ. 
- Luận cứ 2: Học không hiểu mà cứ học thì rất chóng quên và khó có thể vận dụng thành công vào thực tế 
- Luận cứ 3: học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. 
- Luận cứ 4: Ngược lại học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ
- Luận cứ 5: Bởi vậy không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ phải cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.)
3. Luyện tập:
Bài 1: Diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn hơn :
a, Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu 
b, Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
Bài 2:
- Luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm”. Luận điểm ấy được chứng thực qua 2 luận cứ:
+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương 
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũitình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật. 
- Tác giả xếp đặt luận cứ theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. 
Bài 3:
a, Luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài 
- Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn.
- Luận cứ 2: Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
- Luận cứ 3: Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy, đặt biệt là tư duy tổng hợp, chứng minh, tính toán 
- Luận cứ 4: vì vậy, học phải kết hợp với làm bài tập thì kiến thức mới vững chắc.
b, Luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy 
3.Củng cố phần KT- KN:
 	- Nắm các cách trình bày đoạn văn trong văn nghị luận 
	- Vị trí của câu chốt trong đoạn văn quy nạp, diễn dịch
4. Dặn dò 
- Bài cũ: Xem lại văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” để tìm đoạn văn, phân tích.
- Chuyển đổi đoạn diễn dịch thành quy nạp: Đưa câu chốt về cuối đoạn sau khi đã phân tích, giải thích, chứng minh. Ngược lại đưa câu chốt lên đầu đoạn, rồi tiến hành chứng minh, lí giải, làm rõ vấn đề.
- Bài mới: Chuẩn bị bài “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm” . Lập dàn bài cho đề bài trong Sgk/82
V.RÚT KINH NGHIỆM: 
..........................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Tiết 100	Ngày soạn: 26/02/2015
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
	 (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức:
	- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Quan điểm tư tương tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
	2. Kĩ năng:
	- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Thái độ: 
- Thấy được mục đích chân chính của việc học. Từ đó tự giác rèn luyện đạo đức, tích cực học tập tri thức.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của thầy: 
	- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án	
	2. Chuẩn bị của trò:
- Học bài cũ, soạn bài mới theo hệ thống câu hỏi SGK
III . PHƯƠNG PHÁP & KTDH :
 	Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, phân vai, tích hợp lời dạy của Bác, sơ đồ tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Em hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề cập đến trong Bình ngô đại cáo qua văn bản Nước Đại Việt ta?
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài: Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là một vị đế anh hùng mà còn là một nhà chính trị, nhà văn hoá có tầm nhìn xa trông rộng. Ông rất chú ý đến trọng dụng nhân tài, chấn hưng văn hoá, giáo dục để xây dựng đất nước được vững mạnh, lâu bền. Quang Trung đã nhiều lần viết thư vời nhà nho lão thành, học vấn sâu rộng đang ở ẩn - Nguyễn Thiếp. Trước sự chân thành và thẳng thắn của Quang Trung, Nguyễn Thiếp nhận lời vào Phú Xuân ( Huế) giúp nhà vua xây dựng, phát triển văn hoá, giáo dục. Tháng 8/1791 Nguyễn Thiếp dâng lên bản tấu “ Luận học pháp”.
	Hoạt động 1: 	Hướng dẫn tìm hiểu chung
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Hs: Đọc chú thích Sgk.
- Gv: Em hãy nêu vài nét về tác giả?
- Hs: Trả lời.
- Gv:Vb này thuộc thể loại gì ? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó ? 
- Hs:Thể Tấu là lời thần dân tâu lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
- Gv hướng dẫn hs đọc với giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. Gv đọc mẫu, hs đọc.
- Hs giải nghĩa chú thích trong sgk 2,3 
- Gv:Vb này được trình bày bằng mấy luận cứ ? Nêu nội dung từng luận cứ ?
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(1723-1804), quê ở Hà Tĩnh là người học sâu, hiểu rộng, từng giúp Quang Trung xây dựng phát triển văn hóa giáo dục.
2.Tác phẩm : 
- Xuất xứ: Trích phần đầu bài tấu “Luận học pháp” gửi Quang Trung năm 1791.
