Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và Dấu chấm phẩy - Năm học 2015-2016

Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các ngữ liệu sau?

a/ Em tôi bước vào lớp:

- Thưa cô, em đến chào cô . ( Thủy nức nở )

 ( Khánh Hoài )

b/ Nó nói nó không đến được. Nó bận lắm, bận . ngủ.

c/ Tin mới đây. Tin mới là . không có gì cả.

HS: Trả lời nhanh.

GV: Chốt ý. Có khi sử dụng dấu chấm lửng còn tạo hiệu quả tu từ: biểu thị sự dí dỏm, hài hước.

* Gợi ý:

a/ => Lời nói bị bỏ dở do nghẹn ngào xúc động.

b/ => Dùng để biểu thị sự hài hước, dí dỏm.

c/ => Dùng để biểu thị sự hài hước, dí dỏm.

 Có khi sử dụng dấu chấm lửng còn tạo hiệu quả tu từ: biểu thị sự dí dỏm, hài hước.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và Dấu chấm phẩy - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/03/2016	
Ngày dạy: 05/04/2016
TIẾT 119: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
 - Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
2. Kĩ năng:
 - Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. 
 - Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. 
3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong nói và viết.
4. Năng lực cần đạt:
 - Trình bày ý kiến cá nhân
 - Thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị 
1. Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ
1. Giáo viên: 
 - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ , giấy grap.
2. Học sinh:
 - Giấy nháp, SGK, chuẩn bị bài ở nhà.
III. Thiết kế các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút )
Câu hỏi 1: Thế nào là phép liệt kê? Có mấy kiểu liệt kê?
Câu hỏi 2: Em hãy đặt một câu văn có sử dụng phép liệt kê với nội dung giới thiệu một số món ăn nổi tiếng của Huế?
Câu 1
Câu 2
Sự sắp xếp một loạt các từ tương tự nhau để diễn tả cụ thể sâu sắc một sự việc, các khía cạnh khác nhau.
Có hai kiểu liệt kê;
+ Liệt kê theo từng cặp
+ Liệt kê không theo từng cặp
Nói đến Huế ai trong chúng ta cũng biết những món ăn nổi tiếng như,mè xửng, bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm,bánh đúc,.....
 3. Bài mới: ( 3 phút )
GV gợi tình huống: Ở lớp 6 e đã được học những dấu câu nào?
HS kể: Dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, chấm than.
GV: chốt ý
GV: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu thêm về hai dấu câu mới là: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Hoạt động của GV và HS
Đơn vị kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng
- GV treo bảng phụ
- HS: Đọc ví dụ 1 (SGK).
Hỏi 1: Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- HS: Trả lời
- Giáo viên: Chốt ý
* Gợi ý:
a. Còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa được liệt kê hết.
b. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ ( vì đê đã vỡ ).
c. Làm giản nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “ bưu thiếp” ( một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
GV: Treo bảng phụ
Bài tập nhanh:
 Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các ngữ liệu sau?
a/ Em tôi bước vào lớp:
- Thưa cô, em đến chào cô ... ( Thủy nức nở )
 ( Khánh Hoài )
b/ Nó nói nó không đến được. Nó bận lắm, bận ... ngủ.
c/ Tin mới đây. Tin mới là ... không có gì cả.
HS: Trả lời nhanh.
GV: Chốt ý. Có khi sử dụng dấu chấm lửng còn tạo hiệu quả tu từ: biểu thị sự dí dỏm, hài hước...
* Gợi ý:
a/ => Lời nói bị bỏ dở do nghẹn ngào xúc động.
b/ => Dùng để biểu thị sự hài hước, dí dỏm...
c/ => Dùng để biểu thị sự hài hước, dí dỏm... 
 Có khi sử dụng dấu chấm lửng còn tạo hiệu quả tu từ: biểu thị sự dí dỏm, hài hước...
Hỏi 2: Qua các ví dụ trên, em có thể rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng.
- HS trả lời:
- HS: Đọc ghi nhớ (SGK).
Bài tập nhanh: Đặt một câu có sử dụng dấu chấm lửng? Và nêu công dụng của nó?
- HS đặt câu- lên bảng làm ( thảo luận nhóm).
* Gợi ý: 
a.Tùngtùngtùng . Một hồi trống vang lên. 
b. Ba giâybốn giâynăm giây . Lâu quá!
* Gợi ý:
a. => Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
b.=> Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy.
- GV: Treo bảng phụ.
- HS đọc:
