Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Trọng

I. MỤC TIÊU:

- Qua bài, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản

2. Kĩ năng:

- Biết viết một đoạn văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng; trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

3.Thái độ :

 - Có ý thức viết văn đúng chủ đề, tích hợp với văn bản đã học

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, hợp tác, tư duy ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Phẩm chất: tự tin, tự lập, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.

2. HS: ôn lại kiến thức các kiểu văn bản đã học, xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ cụ thể?

* Vào bài mới:

- Một văn bản luôn thể hiện một tư tưởng, chủ đề nhất định. Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất trong chủ đề văn bản được thể hiện ntn

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

 

doc181 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Trọng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiểu những lần quẹt diêm của cô bé.
- Mộng tưởng và mơ ước nào của cô bé được nói đến trong văn bản?
Ngày soạn: / /2019 Ngày dạy: / / 2019
Tuần 6. Bài 6.	Tiết 24.	Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (Trích - An-đéc-xen)
I. MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được : 
1. Kiến thức.
- HS có được những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Cảm nhận được lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ được về một đoạn truyện.
3. Thái độ:
- HS đồng cảm, yêu thương và biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
- Yêu thích truyện cổ tích.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, tập truyện An-đéc-xen, ảnh chân dung An-đéc-xen, 1 số bức ảnh trẻ em bất hạnh.
2. HS: Học bài cũ. Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm, trình bày 1 phút.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
? Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen?
? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh của cô bé bán diêm?
* Vào bài mới: 
 Trước cuộc sống nghèo khổ, cô đơn, tội nghiệp của cô bé bán diêm đã khiến nhà văn Anderxen cũng như bao người thương cảm, xót xa. Niềm thương cảm ấy ngày càng tăng lên theo mạch cảm xúc của câu chuyện... Bài học hnay
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ 1: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
- HS chú ý đoạn 2
? Trong giá rét, cô bé có suy nghĩ gì? Tìm chi tiết?
? Từ suy nghĩ đó em đi đến quyết định gì?
? Nhận xét về suy nghĩ và hành động của cô bé?
? Trong truyện, em bé quẹt diêm mấy lần?
* TL nhóm: 5 nhóm (5 ph)
- Phát phiếu học tập cho HS.
? Tìm chi tiết nói về những mộng tưởng, ước mơ và thực tại của cô bé sau mỗi lần quẹt diêm và nhận xét bằng cách hoàn thành phiếu học tập
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác KT.
? Nhận xét về hình ảnh và NT kể chuyện của tác giả?
? Em có nhận xét gì về thứ tự các mộng tưởng của cô bé?
- Thứ tự diễn ra mộng tưởng hợp lí:
+ Em đang rất rét-> mơ thấy lò sưởi
+ Đói-> mơ thấy bàn ăn
+ Đêm giao thừa-> mơ thấy cây thông Nô-en
+ Cô đơn -> mơ được bà yêu thương, chăm sóc
+ Đau khổ-> mơ được lên chầu thượng đế, thoát khỏi khổ đau
? Hình ảnh ngọn lửa diêm có ý nghĩa gì?
? Tại sao ban đầu em chỉ định quẹt 1 que nhưng cuối cùng em lại quẹt tất cả các que diêm còn lại?
? Qua những NT ấy, tác giả muốn phản ánh điều gì?
* Bình
? Tìm chi tiết miêu tả cảnh vật sang hôm sau
? Em có nhận xét gì về cảnh vật sáng hôm sau so với đêm hôm trước?
? Thế nhưng hình ảnh em bé ntn? Tìm chi tiết
? Tại sao em bé chết mà môi vẫn mỉm cười, và đôi má vẫn hồng?
? Tìm chi tiết nói về thái độ của mọi người trước nỗi khổ, và cái chết của cô bé
? Những chi tiết trên cho ta thấy thái độ gì của mọi người?
? Nghệ thuật đặc sắc?
? Em có suy nghĩ gì về cái chết của em bé bán diêm?
