Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Đi bộ ngao du - Minh Trí

Hđ2: Đọc – hiểu vb.

– GV hướng dẫn cách đọc: rõ ràng, khúc chiết.

– GV đọc mẫu đoạn 1

– Gọi HS đọc tiếp

– Yêu cầu HS đọc thầm các chú thích, lưu ý chú thích 1, 4, 5, 7, 9, 11, 15, 17.

– Hỏi: Văn bản có 3 phần, nêu nội dung mỗi phần?

– Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục?

– Cho biết vì sao có thể gọi văn bản này là Đi bộ ngao du?

– Hỏi: Theo em, có thể đề xuất một nhan đề cho bài này chính xác hơn nhan đề Đi bộ ngao du không?

– Hỏi: Luận điểm chính của vb là gì?

– Hỏi: Luận điểm nhỏ đầu tiên nằm trong lđ này là gì?

- Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào?

– Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?

– Hỏi: Cách xưng hô của tác giả như thế nào?

– Sự thay đổi xưng hô có ý nghĩa gì?

– Từ đó, tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của đi bộ ngao du?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Đi bộ ngao du - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 111
VĂN BẢN:
Đi bộ ngao du
(Trích Ê-min hay Về giáo dục)
– Ru-xô –
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
– Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả. 
– Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn. 
– Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du. 
2. Kĩ năng: 
– Đọc-hiểu vb nghị luận nước ngoài.
– Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sgk
2. Chuẩn bị của HS: Sgk, bài soạn, bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
a/ Giải thích ý nghĩa của nhan đề Thuế máu.
b/ Nghệ thuật lập luận kết hợp với nghệ thuật trào phúng có tác dụng như thế nào trong phần 1 của bài?
3. Bài mới: Tục ngữ Việt Nam có câu Đi một ngày đáng, học một sàng khôn. Người ta càng đi càng tăng thêm hiểu biết. Tất nhiên muốn tăng thêm hiểu biết còn phụ thuộc vào tinh thần, thái độ, cách thức người đi đường. Văn bản Đi bộ ngao du trích Ê-min hay Về giáo dục sẽ cho ta hiểu thêm về vấn đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
HĐ1: Tìm hiểu chung
– Gọi HS đọc chú thích ó
– Tóm tắt những ý chính về tác giả?
– GV nhận xét, bổ sung
– Hỏi: VB có xuất xứ từ đâu? PTBĐ là gì?
HĐ1: Tìm hiểu chung
– HS đọc.
à HS tóm tắt
Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp thế kỉ XVIII.
à HS trả lời.
- Văn bản trích trong tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, nêu lên quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần phải đi bộ. 
- PTBĐ: nghị luận.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp thế kỉ XVIII.
2. Tác phẩm:
– Văn bản trích trong tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, nêu lên quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần phải đi bộ. 
– PTBĐ: nghị luận. 
Hđ2: Đọc – hiểu vb.
– GV hướng dẫn cách đọc: rõ ràng, khúc chiết.
– GV đọc mẫu đoạn 1
– Gọi HS đọc tiếp
– Yêu cầu HS đọc thầm các chú thích, lưu ý chú thích 1, 4, 5, 7, 9, 11, 15, 17.
– Hỏi: Văn bản có 3 phần, nêu nội dung mỗi phần?
– Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục?
– Cho biết vì sao có thể gọi văn bản này là Đi bộ ngao du?
– Hỏi: Theo em, có thể đề xuất một nhan đề cho bài này chính xác hơn nhan đề Đi bộ ngao du không?
– Hỏi: Luận điểm chính của vb là gì?
– Hỏi: Luận điểm nhỏ đầu tiên nằm trong lđ này là gì?
- Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào?
– Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
– Hỏi: Cách xưng hô của tác giả như thế nào?
– Sự thay đổi xưng hô có ý nghĩa gì?
– Từ đó, tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của đi bộ ngao du?
– Gọi HS đọc đoạn 2
– Hỏi: Luận điểm chủ yếu của đoạn 2 là gì?
– Tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
– Hỏi: Dùng biện pháp tu từ gì?
– Nhân xét lời văn, câu văn?
– Hỏi: Ý nghĩa của cách diễn đạt này là gì?
– Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận này?
– Đi bộ như các nhà triết học, tác giả lộ quan điểm gì của mình?
– Hỏi; Từ đó, ta thấy được những lợi ích nào từ việc đi bộ ngao du được khẳng định?
– Gọi HS đọc đoạn 3.
– Hỏi: Luận điểm thứ 3 là gì?
– Hỏi: Từ loại nào được sử dụng nhiều nhất? tác dụng? 
– Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Ý nghĩa?
– Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận này?
– Hỏi: Ý nghĩa của cách thể hiện luận điểm này là gì?
Hđ2: Đọc – hiểu vb.
