Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2019-2020

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Qua bài kiểm tra, HS đánh giá được kết quả học tập về văn bản trữ tình dân gian, trung đại mà HS đã được học

- Nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung , tư tưởng nghệ thuật .

2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết bài kt từ việc học lí thuyết đi vào thực hành

3. Thái độ: Nâng cao hơn nữa ý thức học tập của HS

4. Định hướng năng lực:

 - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

 - Năng lực cảm thụ văn học

 - Năng lực trình bày văn bản ngắn

II- CHUẨN BỊ

- GV: Đề phô tô

- HS: CBB, học kĩ bài.

III- PHƯƠNG PHÁP: tái tạo

IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định:1’

GV kiểm tra sĩ số.

 2. Bài mới: Gv giao đề và HS làm bài: 42’

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / 11 / 2019
 Ngày dạy : / 11 / 2019
Tiết 45: Đọc văn: CẢNH KHUYA (Vọng nguyệt) 
 RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên Tiêu)
Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa, tinh tế, vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng.
3. Thái độ: Lòng kính yêu, biết ơn Bác, học tập ở Bác lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cái đẹp và tình thần lạc quan.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực đọc diễn cảm
- Năng lực quan sát, phát hiện 
- Năng lực tư duy, sáng tạo
- Năng lực cảm thụ
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Soạn kỹ giáo án + Ảnh Bác ở Việt Bắc.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi tìm, tái hiện, diễn giảng, thảo luận nhóm.
2. Học sinh:
- Đọc kỹ văn bản.
- Soạn trước bài.
III. BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Tìm hiểu chung
- Tác giả
- Thể loại
- Hoàn cảnh ra đời.
II. Đọc - hiểu văn bản
- Nhớ được những chi tiết, nét độc đáo của bài thơ.
- Cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật .
- Quan điểm cá nhân về tình yêu thiên nhiên, bản lĩnh CM
III. Tổng kết
- Viết đoạn văn, bài văn.
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.(5’)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế chủ động để HS bước vào bài mới.
2. Phương thức: Vấn đáp, thuyết trình.
3. Cách tiến hành:
 	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
 Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mặc dù bận rộn và lo lắng vận mệnh của đất nước, nhưng Bác vẫn giành thời gian cho thơ ca. Hai bài thơ: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng” là cảm xúc của Bác trước thiên nhiên, đã thể hiện vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp với tâm hồn chiến sĩ yêu nước.
*Hoạt động 2 (32’): Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
NL cần đạt
* Đơn vị kiến thức 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung.
1. Mục tiêu: HS đọc hiểu những vấn đề chung về tác giả, tác phẩm.
2. Phương thức: Nêu vấn đề, vấn đáp, đọc, nhóm...
3. Cách tiến hành:
Gọi HS đọc chú thích/141.
? Nêu những nét tóm tắt về tác giả, tác phẩm?
- GV nhận xét.
GV giảng ghi một số nét tiêu biểu.
? Cho biết thể thơ của bài thơ “Cảnh khuya”.
? Phiên âm của bài thơ “Rằm tháng Giêng thuộc thể thơ?
GV đọc diễn cảm.
HS rút ra nhịp đọc cho mỗi bài.
Cảnh khuya: C1: 3/4.
 C2: 4/3.
 C3: 4/3.
 C 4: 2/5.
Rằm tháng Giêng: C1: 2/2/3.
 C2: 2/2/3.
 C3: 4/3.
 C4: 2/2/3.
Gọi 2 HS đọc 2 văn bản.
Lớp nhận xét.
* Đơn vị kiến thức 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản 
1. Mục tiêu: HS hiểu được tâm trạng của bhai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai trường từ các chi tiết trong phần văn bản.
2. Phương thức: đọc, vấn đáp, nhóm, trình bày
3. Cách thực hiện:
Gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ “Cảnh khuya”.
? Ở hai câu thơ đầu vẻ đẹp của ánh trăng rừng thể hiện ntn?
? Thông qua những biện pháp nghệ thuật nào?
