Đề tài Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng”

(Chủ điểm: Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”)

Tiết 45: Văn bản:

 Cảnh khuya - Rằm tháng giêng

 Hồ Chí Minh

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

-Những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.

-Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn chiến sĩ thống nhất với tâm hồn nghệ sĩ, phong thái ung dung tự tại lạc quan của Người.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đắc sắc trong hai bài thơ.

2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng”. Tìm những nét tương đồng giữa hai bài thơ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
MÔN NGỮ VĂN 7
CHỦ ĐỀ : THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 
I. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang thực hiện bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dậy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh gía kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học.
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2015 thì việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân - Thiện -Mĩ - những giá trị đích thực của cuộc sống. 
Trong nền văn học dân tộc, mảng thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay có một vị trí rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi nó gắn với một giai đoạn lịch sử đất nước trải qua hai cuộc kháng trường kỳ của dân tộc. Mảnh đất màu mỡ ấy đã thật sự làm nên một mùa vàng, đó là những áng thơ hay đặc sắc mang âm hưởng thời đại. Vậy để góp phần định hướng phát triển năng lực cho học sinh, chúng ta phải làm gì? Đó là một câu hỏi lớn gợi nhiều trăn trở suy ngẫm cho không chỉ riêng cá nhân tôi mà cũng là của chung tất cả các bạn đồng nghiệp. Nay tôi mạnh dạn lựa chọn chuyên đề này để chia sẻ những quan điểm, hiểu biết của mình với hội thi. Đây cũng là dịp để tôi được giao lưu học hỏi, trau dồi thêm phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh. Và, để làm sáng rõ điều này tôi đã tập trung vào chủ đề thơ hiện đại Việt Nam ở chương trinh Ngữ văn 7. Trong đó tôi chỉ đi sâu nghiên cứu chủ điểm: Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng”.
A. Xây dựng chủ đề.
I. Cấu trúc
 Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (1 tiết)
Thơ ca hiện đại Việt Nam
 Tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương đất nước qua bài “Tiếng gà trưa” (2 tiết)
II. Mục tiêu chủ đề:
Kiến thức.
-Cảm nhận được nhưng nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật qua các tác phẩm:
+ Nắm được vẻ đẹp tâm hồn tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tinh thần cách mạng cao cả của người chiến sĩ. 
+ Từ đó thấy được thể thơ của các văn bản thuộc chủ đề và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, cảm thụ thơ, phân tích các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
- Kết hợp hài hòa các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.
- Tạo lập các văn bản biểu cảm, tự sự và nghị luận.
- Rèn kỹ năng sống gần gũi với thiên nhiên, tình yêu và sự gắn bó tha thiết với gia đình, với quê hương đất nước, luôn lạc quan yêu đời, kiên định vững vàng lí tưởng yêu nước.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng.
- Trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp tâm hồn lớn lao của Bác, của anh bộ đội cụ Hồ.
4. Định hướng năng lực: 
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực quản lý.
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- NL chuyên biệt:
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp.
+ Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm; nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong các tác phẩm như tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, giúp các em biết rung cảm trước cái đẹp hướng tới Chân - Thiện - Mĩ để tự hoàn thiện bản thân mình.
III. Hình thức dạy học, các phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học.
1. Hình thức dạy học: Nội khóa
2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học áp dụng cho chủ đề. 
Phương pháp dạy học
Kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp đọc sáng tạo
2. Phương pháp gợi tìm
