Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trua (Xuân Quỳnh) - Năm học 2019-2020

H. Qua sự chuẩn bị bài ở nhà nêu hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh?

- Xuân Quỳnh cùng với chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn thảm khốc năm 1988

- Mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ, hai chị em sống với bà suốt những năm tuổi nhỏ.

- Bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

* Đó là những hình ảnh cũng như một số nét về tác giả vậy bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

H. Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời gian nào?

-Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Gv hướng dẫn HS đọc: Nhịp 3/2, 2/3, nhấn mạnh điệp câu – điệp ngữ: tiếng gà trưa ở đầu các đoạn 2,3,4,7.

- Chú ý đọc giọng vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ – trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê.

- GV đọc bài, gọi HS đọc 1 lượt

H. Bài thơ được viết theo thể thơ?

- Ngũ ngôn biến đổi linh hoạt các câu đều 5 tiếng có xen kẽ ba tiếng Điệp ngữ tiếng gà trưa.

=> Những biến đổi linh hoạt này phù hợp với sự thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trua (Xuân Quỳnh) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2019
 Ngày giảng: 28/11/2019 
 Tiết 53 - Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA 
 -Xuân Quỳnh - 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh..
 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình.
4. Định hướng phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy.
 - Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, CKTKN.
 2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
 3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não, bình giảng, đọc diễn cảm.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian : 5p
- Điều chỉnh :.............................................
1.Ổn định tổ chức:Vắng:...................................................................... 
2.Kiểm tra bài cũ: 
H. Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa của bài thơ?
3.Bài mới:
Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam thì Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc. Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường nhật. Đồng thời bộc lộ rung cảm, khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm. Vậy bài thơ Tiếng gà trưa biểu lộ những tình cảm gì? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung bài thơ.
 - Mục tiêu:HS nắm được tác giả, bố cục, thể loại, ý nghĩa của văn bản
 - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian: 15p
 - Điều chỉnh:................................
- Gọi HS đọc chú thích* 
H. Qua sự chuẩn bị bài ở nhà nêu hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh?
- Xuân Quỳnh cùng với chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn thảm khốc năm 1988
- Mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ, hai chị em sống với bà suốt những năm tuổi nhỏ.
- Bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
* Đó là những hình ảnh cũng như một số nét về tác giả vậy bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
H. Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời gian nào? 
-Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Gv hướng dẫn HS đọc: Nhịp 3/2, 2/3, nhấn mạnh điệp câu – điệp ngữ: tiếng gà trưa ở đầu các đoạn 2,3,4,7.
- Chú ý đọc giọng vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ – trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê.
- GV đọc bài, gọi HS đọc 1 lượt
H. Bài thơ được viết theo thể thơ? 
- Ngũ ngôn biến đổi linh hoạt các câu đều 5 tiếng có xen kẽ ba tiếng Điệp ngữ tiếng gà trưa.
=> Những biến đổi linh hoạt này phù hợp với sự thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ
H. Bài thơ có sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H. Bài thơ được chia làm mấy phần? Nêu vị trí và nội dung từng phần?
(1) Từ đầu đến " Nghe gọi về tuổi thơ"
Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
(2) Tiếp theo đến " Đi qua nghe sột soạt"
Những kỷ niệm tuổi thơ được khơi dậy từ tiếng gà trưa .
(3) Phần còn lại; Những suy ngẫm từ tiếng gà trưa.
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả: 
- Xuân Quỳnh (1942- 1988) 
- Quê: Làng La Khê- ven thị xã Hà Đông - Hà Tây.
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mĩ. 
- Nội dung thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị.
2. Tác phẩm
- Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Trích từ tập Hoa dọc chiến hào (1968) .
a. Đọc.
b. Thể thơ: 
 - Ngũ ngôn
c. Phương thức biểu đạt.
 - Biểu cảm, miêu tả, tự sự
d. Bố cục: 
 - 3 phần.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài thơ
 - Mục tiêu:HS nắm được nội dung, nghệ thuật phần 1 bài thơ
 - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng.
 - Thời gian: 20p
 - Điều chỉnh:.....................................................................................................