? Qua hai câu thơ đầu em cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên ở đâu ntn?
GV: Người ta thường ví tiếng đàn với tiếng suối, hoặc tiếng đàn với tiếng hát, nhưng Bác lại so sánh tiếng suối với tiếng hát.
- Vẻ đẹp hình ảnh, ánh trăng, bóng cây cổ thụ và khóm hoa đan dệt vào nhau in kên mặt đất. Bức tranh chỉ có hai màu sáng-tối, trắng-đen, tạo vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.
? Tâm trạng của Bác thể hiện qua câu thơ nào?
? Nghệ thuật nào tiếp tục được sử dụng?
? Vì sao Bác không ngủ được?
? Ý nghĩa khái quát mà bài thơ thể hiện là gì?
- Gọi HS đọc bài Rằm tháng Giêng.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ?
? Nghệ thuật nào được sử dụng?
? Thông qua bài thơ em cảm nhận được gì về hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ?
? “Bàn việc quân” nghĩa là?
GV: Hai bài thơ được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Tích hợp tình yêu thiên nhiên, bản lĩnh cách mạng.
? Tâm hồn và phong cách của Bác thể hiện ntn trong 2 bài thơ?
- GV: Trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế, dồi dào trước thiên nhiên, đất nước. Đó là vẻ đẹp của tiếng suối trong như hát, một đêm trăng rừng, cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm, cảnh con thuyền bàn việc quân trở về phơi phới chở đầy ánh trăng.
* Đơn vị kiến thức 3: Tổng kết
1. Mục tiêu: HS khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản.
2. Phương thức: vấn đáp, trình bày
3. Cách thực hiện:
Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc, hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh(1890-1969) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của VN.
- Thơ ca chiếm vị trí quan đáng kể trong sự nghiệp văn học của Người.
2. Tác phẩm:
a/ Hoàn cảnh ra đời :
- Là hai bài thơ ra đời trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc (1947-1948)
b/Thể loại:
- Cảnh khuya: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Rằm tháng Giêng: 
+ Phiên âm: Thất ngôn tứ tuyệt.
+ Dịch thơ: Lục bát.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp của ánh trăng rừng và tâm trạng của nhà thơ trong bài “Cảnh khuya”:
- So sánh: âm thanh tiếng suối với tiếng hát đặc sắc.
-> Động từ: Lồng -> vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng.
=> Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người.
- Điệp từ: Chưa ngủ.
-> Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước.
=> Bài thơ thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
2. Vẻ đẹp của hình ảnh không gian trong bài “Rằm tháng Giêng”:
- Điệp từ -> không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy sức sống mùa xuân và ánh trăng rằm.
-> Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước “bàn việc quân” tại chiến khu Việt Bắc.
3. Phong thái ung dung, lạc quan của Bác thể hiện trong 2 bài thơ:
- Yêu thiên nhiên.
- Bản lĩnh làm chủ trước mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn tin tưởng ở chiến thắng.
III. Tổng kết:/143.
Năng lực quan sát, trình bày.
Năng lực đọc diễn cảm.
Năng lực tư duy, cảm thụ.
Năng lực phát hiện, cảm thụ.
Năng lực cảm thụ, liên hệ thực tế.
Năng lực tổng hợp.
.* Hoạt động 3,4 (5’): Hướng dẫn HS Luyện tập và vận dụng.
1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức của mình để viết đoạn văn.
2. Phương thức: Viết đoạn văn và trình bày.
3. Cách thực hiện:
Viết đoạn văn miêu tả cảnh trăng ở rừng Việt Bắc.
* Hoạt động 5 ( 3’): Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: HS cảm nhận sâu sắc hình ảnh trăng trong 2 bài thơ.
2. Phương thức: tìm đọc.
3. Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm 2 bài thơ.
GV gọi 1 số HS đọc những câu thơ viết về trăng của Bác mà em biết.
VI. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng + diễn cảm 2 bài thơ.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức -> Làm bài kiểm tra Tiếng Việt.
..
 Ngày dạy: / 11 / 2019
 Ngày soạn: /11/2019 