* Trình bày một phút:
? Bằng tình thương và lòng nhân ái của mình, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về cái chết của cô bé bán diêm?
- HS TB – HS khác NHậN XÉT.
- GV NHậN XÉT.
? Đến đây, em có thể lí giải nguyên nhân cái chết của em bé
? Cái chết của em bé bán diêm có vai trò ntn trong tác phẩm?
? Thái độ của tác giả ?
* HĐ 2: Tổng kết 
- HS khái quát ND, NT bằng lược đồ tư duy.
* TL nhóm: 5 nhóm (3 ph).
? Nhắc lại những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung chính của truyện?
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác KT.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chung.
II. Phân tích (tiếp)
 2. Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng
- Suy nghĩ: giá quẹt một que để sưởi cho đỡ rét
- Hành động: đánh liều quẹt một que
-> Suy nghĩ giản dị, hành động chính đáng	
( - Em bé quẹt diêm 5 lần: 4 lần đầu: mỗi lần 1 que, lần 5: quẹt tất cả que diêm còn lại
* Thực tại và mộng tưởng 
Lần
quẹt diêm
Mộng tưởng
Ước mơ
Thực tại
1
Lò sưởi lửa cháy tỏa hơi nóng dịu dàng
Muốn được sưởi ấm
- Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất
2
Bàn ăn thịnh soạn, có ngỗng quay
Muốn được ăn no, ngon
- Chẳng có bàn ăn thịnh soạn
- Phố vắng teo, lạnh buốt
3
Cây thông Nô-en, nến sáng rực lấp lánh
Muốn được vui chơi
-Tất cả các ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao trên trời
4
- Bà em đang mỉm cười với em
Muốn được bà yêu thương
- Ảo ảnh biến mất ( bà cũng biến mất)
5
- Bà cầm tay em, hai bà cháu bay lên chẳng còn đói rét, đau buồn
Muốn được ở mãi bên bà
- Chết vì giá rét
Nhận xét
-> Đẹp đẽ, đầm ấm, hạnh phúc
-> Phũ phàng: đói rét, cô đơn, lạnh lẽo, đau buồn
(+) NT: Tương phản, kể chuyện độc đáo, hấp dẫn ( đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng; kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm)
 - Sắp xếp tình tiết hợp lí
 - Hình ảnh biểu tượng: ngọn lửa
( Là hình ảnh của ước mơ tuổi thơ, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống dưới mái ấm gia đình giàu tình yêu thương.)
- Ban đầu em chỉ định quẹt một que để tìm một chút hơi ấm trong giá rét, nhưng khi que diêm vụt sáng, những ảo ảnh đẹp đẽ đặc biệt là hình ảnh về bà hiện ra, em muốn lưu giữ những hình ảnh đó nên quẹt tất cả các que diêm còn lại )
* Hiện thực cô đơn, khổ đau; ước mơ, khát khao cháy lòng về một cuộc sống ấm no, được che chở, yêu thương trong một mái ấm gia đình
-> Ước mơ bình dị
3. Cái chết của em bé bán diêm
- Sáng hôm sau, mặt trời lên trong sáng, chói chang mọi người vui vẻ ra khỏi nhà
-> Cảnh đẹp, trong sáng, tươi vui hơn
- Ở một xó tường, em bé đã chết vì giá rét trong khi đôi má vận hồng và đôi môi đang mỉm cười. 
 ( Vì: . Em chết trong niềm vui hạnh phúc được gặp bà, được yêu thương và thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống hiện tại; Chết khi ước mơ còn đang rực cháy. Nhưng niềm vui, hạnh phúc đó em chỉ tìm được ở bên kia thế giới, khi mà em đã chết)
- Thái độ của mọi người:
+ Không ai bố thí một đồng xu
+ Hoàn toàn lãnh đạm với nỗi khổ của em
+ Nhìn thấy em chết, bảo nhau: chắc ấm
-> Lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm
+ NT: Đối lập
-> Cái chết thương tâm
( Em chết vì đói, vì rét và sự thờ ơ vô cảm của người đời)
( - Lên án sự vô trách nhiệm của những người cha, người mẹ đối với con cái
- Lên án thái độ vô tình đến tàn nhẫn của người đời trước cảnh khổ đau của người khác
- Thức tỉnh, lay động lòng trắc ẩn của người đọc)
 (.) Tác giả: 
+ Đồng cảm, xẻ chia với bất hạnh của con người
+ Phê phán kín đáo xã hội không có tình người
+ Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, mọi người quan tâm , yêu thương nhau
III.Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Nt kể chuyện hấp dẫn, diễn biến hợp lí
- Nt tương phản, kể chuyện hấp dẫn
- Kết hợp tự sự và miêu tả, biểu cảm
 2. Nội dung
 (Ghi nhớ)
3. Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- PP: gợi mở, vấn đáp, LTTH.
- KT: Đặt câu hỏi.
? Kể lại những lần quẹt diêm và mơ ước của cô bé bán diêm?
? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng?
? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay ntn?
- HS đọc TL – HS khác NHậN XÉT, GV NHậN XÉT.
4. Hoạt động vận dụng.
? Em sẽ làmgì nếu thấy các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn? 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của những người xung quanh em và xây dựng kế hoạch giúp đỡ?
- Đọc những bài báo hay viết về những tấm lòng nhân ái, xem các chương trình “Tiếp sức hồi sinh”, “Trái tm cho em” rút ra bài học cho mình.
* Học bài, nắm chắc nd và nt, tóm tắt tốt nd cốt truyện.
* Chuẩn bị bài: “Trợ từ, thán từ”: đọc bài, phân tích các ví dụ, trả lời các câu hỏi sgk.
- Xem và chuẩn bị phần bài tập sgk.
Ngày soạn: / /2019 Ngày dạy: / / 2019
 Tuần 7. Bài 6. Tiết 23. Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được : 
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
2. Kĩ năng: Thực hiện được cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Yêu, trân trọng sự giàu đẹp của TV
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, bài tập về trợ từ, thán từ.
2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, LTTH, phân tích mẫu.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
1. Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội-
2. Khi sử dụng cần chú ý điều gì-giải bài tập 4,5(SGK Trang-59)
* Vào bài mới: 
- GV cho tình huống: Khi gặp người lớn tuổi em sẽ chào hỏi ntn?
VD: Cháu chào bác ạ! Hoặc : - Chào bác. -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động của gv và HS
 Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Trợ từ 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ
* TL nhóm: 5 nhóm (3 phút).
? So sánh 3 câu và rút ra điểm khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 3 câu đó?
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét, GV NHậN XÉT, chuẩn xác KT.
? Các từ “ những ; có” đi kèm các từ nào trong câu ? Nó có tác dụng gì?
- GVKL.
? Thế nào là trợ từ?
- Yêu cầu HS đọc
? Đặt câu có sử dụng trợ từ?
* HĐ 2: Thán từ 
- Yêu cầu HS đọc
? Các từ in đậm trên dùng để làm gì?
? Xác định vị trí, chức năng cú pháp của các từ trên?
- GVKL
? Thế nào là thán từ?
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
? Trong các thán từ trên, thán từ nào dùng để gọi đáp, thán từ nào dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc?
- GVKL
? Có mấy loại thán từ?
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- KLC
? Thế nào là thán từ? Có mấy loại thán từ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2
I. Trợ từ.
1. Xét ví dụ
- Giống nhau: thông báo sự việc nó ăn hai bát cơm
- Khác nhau:
+ Câu 1: thông báo khách quan về việc nó ăn hai bát cơm
+ Câu 2: thêm từ những nhấn mạnh việc nó ăn như thế là nhiều
+ Câu 3: thêm từ có hàm ý nó ăn như vậy là hơi ít
-> Những, có đi kèm với từ hai bát cơm để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu
=> Những, có là trợ từ
- Trợ từ là từ chuyên đi kèm với 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh
2. Ghi nhớ 
- VD: Lan làm những hai bài văn.
II. Thán từ
1. Khái niệm
a. Xét ví dụ
- Các từ in đậm: này, a, vâng dùng để:
+ Này: tiếng thốt nhằm gây sự chú ý của người đối thoại( gọi)
+ A: biểu thị thái độ tức giận
+ Vâng: lời đáp, biểu thị thái độ lễ phép
- Chức vụ của các từ in đậm: đứng đầu câu làm thành phần biệt lập hoặc tách riêng thành 1 câu đặc biệt
=> Các từ này, a, vâng là thán từ
- Thán từ là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp
 b. Ghi nhớ ý 1
2. Phân loại
- A: bộc lộ tình cảm cảm xúc
-> Thán từ bộc lộ cảm xúc
- Vâng, này: gọi đáp
-> Thán từ gọi đáp
* Ghi nhớ ý 2
3.Ghi nhớ 
3. Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
? Từ nào là trợ từ và ngược lại?