- Tấu: Là loại văn thư bề tôi, thần dân gửi lên vua chuá để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
3. Đọc- tìm hiểu từ khó:
4. Bố cục: 3 phần 
- Từ đầu-> “điều tệ hại ấy”:bàn về mục đích của việc học. 
-Tiếp theo-> “xin chớ bỏ qua”: Bàn về cách học. 
- Còn lại:Tác dụng của phép học
 Hoạt động 2: 	Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết VB 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Hs đọc đoạn đầu 
- Gv: Câu nào quát mục đích chân chính của việc học ?
- Hs:Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. 
- Gv:Qua câu văn biền ngẫu ấy tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học ? 
- Hs:Mục đích chân chính của việc học là để làm người. 
- Gv:Em hiểu đaọ học này ntn? 
- Hs:Đạo học ngày trước lấy mục đích hình thành đạo đức, nhân cách. Là đạo tam cương; đạo ngũ thường.
- Gv:Quan niệm về mục đích đạo học như thế có điểm nào tích cực cần được phát huy? Có điểm nào cần được bổ sung?
- Hs:Điểm tích cực: coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường.
Điểm cần bổ sung: Mục đích học không chỉ là rèn đạo đức, mà còn rèn năng lực trí tuệ.
- Gv: Tác giả phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học, đó là những sai lệch nào ? 
- Hs:Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường 
- Gv:Vậy em hiểu thế nào là lối học chộng hình thức, cầu danh lợi ? 
- Hs:Lối học chuộng hình thức: Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất.Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc 
- Gv:Tác hại của lối học ấy là gì ? 
- Hs:Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan 
- Gv:Thái độ nào của tác giả từ đoạn văn nói về mục đích của việc học ? 
- Hs:Xem thường lối học hình thức. Cọi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp.
 Hs đọc đoạn tiếp theo 
- Gv:Khi bàn về cách học tác giả đã đề xuất những ý kiến nào? 
- Hs:Mở trường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư. Phép học lấy Chu Tử làm chuẩn.Theo điều học mà làm 
- Gv:Ở đây kế sách mới cho việc học là gì ? 
- Hs:Mở rộng trường, mở rộng thành phần người học, nội dung học từ thấp đến cao, hình thức học rộng nhưng gọn, học đi đôi với hành 
- Gv:Trong các số các phép học đó, em tâm đắc nhất phép học nào ? Vì sao? ( hs bộc lộ)
 - Gv:Trong khi đề xuất ý kiến với vua về việc học của nước nhà, tác giả đã dùng những từ ngữ cầu khiến như: cúi xin, xin chớ bỏ qua. Những từ ngữ đó cho em hiểu gỉ về thái độ của tác giả với việc học, với vua ? 
- Hs:Tâm huyết với sự học. Tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn, tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi.
- Gv phân tích để Hs thấy tính khả thi của cách học Nguyễn Thiếp đưa ra, tích hợp câu nói “Học đi đôi với hành” 
- Gv: Là bản thân người học, em có cách học nào hiệu quả, hãy san sẻ với các bạn trong lớp?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Bàn về mục đích việc học 
- “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.”
-> Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
- Phê phán: Lối học hình thức, lối học cầu danh lợi.
 => Coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp cho đất nước vững bền.
2. Bàn về cách học 
- Mở trường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư, con cháu các nhà tiện đâu học nấy. 
- Học từ thấp đến cao.
- Theo điều học mà làm 
 => Tạo được nhiều người tài, giữ vững đạo đức, tránh được lối học hình thức. 
Hoạt động 3: 	Hướng dẫn HS tổng kết ND,NT của VB
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Gv:Học qua vb này, em thu nhận được những điều sâu xa nào về đạo học của ông cha ta ngày trước ? 
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Gv cho Hs củng cố bằng cách cho Hs xác lập sơ đồ lập luận của văn bản.
- Hs: Thảo luận xác lập
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Lập luận: Đối lập hai quan niệm về việc học, bao hàm sự lựa chọn.
- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước.
2. Ý nghĩa: Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học.
* Ghi nhớ sgk/78 
3.Củng cố phần KT- KN:
 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12846668.doc
Giáo án liên quan