Tiết 46: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Qua bài kiểm tra, HS đánh giá được kết quả học tập về văn bản trữ tình dân gian, trung đại mà HS đã được học
- Nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung , tư tưởng nghệ thuật .
2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết bài kt từ việc học lí thuyết đi vào thực hành
3. Thái độ: Nâng cao hơn nữa ý thức học tập của HS 
4. Định hướng năng lực:
 	- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
 	- Năng lực cảm thụ văn học
	- Năng lực trình bày văn bản ngắn
II- CHUẨN BỊ
- GV: Đề phô tô
- HS: CBB, học kĩ bài.
III- PHƯƠNG PHÁP: tái tạo
IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:1’
GV kiểm tra sĩ số.
 2. Bài mới: Gv giao đề và HS làm bài: 42’ 
(Ma trận, đề, đáp án đính kèm.)
3. Thẩm định và thực hiện đề kiểm tra:
 V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Soạn: “Thành ngữ”.
+ Đọc kỹ I,II và trả lời câu hỏi.
+ Sưu tầm một số thành ngữ.
+ Ôn lại 3 câu chuyện lớp 6: Thầy bói xem voi, con Rồng cháu Tiên, Ếch ngồi đáy giếng. (Kể tóm tắt)
.............................................................
 Ngày dạy: / 11 / 2019
 Ngày soạn: /11/2019 
Tiết 47: Tiếng Việt: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS tự đánh giá được năng lực viết văn bản biểu cảm của mình, tự sửa lỗi, củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: Phát hiện được lỗi sai và sửa lỗi sai trong bài làm.
3. Thái độ: Thấy được những tình cảm chân thành, trong sáng khi thể hiện
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Soạn dàn bài.
- Liệt kê các lỗi sai.
2. Học sinh: các lỗi sai mắc phải trong bài kiểm tra
III. Bảng mô tả
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại
- Yêu cầu
II. Lập dàn ý
- Dàn ý chung của văn tự sự.
- Lập được dàn ý cho văn.
- Viết đoạn văn
IV. Sửa lỗi
- Phát hiện và sửa lỗi sai.
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động. (5’)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế chủ động để HS bước vào bài mới.
2. Phương thức: Vấn đáp, thuyết trình.
3. Cách tiến hành:
	Để đánh giá chất lượng bài làm của mình cũng như rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau có kết quả tốt hơn. Hôm nay cô trò ta sẽ học bài: Trả bài tập làm văn số 2.
Hoạt động 2: (24’) Hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
NL cần đạt
Đơn vị kiến thức 1: GV cho HS đọc lại đề.
GV ghi lên bảng.
? Em hãy xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện.
Đơn vị kiến thức 2: Lập dàn ý
HS xây dựng dàn ý.
GV có thể treo bảng phụ dàn ý.
Đơn vị kiến thức 3: Nhận xét.
GV hệ thống các lỗi sai phổ biến.
Đơn vị kiến thức 4: Phát bài, Sửa lỗi:
GV nhận xét miệng, không ghi 
bảng
GV đọc một số đoạn của HS viết hay.
* Đề ra: Loài cây em yêu.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Đối tượng: Một loài cây tự chọn.
- Tình cảm: Yêu thích.
II. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Nêu loài cây và lí do em yêu thích.
b. Thân bài: 
- Nêu đặc điểm gợi cảm của cây.
- Cây đối với cuộc sống con người.
- Cây đối với cuộc sống của em.
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây.
III. Nhận xét chung về bài làm:
a. Ưu điểm:
Nhìn chung bài làm đúng thể loại, đúng yêu cầu đề ra, bước đầu biết sử dụng các từ ngữ biểu cảm phù hợp.
b. Khuyết điểm:
- Một số em chưa đầu tư bài làm, làm sơ sài, chữ viết xấu, sai chính tả nhiều, trình bày chưa đẹp.
- Sử dụng biểu cảm còn lặp lại.
- Kể chuyện nhiều.
IV. Phát bài, Sửa lỗi:
a. Bố cục:
Chưa thấy rõ bố cục 3 phần.
b. Chính tả:
Soài -> xoài.
Ngắng -> ngắn.
Sinh xắn -> Xinh xắn.
Châm sốc -> chăm sóc.
*Đặc biệt là nhầm lẫn dấu œ , ~
c. Diễn đạt:
Diễn đạt chưa rõ ràng, chưa chú ý sử dụng dấu câu.
Năng lực tái hiện, trình bày.
Năng lực tư duy, thảo luận nhóm.
Năng lực phát hiện, sửa lỗi .
Hoạt động 3: Trả bài (9’)
- Trả bài 
- HS trao đổi bài, nhận xét.
* HOẠT ĐỘNG 4 + 5: VẬN DỤNG , MỞ RỘNG( 5 phút)
1. Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức bài học.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành, rèn luyện 
- Thái độ sống tích cực.
2. Phương thức thực hiện: thảo luận, vấn đáp.
3. Cách tiến hành: 
- Giao nhiệm vụ: 
? Nêu vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm?
- HS thảo luận
- Đánh giá kết quả: GV đánh giá hoạt động của hs.
VI. Hướng dẫn học sinh tự học ( 2 phút)
- Soạn: “Thành ngữ”.
+ Đọc ví dụ ở SGK, trả lời câu hỏi bên dưới
+ Tìm một số thành ngữ.
.........................................
 Ngày soạn: 28 / 10 / 2019
 Ngày dạy: / 11 / 2019
 TIẾT 48: TIẾNG VIỆT. THÀNH NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng ngữ pháp của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trong khi nói và viết đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, phát hiện.
- Năng lực tư duy
- Năng lực thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Thiết kế giáo án + bảng phụ.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, quy nạp, thực hành, thảo luận nhóm.
2. Học sinh:
- Soạn trước bài.
- Bảng nhóm + phiếu học tập.
III. Bảng mô tả
 Nội dung
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng 
 Vận dụng cao
I. Thế nào là thành ngữ?
- Hiểu được khái niệm thành ngữ 
- Xác định được 
thành ngữ trong 
ví dụ cụ thể
- Lấy được ví dụ
 về thành ngữ 
- Đặt câu có thành 
ngữ 
II. Sử dụng thành ngữ 
- Hiểu được tác dụng, giá trị biểu đạt của thành ngữ
- Vận dụng thành
 ngữ trong ngữ 
cảnh cụ thể.
- Đặt câu có thành 
ngữ và phân tích 
giá trị biểu đạt.
III. Luyện tập
- Chỉ ra được từ đồng âm trong bài tập cụ thể
- Tìm cặp từ đồng 
âm.
- Đặt câu có thành 
ngữ và phân tích 
giá trị biểu đạt.
- Viết đoạn văn
 có sử dụng 
thành ngữ
IV.Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động. (3’)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế chủ động để HS bước vào bài mới.
2. Phương thức: Vấn đáp, thuyết trình.
3. Cách tiến hành:
	Trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày, nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, nhưng ngược lại nó đã tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là sự sinh động, gây ấn tượng nơi người đọc, người nghe. Vậy thành ngữ là gì? Để hiểu rõ hơn về thành ngữ, bài học hôm nay thầy trò ta sẽ tìm hiểu điều đó.
Hoạt động 2: (20’) Hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
NL cần đạt 
Đơn vị kiến thức 1: Thế nào là thành ngữ?
1. Mục tiêu: HS nắm được thế nào là từ thành ngữ
2. Phương thức: Nêu vấn đề, vấn đáp, nhóm...
3. Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ 2 câu ca dao.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
- Gọi HS đọc.
? Theo em ta có thể thay một vài từ trong cụm từ in đậm bằng những từ khác được không?
? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ này được không?
? Vậy có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ này được không?
(??) Tổ hợp từ “lên thác xuống ghềnh” được gọi là một thành ngữ. Vậy thành ngữ có cấu tạo ntn?
HS trả lời.
GV: Là một tổ hợp từ cố định, khó thay đổi.
GV: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định, nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Đó chính là sự thay đổi về kết cấu.
GV treo bảng phụ VD.
Châu chấu đá xe.
-> Châu chấu đấu ông voi.
-> Châu chấu đấu voi.
GV: Cấu tạo của thành ngữ là vậy, nhưng nghĩa của thành ngữ được hiểu ntn? Chúng ta chuyển sang phần 2.
GV treo bảng phụ 3 thành ngữ.
- Lên thác xuống ghềnh.
- Nhanh như chớp.
- Ham sống sợ chết.
Gọi HS đọc.
? Em hiểu cụm từ “lên thác xuống ghềnh” nghĩa là gì?
? Dựa vào đâu em hiểu được nghĩa của cụm từ trên?
(??) Từ việc phân tích trên, theo em, nghĩa của thành ngữ thường được hiểu bằng những cách nào?
HS trả lời.
(?) Vậy, thành ngữ là gì?
Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
? Em hãy đặt câu có sử dụng thành ngữ? (Gọi 2 - 3 HS)
Bài tập phát hiện: bài 1/145.
(GV treo bảng phụ)