* Như vậy bài thơ được chia làm ba phần chúng ta cùng tìm hiểu theo trình tự như vậy.
H. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?
 - Tiếng gà nhảy ổ gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà, nhớ hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, nhớ lần nhìn gà đẻ trứng bị bà mắng, nhớ hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng để cháu có được bộ quần áo mới, từ hồi ức tuổi thơ nhà thơ nghĩ về mục đích cuộc chiến đấu hôm nay vì tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, tiếng gà, ổ trứng.
 Gọi Hs đọc phần 1 
H. Nêu nội dung phần 1?
- Tiếng gà trưa khơi dậy tình cảm làng quê.
H. Âm thành tiếng gà vọng vào tâm trí của tác giả trong thời điểm nào,ở đâu, hoàn cảnh nào?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H.Nêu hiểu biết cụm từ hành quân xa?
- Gợi cuộc hành quân vất vả, xa xôi nhiều gian nan, khó khăn.
H.. Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tâm trí nhà thơ lại bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
- Tiếng gà là âm thanh gần gũi quen thuộc của làng quê.
- Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng tạo nên niềm vui cho người nông dân
H. Trên đường hành quân ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào? 
 (ba câu đoạn1)
H. Tại sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó của con người?
- Buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh.
- Tiếng gà quê đem lại niềm vui cho con người, có thể giúp con người vơi đi nỗi vất vả.
- Đánh thức kỉ niệm xa xưa đưa người chiến sĩ sống lại những năm tháng tuổi thơ.
H. Ở khổ thơ đầu từ nào được nhắc lại? Qua đó cho thấy tác giả có sử dụng nghệ thuật nào
H. Tác giả cảm nhận âm thanh tiếng gà bằng những giác quan nào?
- Thính giác, thị giác, bằng tâm hồn. 
H. Ngoài nghệ thuật điệp từ khổ thơ còn sử dụng nghệ thuật nào nữa?
 -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
H. Qua phân tích cho thấy khổ 1 tác giả có sử dụng nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trên?
* Như vậy toàn bộ phần 1 đã mở ra một không gian, thời gian thanh bình sâu lắng làm dịu đi không khí ác liệt của chiến tranh giúp cho người lính có chút yên tĩnh để thức dậy tình cảm làng quê, tình bà cháu
II. Tìm hiểu bài thơ.
 1. Tiếng gà trưa khơi dậy tình cảm làng quê.
 - Thời điểm: Buổi trưa, bên xóm nhỏ.
- Hoàn cảnh: Trên đường hành quân xa.
- Tiếng gà trưa: 
 + Là âm thanh gần gũi quen thuộc của làng quê, dự báo điều tốt lành.
-> Kỉ niệm khó quên.
- Nghệ thuật:
 - Điệp từ 
 -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Tình yêu làng quê thắm thiết, sâu đậm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. 
- Mục tiêu cần đạt: Hs đọc đúng đọc hay .
- Phương pháp: Đọc diễn cảm.
- Thời gian: 2p
 H. Đọc diễn cảm bài thơ .
 - Điều chỉnh:..
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. 
- Mục tiêu cần đạt: Tạo lập văn bản.
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p
 H. Nêu cảm nhận của em về âm thanh tiếng gà trưa trong tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân?
- Điều chỉnh:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm 
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 1p
 + Sưu tầm những bài thơ về tác giả Xuân Quỳnh.
- Điều chỉnh:.....................................................................
* Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc lòng phần 1 và phần 2 bài thơ.
 - Soạn tiếp phần còn lại tiết sau học tiếp.
Ngày soạn : 27/11/ 2019
 Ngày giảng: 29/11/ 2019 
 Tiết 54 - Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA ( Tiếp) 
 - Xuân Quỳnh - 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa.
 - Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ, điệp từ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình.
4. Định hướng phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
 - Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, CKTKN.
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não, bình giảng.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian : 15p
 - Điều chỉnh :..............................................
1.Ổn định tổ chức:..............Vắng:
2. Kiểm tra 15 phút: 
 Đề bài: Chép lại chính xác khổ thơ đầu bài thơ “tiếng gà trưa” ? Vì sao tiếng gà trưa thức dậy tình cảm của làng quê?
	 Gợi ý đáp án: 
	+ Học sinh chép lại chính xác bài thơ.
	+ Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm của làng quê vì: Tiếng gà là âm thanh gần gũi quen thuộc của làng quê. Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng tạo nên niềm vui cho người nông dân..
3.Bài mới.
* Giới thiệu bài mới: 
 Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ nào? Tình cảm bà cháu trong những kỷ niện đó ra sao? Những suy nghĩ nào gợi lên từ tiếng gà trưa? Hôm nay, ta vào tìm hiểu tiếp phần còn lại để nắm rõ điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
 * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chi tiết.
 - Mục tiêu:HS nắm được nội dung phần 2 và phần 3 bài thơ, đọc diễn cảm
 - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, bình giảng.
 - Thời gian: 20p
 - Điều chỉnh:..
- Gọi hs đọc khổ 2, 3, 4, 5,6,7 và yêu cầu hs quan sát tranh và cho biết nội dung đoạn thơ ?
H. Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm gì? Gợi nhớ ai ?
 - Hình ảnh con gà mái với những quả trứng hồng.
- Hình ảnh người bà....
H.Những con gà mái, quả trứng hồng được gợi tả qua những chi tiết nào?Sắc màu của trứng , gà gợi tả vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê?
-Gợi tả vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà, bình dị trong cuộc sống làng quê.
H .Trong âm thanh tiếng gà những kỉ niệm về tình bà cháu đã hiện về như thế nào?
- Cháu nhớ lần cháu nhìn trộm gà đẻ bà nói làm cháu lo sợ
H .Chi tiết bà mắng gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu?
- Vì bà muốn cháu mình sau này được xinh đẹp, có hạnh phúc.
H .Sau lời mắng yêu là hình ảnh nào của bà được hiện về? 
-Cách chăm chút từng quả trứng.
H. Cảm nghĩ của em như thế nào về hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng trên tay?
- Sự tần tảo chắt chiu, chịu thương, chịu khó của bà.
- Gọi HS đọc khổ cuối.
H.Qua khổ thơ hình ảnh bà được hiện lên qua chi tiết nào?
-Nỗi lo của bà.
H. Nỗi lo của bà trong đoạn thơ này gợi những cảm nghĩ gì trong em?
- Những việc làm của bà đều biểu hiện tình yêu giản dị thầm lặng của bà.
H.Qua những cử chỉ và lời nói hình ảnh ảnh người bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
- Bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu
H.Vì sao tình bà cháu lại thành kỷ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?
- Vì đó là tình cảm gia đình, tình quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu ở mỗi con người.
- Gọi HS đọc phần 3 bài thơ 
H.Từ tiếng gà trưa tác giả đã suy tư những gì ?
Suy tư về hạnh phúc
Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay.
H.Vì sao tiếng gà trưa mang bao điều hạnh phúc ?
-Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm gia đình, quê hương, là âm thanh bình dị của quê hương. 
- Gọi HS đọc khổ thơ cuối bài thơ.
H.Khổ thơ cuối biện pháp nào được sử dụng ? Nêu tác dụng ?
II. Tìm hiểu bài thơ.
 1. Tiếng gà trưa khơi dậy tình cảm làng quê.
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ
a. Hình ảnh con gà mái với những quả trứng hồng.
- Gợi tả vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà, bình dị trong cuộc sống làng quê.
b.Hình ảnh người bà 
 - Lời mắng yêu. 
 - Cách chăm chút từng quả trứng.
-> Sự tần tảo chắt chiu, chịu thương, chịu khó của bà.
- Nỗi lo của bà.
 + Lo vì niềm vui của cháu.
-> Biểu hiện tình yêu giản dị thầm lặng của bà.
=> Bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu.
- Tình cảm gia đình, tình quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu ở mỗi con người
3. Những suy nghĩ gợi lên từ tiếng gà trưa.
 a. Suy tư về hạnh phúc.
- Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm gia đình, quê hương, là âm thanh bình dị của quê hương. 
b. Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay.
- Nghệ thuật: Lặp từ
-> khẳng định niềm tin của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình dị.
Hoạt động 2: HDHS tổng kết
 - Mục tiêu:HS nắm được nội dung và nghệ thuật chính trong bài thơ.
 - Phương pháp: Vấn đáp, quy nạp.
 - Thời gian: 5p
 - Điều chỉnh:..................................
H. Nêu nghệ thuật tiêu biểu?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H. Nội dung cơ bản của bài thơ?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
- Kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra mặt trận
- Gọi Hs đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
1. Nhệ thuật
- Sử dụng hiêu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi kỷ niệm lần lượt hiện về
- Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ cảm xúc.
2. Nội dung
- Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỷ niệm tuổi thơ, tình bà cháu không thể nào quên của người chiến sĩ.
- Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả.
* Ghi nhớ (SGK- 151)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. 
- Mục tiêu cần đạt: Khắc sâu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm.
- Thời gian: 2p 
 H. Tiếng gà trưa đã khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ nào trong bài thơ?
 - Điều chỉnh:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. ( Về nhà)
- Mục tiêu cần đạt: Tạo lập văn bản.
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p 
 H.Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học bài Tiếng gà trưa.
- Điều chỉnh:.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm 
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 1p
 H. Sưu tầm những bài thơ viết về tình cảm gia đình, quê hương.
 * Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Điệp ngữ.
- Đọc các ví dụ và trả lời câu 
- Điều chỉnh:...........................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 13 Tieng ga trua_12725871.doc
Giáo án liên quan