- YÊU CầUHS chữa bài - Nhận xét, sửa chữa
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm?
- Mời ĐD một số nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, chuẩn xác bằng bảng phụ.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân
? Tìm thán từ trong bài tập?
- Gọi một số HS làm bài
- Nhận xét, GV NHậN XÉT, cho điểm.
III. Luyện Tập
* Bài tập 1
- Trợ từ: a,c,g,i
- b,d,e,h: không phải là trợ từ
* Bài tập 2
- Lấy kết hợp với không: phủ định, nhấn mạnh mức độ tối thiểu không yêu cầu gì hơn
- Nguyên: nhấn mạnh chỉ riêng về mặt nào đó, không kèm cái gì khác
- Đến: nhấn mạnh mức độ tối đa, thể hiện tính chất bất thường của 1 hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một sự việc nào đó
- Cả: nhấn mạnh về mức độ cao trong việc ăn uống của cậu Vàng
- Cứ: nhấn mạnh sự lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán
* Bài tập 3
 a. Này, à d. Chao ôi
b. Ấy c. Vâng
e. Hỡi ơi
4. Hoạt động vận dụng.
? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề tự chọn) sử dụng trợ từ hoặc thán từ? 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm thơ, văn có trợ từ, thán từ.
* Học thuộc 2 ghi nhớ, làm bài tập 5, 6 SGK - tr72
- Gợi ý BT6: Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép, nghĩa bóng: nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ
* Chuẩn bị bài ''Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự” (Đọc và tìm hiểu trước các vd, trả lời các câu hỏi trong sgk và làm trước các bài tập)
Ngày soạn: / /2019 Ngày dạy: / / 2019
Tuần 7 - Bài 6 - Tiết 24 
 Tập làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được : 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Thực hiện được thành thạo việc viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm 
3. Thái độ: Có tình yêu đối với môn học
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, bài văn hay.
2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, LTTH.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
? Trình bày cách tóm tắt văn bản tự sự?
? Kể tóm tắt 1 văn bản tự sự mà em đã học?
* Vào bài mới: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ 1: Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự .
- Gv yêu cầu đọc đoạn văn sgk
? Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Văn bản đó được viết theo PTBĐ chính nào?
* TL nhóm: 5 nhóm (4 phút)
? Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên
- Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét
- HS khác NHậN XÉT, gv NHậN XÉT chốt kiến thức
? Nhận xét vị trí của các yếu tố đó trong bài văn? 
? Vậy trong bài văn tự sự ngoài yếu tố tự sự ra còn có những yếu tố nào khác? Những yếu tố này xuất hiện ntn trong văn bản?
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ 
- Giáo viên treo bảng phụ chép đoạn văn sau khi đã lược bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm
? Yêu cầu HS đọc, so sánh 2 đoạn văn rồi nhận xét về hiệu quả diễn đạt của mỗi cách?
 ? Từ đó em thấy các yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì trong văn tự sự?
- GV chuẩn xác, chốt ghi nhớ
? Vậy ta có thể bỏ yếu tố tự sự đi được không? Vì sao?
? Như vậy trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả; biểu cảm được thể hiện như thế nào ? Chúng có tác dụng gì ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
1. Xét VD- sgk
- VB: Trong lòng mẹ
- PTBĐ: Tự sự
- Yếu tố tự sự:
+ Mẹ tôi vẫy tôi ; tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ ; mẹ kéo tôi lên xe ; tôi oà khóc ; mẹ tôi khóc theo ; tôi ngồi bên mẹ ; ngả đầu vào cánh tay mẹ ; quan sát gương mặt mẹ
- Yếu tố miêu tả :
+ thở hồng hộc; trán đẫm mồ hôi ; ríu cả chân lại ; mẹ tôi không còm cõi ; gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong ; nước da mịn ; làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
- Các yếu tố biểu cảm : 
+ Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ
+ Hay tại sự sung sướng bỗng được ôm nhìn  sung túc
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp lạ thường
+ Phải bé lại à có một êm dịu vô cùng
-> Các yếu tố tự sự, tả, biểu cảm đan xen hài hòa tạo nên một mạch văn thống nhất 
* Ghi nhớ ý 1
Đoạn văn của tác giả
Đoạn văn đã lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm
-> Hấp dẫn, sinh động, sâu sắc 
-> Khô khan, không gợi được cảm xúc và không lôi cuốn người đọc
* Ghi nhớ ý 2 
- Bỏ yếu tố tự sự: không còn là truyện nữa và trở lên vu vơ, khó hiểu.
2. Ghi nhớ .
3. Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Tìm một đoạn văn trong một văn bản rồi chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong từng đoạn văn ?
- Tổ chức cho HS thảo luận
- Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét
- HS khác NHậN XÉT, gv NHậN XÉT chốt kiến thức
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
? Viết 1 đoạn văn kể lại những giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân?
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn đã viết
- Nhận xét, sửa chữa, GV cho điểm.
 Bài tập 1.
- VD: Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của tôi trên đường đến trường
Yếu tố miêu tả
Yếu tố biểu cảm
- Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ
- Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh
- Con đường làng dài và hẹp
- Lòng tôi tưng bừng rộn rã
- Tự nhiên thấy lạ
- Lòng tôi có sự thay đổi
- Văn bản''Lão Hạc''
''Chao ôi... xa tôi dần dần''.
+ Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng ngấm ngầm, lão từ chối... xa tôi dần dần...
+ Biểu cảm: Chao ôi... không nỡ giận.
Bài tập 2
4. Hoạt động vận dụng.
- Đọc phần đọc thêm (sgk)
- Viết đoạn văn kể về bà trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm? 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm đọc các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm hay.
* Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 trong SGK trang 74.
* Xem trước v. bản ''Đánh nhau với cối xay gió'' ( Đọc kĩ trước vb, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, PTBĐ, phân chia các đoạn, trả lời các câu hỏi trong sgk...)
Ngày soạn: / /2019 Ngày dạy: / / 2019
Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 25. 
 Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (T1)
 ( Trích : Đôn Ki – hô – tê) (M.Xéc-van-tét)
I. MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được : 
1. Kiến thức: - Bước đầu hiểu về tác giả Xec-van-tét. 
- Bước đầu hiểu về trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê; Xan-chô Pan-xa tương phản trước trận đấu, từ đó rút ra bài học thực tiễn
2.Kĩ năng: - Tiếp tục rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
3.Thái độ: - Có thái độ đúng đắn khi nhìn nhận,đánh giá mọi việc.
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ :	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, chân dung tác giả Xec-van-tét và tranh minh hoạ 2 nhân vật trong truyện.
2. HS: Học bài cũ. Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng, trình bày 1 phút.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử dụng trong truyện'' Cô bé bán diêm '' là gì? Phân tích một vài dẫn chứng?
? Tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh 1 que diêm, còn ở lần cuối cùng em lại đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao?
* Vào bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tây Ban Nha là đất nước ở phía tây châu Âu, trong thời đại Phục Hưng (XIV-XVI) đất nước này đã sản sinh ra nhà văn vĩ đại Xec-van-tét với tác phẩm bất hủ - Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của gv và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Đọc - Tìm hiểu chung 
- HS hỏi, bạn tả lời để tìm hiểu về nhà văn Xéc-van-tét.
- GV giới thiệu ảnh chân dung

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_nguyen_duc.doc
Giáo án liên quan