Gạch chân thành ngữ có trong các câu văn và nêu ý nghĩa của các thành ngữ?
1/ Đến ngày lễ tiên vương các Lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.
(Bánh chưng, bánh giầy)
2/ Chốc đà mười mấy năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
(Truyện Kiều)
Gọi HS đọc bài tập.
Gọi HS lên bảng làm trực tiếp trên bảng phụ.
Đơn vị kiến thức 2: Sử dụng thành ngữ?
1. Mục tiêu: HS nắm được thế nào là từ thành ngữ
2. Phương thức: Nêu vấn đề, vấn đáp, nhóm...
3. Cách tiến hành:
GV: Thành ngữ có cấu tạo và ý nghĩa là vậy, nhưng để hiểu thành ngữ có vai trò ngữ pháp ntn trong câu, cũng như sử dụng thành ngữ sẽ đem lại kết quả ntn thì chúng ta chuyển sang phần II.
GV treo bảng phụ. 
1/ Lời ăn tiếng nói phải rõ ràng dứt khoát.
2/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
3/ Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang
(Tô Hoài)Gọi HS đọc VD.
? Hãy xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu trên?
1 HS - 1 câu. 
? Thử phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ trong các câu trên. Đặc biệt là trong văn thơ?
HS trả lời:
GV: Nghĩa của các thành ngữ là nghĩa bóng (ẩn dụ).
- Bảy nổi ba chìm: Số phận long đong, vất vả của con người.
- Tắt lửa tối đèn: Khó khăn, hoạn nạn cần có nhau.
? Vậy thành ngữ có vai trò ngữ pháp ntn trong câu? Sử dụng thành ngữ mang lại hiệu quả gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Để củng cố thêm phần lý thuyết đã học, ta chuyển sang làm một số bài tập.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (15’)
1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm bài tập.
2. Phương thức: vấn đáp, nhóm, trình bày...
3. Cách tiến hành: 
Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
- Phát từ còn thiếu.
- HS dán vào chỗ trống.
HS lớp nhận xét.
GV cho điểm tốt.
(1 HS 1 từ)
Gọi 1 HS đọc lại toàn bộ các thành ngữ đã điền.
GV treo 3 bức tranh tái hiện lại chủ đề 3 câu chuyện các em đã học ở chương trình ngữ văn 6.
HS quan sát các bức tranh.
? Em hãy cho biết tiêu đề của câu chuyện đã học bằng những thành ngữ tương ứng?
TL:
(Thảo luận nhóm)
Kể lại ngắn gọn từng câu chuyện tương ứng với từng thành ngữ đã nêu.
2 bàn 1 nhóm.
2 nhóm/1 câu chuyện.
Gọi đại diện nhóm nhanh nhất lên bảng kể.
HS lớp nhận xét.
GV nhận xét cho điểm.
I. Thế nào là thành ngữ?
1. Cấu tạo:
- Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh
-> là cụm từ cố định.
2. Nghĩa của thành ngữ:
- Lên thác xuống ghềnh: trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.
-> phương thức ẩn dụ.
- Nhanh như chớp: hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác.
-> phương thức so sánh.
- Ham sống sợ chết: hèn nhát.
-> Trực tiếp từ các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ -> nghĩa đen.
3. Ghi nhớ 1:/144.
II. Sử dụng thành ngữ: 
1. Ví dụ:
- Lời ăn tiếng nói: chủ ngữ.
- Bảy nổi ba chìm: vị ngữ.
- Tắt lửa tối đèn: phụ ngữ cho danh từ “khi”.
=> Ý nghĩa cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao.
2. Ghi nhớ 2:/144.
III. Luyện tập: 1
1. Bài tập 3:/145.
Điền từ vào chỗ trống.
- Lời ăn tiếng nói.
- Một nắng hai sương.
- Ngày lành tháng tốt.
- No cơm ấm áo.
- Bách chiến bách thắng.
- Sinh cơ lập nghiệp.
2. Bài tập 2:/145.
- Con Rồng cháu Tiên.
- Thầy bói xem voi.
- Ếch ngồi đáy giếng.
- Quan sát
- Kết luận
- Quan sát, phát hiện
- Tư duy
- Giải thích
- Tổng hợp
- Đặt câu
.
- Quan sát, phát hiện.
- Tư duy, sáng tạo.
- Tổng hợp
- Thực hành, giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng để hiểu sâu nội dung bài học.
2. Phương thức: cá nhân
3. Cách tiến hành
	- Thành ngữ là gì?
	- Tìm một số thành ngữ so sánh và đặt câu với thành ngữ đó?
VI. Hướng dẫn về nhà: (2’)
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng 2 ghi nhớ SGK/144.
- Hoàn thiện bài tập.
* Bài mới: Soạn: “Điệp ngữ”.
- Đọc kỹ và trả lời câu hỏi I,II.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_45_den_48_nam_hoc_2019_2020.doc