– HS chú ý
– HS theo dõi
– HS đọc
– Đọc chú thích từ khó.
– Đọc kỹ chú thích 1, 4, 5, 7, 9, 11, 15, 17.
à HS trả lời. Bố cục 3 phần:
P1: từ đầunghỉ ngơi à Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
P2: Tiếp theotốt hơn à Đi bộ ngao du có dịp trau dồi vốn tri thức.
P3: còn lại à Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần
à HS trả lời.
Bố cục, luận điểm rõ ràng, hợp lí, mạch lạc, từ chung đến riêng.
à HS trả lời.
Vì tên gọi sát với nội dung văn bản: bàn về lợi ích của việc dạo chơi mọi nơi theo cách đi bộ.
à Thảo luận
Có thể là: Lợi ích của đi bộ ngao du, Nên đi bộ ngao du...
à HS trả lời.
Lợi ích của việc đi bộ
à HS trả lời.
Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do.
à HS trả lời.
à HS trả lời.
- Chứng minh luận điểm bằng lí lẽ và dẫn chứng phong phú.
- Lập luận mang đậm sắc thái cá nhân, có vốn sống thực tế.
à HS trả lời.
lúc là ta, lúc lại là tôi.
à HS trả lời.
- Khi cần giãi bày, lí luận chung dùng ta.
- Khi thể hiện cái riêng, sở thích của mình thì dùng tôi.
- Tránh khô khan và trùng lặp.
à HS trả lời.
- Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên.
- Đem lại cảm giác tự do, thoải mái thưởng ngoạn và phát huy được những đặc điểm riêng của cá nhân.
– HS đọc
à HS trả lời.
Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết.
– HS phát hiện
à HS trả lời.
So sánh
à HS trả lời.
Khi so sánh, khi nêu cảm xúc, câu hỏi tu từ
à HS trả lời.
- Đề cao kiến thức thực tế khách quan
- Xem thường kiến thức sách vở.
à HS trả lời.
- Tác giả phủ định: Những triết gia không khách... sưu tập; họ có các thứ linh tinh; họ biết gọi tên... tự nhiên cả.
- Đi đến khẳng định: những phòng sưu tập tranh của Ê-min... trái đất.
à HS trả lời.
+ đề cao kiến thức các nhà khoa học, am hiểu đời sống thực tế.
+ khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
à Thảo luận 
- Mở mang năng lực khám phá đời sống.
- Mở rộng tầm hiểu biết.
- Làm giàu trí tuệ.
- Đầu óc được sáng láng
– HS đọc 
à HS trả lời.
Tác dụng của đi bộ ngao du đối với sức khoẻ và tinh thần của con người.
à HS trả lời.
Tính từ: nêu bật cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ.
à HS trả lời.
So sánh: hai trạng thái tinh thần khác nhau.
à HS trả lời.
Cách so sánh giữa hai con người.
- Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt... hoặc đau khổ.
- Những người đi bộ luôn vui vẻ, khoan khoái... tồi tàn.
à HS trả lời.
Lập luận so sánh, suy diễn, nêu luận điểm (biết bao hứng thú) sau đó là dẫn chứng và lí lẽ được lấy từ cuộc sống từng trải bản thân, khái quát thành lợi ích chung của mọi người.
II. Đọc – hiểu vb.
1. Luận điểm 1: Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do: 
– Đi lúc nào thì đi, dừng lúc nào thì dừng
– Muốn hoạt động ít nhiều là tuỳ
– Quan sát khắp nơi, quay sang trái, sang phải, xem xét tất cả những gì thấy hay hay.
– Đi men theo sông, tôi men theo sông, đi vào dưới bóng cây, tham quan hang động, xem xét khoáng sản.
– Xem tất cả những gì mà con người có thể xem.
– Chỉ phụ thuộc vào bản thân, hưởng thụ tất cả sự thoải mái, tự do.
2. Luận điểm 2: Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết. 
– Đi như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go 
– Xem xét tài nguyên.
– Tìm hiểu sản vật nông nghiệp.
– Sưu tập mẩu vật
– Sưu tập hoa lá, tìm các hóa thạch.
3. Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe và tinh thần.
– Sức khoẻ được tăng cường
– Tính khí trở nên vui vẻ
– Khoan khoái và hài lòng với tất cả.
– Thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc.
4. Nghệ thuật:
– Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động gắn với thực tiễn cuộc sống. 
– Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh.
– Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức mang tính chất trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm thuyết phục.
5. Ý nghĩa VB: Từ những điều mà Đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thỏa mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Hđ3: Tổng kết.
Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/102)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– Nhắc lại các luận điểm của văn bản?
– Tác giả của vb là người nước nào? 
A. Anh	B. Pháp	C. Tây Ban Nha	D. Mĩ 
2. Dặn dò:
	– Học bài.
	– Chuẩn bị bài mới: “Hội thoại (tiếp)”

File đính kèm:

  • docBai_27_Di_bo_ngao_du.doc