Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ CÁC LOẠI TỪ GHÉP: có 2 loại.

1/ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ: tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

2/ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp không phân biệt tiếng chính và tiếng phụ.

II/ NGHĨA CỦA TỪ GHÉP:

- Nghĩa của từ ghép chính phụ mang tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn tiếng tạo nên nó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	
Tiết: 3	
NS: 17.08.15
 TỪ GHÉP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: HS nhận biết được: 
	- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. 
	- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận diện các loại từ ghép. 
	- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. 
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. 
 3. Thái độ: 
 HS thấy được phong phú của từ loại Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ. 
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Ở lớp 6, các em đã nắm được k/n của từ ghép (đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau). Để các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép, chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Từ ghép”(GV ghi tựa bài lên bảng).
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Trình bày phần chuẩn bị cho GV kiểm tra.
- Lắng nghe. Ghi tựa bài vào tập.
- 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
I/ CÁC LOẠI TỪ GHÉP: có 2 loại.
1/ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ: tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
2/ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp không phân biệt tiếng chính và tiếng phụ.
II/ NGHĨA CỦA TỪ GHÉP:
- Nghĩa của từ ghép chính phụ mang tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn tiếng tạo nên nó.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ ghép.
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ 1, 2 SGK/12 + gọi HS đọc ví dụ.
YC: Hãy chỉ ra tiếng chính và tiếng phụ trong 2 từ ghép “ bà ngoại”, “thơm phức”?
H: Tiếng nào bổ sung ý nghĩa cho tiếng nào?
* GV giảng: Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ gọi là từ ghép chính phụ.
 - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ SGK / 14 (mục 2).
- GV gọi HS đọc, các HS còn lại quan sát.
 H: Trong từ “quần áo” và “trầm bổng” có phân biệt tiếng chính, tiếng phụ hay không? Vì sao?
* GV giảng: Từ ghép có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp gọi là từ ghép đẳng lập.
ð GV hệ thống kiến thức.
H: Có mấy loại từ ghép? Thế nào là từ ghép chính phụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
+ Ghi bảng.
+ Chuyển ý.
YC: Hãy so sánh nghĩa của từ “bà” với từ “bà ngoại”, “thơm” với “thơm phức”.
H: So sánh nghĩa của từ “quần” với từ “quần áo”, “ bổng” với “trầm bổng” có gì khác nhau?
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
+ Ghi bảng.
- Cá nhân nhắc lại kiến thức cũ.
- Quan sát bảng phụ + đọc ví dụ.
- Cá nhân: bà(chính), ngoại (phụ), thơm(chính), phức (phụ).
- Cá nhân: Tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính.
- Nghe giảng.
- Đọc.
- Cá nhân: Không phân biệt tiếng chính tiếng phụ vì các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
- Nghe giảng.
- Cá nhân trả lời dựa vào phần phân tích mẫu.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: bà ngoại hẹp hơn bà, thơm phức hẹp hơn thơm.
- Cá nhân: trầm bổng khái quát hơn bổng, quần áo khái quát hơn quần.
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Ghi vào tập.
* Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
III/ LUYỆN TẬP:
Bài 1:
- Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới.
Bài 2: Thêm tiếng đứng sau tạo thành từ ghép chính phụ: bút chì, thước kẻ, trắng xóa,
Bài 3: Thêm tiếng đứng sau tạo thành từ ghép đẳng lập: núi đồi, ham muốn, xinh đẹp, tươi tốt,
Bài 4:
 Sách vở à từ ghép đẳng lập.
Bài 5: Tất cả các loại hoa có màu hồng gọi là hoa hồng là sai vì hoa hồng là tên một loài hoa. 
- Cho HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu.
+ Gọi HS trình bày miệng.
+ Nhận xét bài làm của HS.
- Cho HS đọc bài 2 và nêu yêu cầu.
+ Gọi HS trình bày miệng.
+ Nhận xét bài làm HS. 
- Cho HS đọc bài 3 và nêu yêu cầu.
+ Gọi HS lên bảng.
+ Nhận xét bài làm hs.
- Cho HS đọc bài 4 và nêu yêu cầu bài tập.
+ HS làm theo nhóm.
+ Nhận xét bài làm HS.
- Cho HS đọc bài 5 và nêu yêu cầu.
+ Cho HS làm theo nhóm.
+ Thu phiếu học tập.
- Đọc bài tập và nêu yêu cầu.
+ HS làm bài và trình bày bài làm của mình.
- Đọc bài tập và nêu yêu cầu.
+ Cá nhân: trình bày bài làm của mình.
- Đọc bài tập và nêu yêu cầu.
+ Làm bài trên bảng.
- Đọc bài tập và nêu yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày.
- Đọc bài tập và nêu yêu cầu.
+ Làm theo nhóm.
+ Nộp phiếu học tập.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Có mấy loại từ ghép? Thế nào là từ ghép chính phụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
H: Nêu cơ chế tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập và chính phụ?
- Học bài.
- Chuẩn bị bài “Liên kết trong văn bản”, “Bố cục của văn bản”.
- Cá nhân nhắc lại kiến thức đã học.
- Nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc
Giáo án liên quan