Hỏi 3: Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
- HS trả lời:
- GV: chốt ý.
* Gợi ý
a. => Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp ( vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức)
b. => Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các biện pháp, các tầng ý trong khi liệt kê. ( ví dụ ở câu b, tác giả dùng dấu chấm phẩy liệt kê ra như vậy để cho người đọc thấy những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới đó là: ...
Hỏi 4: Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
- HS trả lời: 
- GV chốt ý:
a. Không thể thay, bởi lẽ các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau.
b. Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy để tránh hiểu sai ý các phần của câu.
Hỏi 5: Qua các ví dụ trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy.
- HS: Trả lời:
- GV: HS đọc ghi nhớ (SGK/122).
- GV: Treo bảng phụ:
- HS: Thảo luận nhóm, lên bảng viết.
Bài tập nhanh:
Hỏi 6: Thêm dấu phẩy dấu chấm phẩy vào chỗ trống và cho biết công dụng?
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ( )luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ( ) cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
* Đáp án: ( , ) , ( ; )
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- HS đọc:
Hỏi 7: Trong các câu trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- HS thảo luận nhóm ( 2 HS trình bày)
- GV nhận xét, chốt ý.
* Gợi ý: 
a. Dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng do sợ hãi, lúng túng ( - Dạ, bẩm...)
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở, không muốn nói ra ( chứ sao lại ... )
c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ, không muốn nhắc tới ( gia đình ... bó buộc y ).
Bài tập 2:
- HS đọc:
Hỏi 8: Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây?
- HS trả lời.
* Gợi ý: a, b, c => dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
- HS: Đọc và làm nhóm, lên bảng trình bày.
* Gợi ý:
 a. Câu có dùng dấu chấm lửng 
 Người ta đi thuyền đêm trên sông hương để ngắm cảnh trăng đẹp nhưng thật ra là để  ru hồn . Cứ mở đầu cuộc ru bằng khúc lưu thuỷ, kim tiền xuân phong  là đã thấy xao động tâm hồn.
b. Câu dùng dấu chấm phẩy 
 - Thuyền để thưởng thức ca Huế trên sông hương đượcchuẩn bị rất chu đáo : Mũi thuyền phải có không gian rộng để ngắm trăng; trong thuyền , phải có sàn gỗ có mui vòm trang trí lộng lẫy; xung quanh thuyền, có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng.
I. Dấu chấm lửng
1. Ví dụ: (SGK/ 121)
2. Nhận xét
a. “ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ... 
=> Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng chưa được liệt kê hết.
b. Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi !
=> Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói.
c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên ... bưu thiếp.
=> Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ.
3. Kết luận:
-Tỏ ý có nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
-Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
* Ghi nhớ (SGK).
II. Dấu chấm phẩy
1. Ví dụ ( SGK )
2. Nhận xét:
a. Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
b. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các biện pháp, các tầng ý trong khi liệt kê.
3. Kết luận:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
III. Luyện tập
Bài tập 1: ( SGK/123)
a. Dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở, không muốn nói ra.
c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ, không muốn nhắc tới.
Bài tập 2: ( SGK/ 123)
=> a, b, b. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài tập 3 ( SGK/123)
Viết đoạn văn về ca Huế trên Sông Hương, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
4. Dặn dò
- Học phần ghi nhớ
- Chuẩn bị bài mới: Văn bản đề nghị. 
Rút kinh nghiệm và bổ sung
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 	Huế ngày 02 tháng 04 năm 2016.
Giáo viên giảng dạy Sinh viên thực hện
 Nguyễn Thị Thanh Vân Nguyễn Dương Thị Mộng Diễm 

File đính kèm:

  • docxBai_29_Dau_cham_lung_va_dau_cham_phay.docx
Giáo án liên quan