Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 - Đặng Tố Uyên
3. Bài mới:
a. Dẫn dắt:
GV: Tích hợp môn âm nhạc
- Cho HS nghe 1 đoạn trong bài hát “Lòng mẹ.”. Đặt câu hỏi:
? Bài hát đang nói về ai? (Mẹ)
? Vậy ngoài từ “mẹ” còn những từ nào cũng nói về mẹ? (má, bu, bầm, u, mạ, má, mẫu thân.)
Như vậy chúng ta thấy trong những trường hợp trên, các từ như má, bu, bầm, u, mạ, má là những từ thuần việt được sử dụng ở một (1 số) vùng miền nhất định trên đất nước ta.( còn gọi là từ địa phương, các em sẽ được học ở lớp 8) Còn từ mẫu thân lại là một từ Hán Việt được sử dụng để biểu thị những sắc thái biểu cảm nào? Và chúng ta sử dụng nó trong những trường hợp nào cho phù hợp? Trong quá trình giao tiếp, trong một số trường hợp đặc biệt chúng ta bắt buộc phải sử dụng từ Hán Việt mà ta không thể thay thế bằng từ thuần Việt. Tiết học ngày hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
b. Bài mới.
GIÁO ÁN THAO GIẢNG “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC” Tuần 6: Tiếng việt: TỪ HÁN VIỆT (tiếp theo) I. Mục tiêu + Kiến thức: Giúp HS. - Hiểu được các sắc thái riêng của từ Hán Việt. - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt. + Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. + Thái độ. - Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ, sử dụng từ HV đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Định hướng phát triển năng lực. - Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt. - Phát hiện từ Hán Việt trong văn bản và nghĩa của từ Hán Việt. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGV, SGK, soạn giáo án, sử dụng màn hình tivi. 2. Học sinh: Đọc - trả lời câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp. 2. Trò chơi khởi động: tích hợp môn GDCD( giáo dục lòng yêu Tổ Quốc) Mỗi tổ có 30 giây chọn một hình tham gia lật tranh tìm từ Hán Việt. Đặt câu với từ Hán Việt vừa tìm được.Mỗi tổ đặt câu hay, đúng ngữ pháp được 10 điểm. Từ những dữ kiện tìm được, tổ nào mở được chìa khóa đoán được địa danh, tổ đó sẽ nhận được một phần thưởng đặc biệt. Bức tranh 1: Chi tiết nào nổi bật nhất trong bức ảnh? -> Lá cờ -> Quốc kì. Bức tranh 2: Đây là việc thường làm vào mỗi sáng thứ 2.-> Chào cờ-> hát Quốc ca Bức tranh thứ 3: Đây là cảnh đẹp của một tỉnh mà tên gọi của nó có nghĩa là sông lớn. -> Hà Giang Bức tranh thứ 4: Đường phân chia ranh giới giữa hai nước gọi là gì?-> Biên giới. Bức tranh khóa: CỘT CỜ LŨNG CÚ -> Quốc kì Việt Nam tung bay trên đỉnh cột cờ Lũng Cú GV: Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý, ANQP: Trên bản đồ Việt Nam, Lũng Cú là một chóp nón đầy kiêu hãnh, là vùng đất mà người Việt Nam nào cũng muốn một lần đặt chân đến. Tọa lạc cao nhất của “Mỏm cực bắc”. Cột cờ Lũng Cú – Một di tích lịch sử quốc gia đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ quốc Việt Nam. Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Đây là nơi địa đầu của Tổ quốc. Theo sử sách ghi lại, cột cờ Lũng Cú ra đời từ thời nhà Lý. Thái úy Lý Thường Kiệt đã cho cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta.. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887, đến năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước. 3. Bài mới: a. Dẫn dắt: GV: Tích hợp môn âm nhạc - Cho HS nghe 1 đoạn trong bài hát “Lòng mẹ...”. Đặt câu hỏi: ? Bài hát đang nói về ai? (Mẹ) ? Vậy ngoài từ “mẹ” còn những từ nào cũng nói về mẹ? (má, bu, bầm, u, mạ, má, mẫu thân...) Như vậy chúng ta thấy trong những trường hợp trên, các từ như má, bu, bầm, u, mạ, má là những từ thuần việt được sử dụng ở một (1 số) vùng miền nhất định trên đất nước ta.( còn gọi là từ địa phương, các em sẽ được học ở lớp 8) Còn từ mẫu thân lại là một từ Hán Việt được sử dụng để biểu thị những sắc thái biểu cảm nào? Và chúng ta sử dụng nó trong những trường hợp nào cho phù hợp? Trong quá trình giao tiếp, trong một số trường hợp đặc biệt chúng ta bắt buộc phải sử dụng từ Hán Việt mà ta không thể thay thế bằng từ thuần Việt. Tiết học ngày hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. b. Bài mới. Hoat động cuả giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Sử dụng từ Hán Việt - HS đọc ví dụ ở sgk/81,82. Trả lời câu hỏi. ? Tại sao các câu văn lựa chọn các từ ngữ Hán Việt in đậm để dùng mà không phải là những từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự trong ngoặc? ? Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người?Tên địa danh? Tạo sắc thái trang trọng Tích hợp môn Địa lý: ? Em hãy liệt kê một vài số tỉnh thành dùng từ Hán Việt để đặt tên Vd: Hà Giang, Thái Bình, Hải Dương ? Em hãy giải nghĩa các từ in đậm trong ví dụ (b), từ đó cho biết các từ ngữ đó tạo được sắc thái gì cho đoạn văn? ? Những từ ngữ đó hiện còn được sử dụng phổ biến nữa hay không? ? Qua tìm hiểu những ví dụ trên, em hãy cho biết sử dụng từ Hán Việt thích hợp sẽ mang lại những sắc thái biểu cảm nào? GV chuyển ý: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu những sắc thái biểu cảm của từ Hán việt. Thế nhưng trong một số trường hợp khác, từ Hán Việt có mang lại sắc thái biểu cảm như trên hay không, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp phần 2. - HS đọc ví dụ ở sgk, trả lời câu hỏi. ? Theo em, trong các cặp câu, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao? đề nghị: từ bày tỏ ý kiến, đề xuất trong các cuộc hội họp ? Theo em, từ “nhi đồng” trong cách diễn đạt thứ nhất đã phù hợp chưa? ?Sử dụng từ Hán Việt trong khi nói và viết cần chú ý điều gì? I/ Sử dụng từ Hán Việt 1. Sử dụng từ ghép Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm a/Ví dụ a: sgk/81,82 - Phụ nữ: sắc thái trang trọng - Từ trần, mai táng: thái độ tôn kính - Tử thi : sắc thái tao nhã, tránh thô tục, ghê sợ. b/Ví dụ b: sgk/ 82 kinh đô, yết kiến, bệ hạ, trẫm, thần : sắc thái cổ xưa. * Ghi nhớ (sgk/ 82) 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt a/Ví dụ a: sgk/82 - đề nghị: từ bày tỏ ý kiến, đề xuất trong các cuộc hội họp->không phù hợp ngữ cảnh giao tiếp giữa hai mẹ con. b/Ví dụ b: sgk/82 - nhi đồng: -> không phù hợp ngữ cảnh giao tiếp. - trẻ em: từ thuần Việt , tự nhiên, trong sáng, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp * Ghi nhớ: (sgk) Hoạt động 2: Luyện tập GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở sgk. Việc sử dụng yếu tố Hán Việt trong đời sống cần phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp như thế nào, chúng ta cùng luyện tập. ? Tìm các từ Hán Việt có trong đoạn trích góp phần tạo nên sắc thái cổ? giảng hòa: ngừng việc tranh giành nhau, tranh cãi nhau Cầu thân: xin kết hôn với ai hoặc làm thông gia với ai. Hòa hiếu: có quan hệ ngoại giao hòa bình với nhau. Nhan sắc: sắc đẹp vẻ ngoài của phụ nữ. tuyệt trần: tốt đẹp nhất trên đời, không có gì sánh bằng. Bài tập 4 II. Luyện tập: Bài tập 1: sgk/83 - mẹ, thân mẫu; - phu nhân, vợ; - sắp chết, lâm chung; - giáo huấn, dạy bảo. Bài tập 3: sgk/84 cố thủ , giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu. nhan sắc tuyệt trần. Bài tập 4: sgk/84 Bảo vệ -> giữ gìn Mỹ lệ -> đẹp đẽ 4. Củng cố: SƠ ĐỒ TƯ DUY TRÒ CHƠI CHIẾC NÓN KÌ DIỆU Hoàn thành câu thơ sau: ..sáo vẳng trâu về hết. Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng Các từ đa tạ, phụ vương , hoàng hậu thường dùng trong văn thơ để tạo sắc thái gì? Đây là tên của Bác Hồ dùng trong khi hoạt động ở nước ngoài: Nguyễn Các từ chỉ tên người, địa lí như cô Nụ, bác Tèo, tỉnh Đồng Nai có phải là từ Hán Việt không? Không nên dùng từ Hán Việt để tạo sác thái nào sau đây: Trang trọng, tao nhã, cổ, châm biếm Các từ sơn hà, xâm phạm, trí lực thuộc loại từ ghép nào? Các từ đại tiện, tiểu tiện, thổ huyết được dùng để tạo sắc thái trang trọng hay tao nhã. Đây là nhan đề một bài thơ của Trần Quang Khải mà em đã được học. Người lái máy bay còn gọi là gì? Khi nói hoặc viết ta không nên lạm dụng từ Hán Việt là đúng hay sai? Các từ vạn cổ, quốc kỳ, thiên thư thuộc từ ghép đẳng lập hay chính phụ? Điền từ thích hợp vào câu văn sau: “Biết bao chiến sĩ đã . Cho độc lập, tự do của Tổ Quốc” Yêu cầu: hoàn thành các câu trả lời vào ô chữ, mỗi câu tương ứng với từng ô chữ. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Từ khóa: ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ: CÓ MỘT KHÔNG CÓ HAI 5. Dặn dò - Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học. - Chuẩn bị bài mới: đặc điểm văn biểu cảm
File đính kèm:
- Bai 6 Tu Han Viet tiep theo_12683723.doc