3. Phương pháp giảng bình
4. Phương pháp thuyết minh
5. Phương pháp đọc - hiểu: cung cấp cho học sinh cách đọc, cách khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Từ đó hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
6. Phương pháp dạy học tích hợp.
7. Phương pháp học theo nhóm.
8. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
1. Kỹ thuật chia nhóm.
2. Kỹ thuật đặt câu hỏi
3. Kỹ thuật khăn trải bàn
4. Kỹ thuật trình bày một phút.
5. Kỹ thuật bản đồ tư duy.
6. Kỹ thuật phòng tranh
7. Kỹ thuật mảnh ghép.
8. Kỹ thuật hỏi chuyên gia
3. Phương tiện dạy học.
- Tranh ảnh về chiến khu Việt Bắc, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Máy chiếu.
- Băng đĩa.
IV. Nội dung tích hợp liên môn, phân môn và liên hệ thực tiễn.
1. Tích hợp liên môn: Môn Lịch sử, Địa lý, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân.
2. Tích hợp phân môn: 
a. Tiếng Việt: Điệp ngữ, từ Hán Việt. 
b. Văn học: So sánh, liên hệ bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi với “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh; bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
c. Tập làm văn: Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
3. Vận dụng vào thực tiễn.
HS có thái độ ứng xử thích hợp với các tình huống trong thực tiễn. Sau khi học xong chủ đề, các em càng gắn bó hơn với thiên nhiên, quê hương, đất nước và càng thêm trận trọng, ngưỡng mộ Bác Hồ kính yêu, anh bộ đội cụ Hồ.
B. Kế hoạch triển khai chủ đề.
I. Triển khai thực hiện nội dung các chủ điểm.
1.Chủ điểm: Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác qua bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
- Thời gian: 45 phút 
- Nội dung: 
+ Hai bài thơ khắc họa bức chân dung người chiến sĩ cách mạng hiện lên với một vẻ đẹp tâm hồn cao quý, tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung tràn đầy lạc quan của Bác.
Hình thức phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học:
+ Hình thức: Dạy học trên lớp, học theo góc.
+ Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, giảng bình, đàm thoại, tích hợp, đọc- hiểu.
+ Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày một phút.
Liên hệ thực tế, liên môn:
+ Tích hợp phân môn tiếng Việt: Bài Điệp ngữ.
+ Tích hợp liên môn:Môn Lịch sử 9, môn Địa lý, môn âm nhạc,...
- Năng lực đạt được:Tự học, hợp tác, tự quản bản thân, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, thương thức văn học cảm thụ thẩm mĩ.
2. Chủ điểm: Tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước qua bài thơ “Tiếng gà trưa”- Xuân Quỳnh.
- Thời gian:90 phút
.....(Tương tự như chủ điểm 1)
II. Triển khai chủ điểm minh họa.
(Chủ điểm: Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”)
Tiết 45: Văn bản:
 Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
 Hồ Chí Minh
 Mục tiêu.
1. Kiến thức
-Những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.
-Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ thống nhất với tâm hồn nghệ sĩ, phong thái ung dung tự tại lạc quan của Người.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đắc sắc trong hai bài thơ.
2. Kĩ năng. 
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng”. Tìm những nét tương đồng giữa hai bài thơ.
3. Thái độ 
- Giáo dục tình cảm yêu quý và kính trọng Bác.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. 
- Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp. 
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật:
+ Phương pháp:Hỏi đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi
Định hướng năng lực: phát triển năng lực giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo.
- Hoạt động của GV-HS:cho Hs nhắc lại những bài thơ về chủ đề thơ ca hiện đại Việt Nam đã được học ở lớp 6 rồi cho biết bài thơ nào nói về Bác
Sau đó giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài dạy:
Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc. Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, vị anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Ở Người luôn có sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn chiến sĩ với tâm hồn của người nghệ sĩ. Chính vì thế mà trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn luôn dành một khoảng tĩnh lặng thả hồn mình với thiên nhiên gửi gắm những nỗi niềm ưu tư về đất nước về cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Và trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc Bác đã để lại nhiều bài thơ hay đặc sắc. Trong đó tiêu biểu nhất là hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng”. Tiến học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu hai hài thơ này để các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Bác. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phương phá dạy học: Thuyết trình và đàm thoại
- Kỹ thuật dạy học: 
+ Kỹ thuật trình bày “một phút”
+ Kỹ thuật trình bày giải thích.
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi.
GV yêu cầu HS đọc chú tích SGK rồi nêu những nét chính về tác giả?
GV bổ sung thêm tư liệu về Bác với những đóng góp cho nền thơ ca dân tộc (văn, thơ, truyện, ký, nghị luận)
HS: nêu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ?
GV: bổ sung những thông tin về hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ và giới thiệu thêm về địa danh Việt Bắc 
(Có thể sử dụng tranh, clip)
GV: nêu yêu cầu đọc: giọng đọc, cách ngắt nhịp theo mạch cảm xúc.
Giải nghĩa một số từ ngữ?
Xác định thể thơ? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? (GV so sánh giữa nguyên tác với bản dịch SGK)
Nhân vật trữ tình trong cả hai bài thơ là ai? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào?
TL:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Nhân vật trữ tình: là nhà thơ chính là Bác, người chiến sĩ cách mạng.
- Cảm xúc ấy được thể hiện từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng.
Tương ứng với mạch cảm xúc ấy, ở từng bài thơ có bố cục như thế nào?
(căn cứ vào nội dung, ở cả hai bài thơ này đều có thể phá cách luật thơ Đường phân tích theo bố cục: hai câu đầu, hai câu cuối).
Nêu đại ý của bài thơ Cảnh khuya?
- Bài thơ tả cảnh đẹp đêm trăng núi rừng Việt Bắc qua đó thể hiện tâm trạng của Bác khi nghĩ về đất nước những năm đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ. 
Hai câu thơ đầu tác giả đề cập tới nội dung gì?
HS: chỉ ra
Cảnh đêm trăng được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
- Tiếng suối, trăng, cây cổ thụ, hoa.
Có điều gì đặc sắc khi miêu tả âm thanh tiếng suối? tác dụng?
HS: trình bày
GV: liên hệ tới bài “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi
HS: So sánh cách miêu tả tiếng suối của hai tác giả giống và khác nhau ở điểm nào? (HS chỉ rõ điểm giống và khác nhau)
+ Giống: đều miêu tả tiếng suối với âm nhạc, qua pháp so sánh
+ Khác: Bác so sánh tiếng suối với tiếng hát của con người gợi sự gần gũi sống động có hồn. còn Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm
Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có gì đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh?
HS: Từ lồng được lặp lại khiến cho bức tranh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc có hình khối, đường nét và ánh sáng lung linh huyền ảo:
+ Tầng cao là trăng, giữa là cổ thu, thấp là hoa.
+ Có đường nét của vòm cây cổ thu ở trên cao, bóng trăng in vào khóm hoa bóng lá và in trên mặt đất. 
GV: lưu ý có thể gợi ra nhiều cách hiểu và cho HS lựa chọn cách hiểu rồi lý giải tại sao?
Em có nhận xét gì về cảnh vật thiên nhiên ở hai câu thơ đầu?
HS: trình bày, GV chốt lại
GV: Bình (xem giáo án)
Cho HS đọc hai câu cuối, khái quát nội dung?
- Phân tích từng câu, từng tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu thơ thứ ba có gì đặc biệt? vai trò của nó?
- Chuyển ý, vừa như khái quát vẻ đẹp thiên nhiên, vừa gợi ra một trạng thái chưa ngủ của nhân vật trữ tình? 
Theo em Bác chưa ngủ vì lý do vì vậy? Qua đó ta hiểu thêm gì về tâm hồn và tính cách của Bác?
- Có lẽ vì thiên nhiên quá đẹp hay vì một lẽ gì khác nữa?
Phân tích tác dụng cách sử dụng điệp ngữ trong hai câu cuối?
- Điệp ngữ “chưa ngủ” có vai trò như một cái bản lề khép mở hai tình cảm lớn của Người đó là niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc và nỗi lo trăn trở đêm ngày vì việc nước. Càng say mê yêu mến cảnh vật bao nhiêu, Người càng thao thức nghĩ suy lo lắng cho sự nghiệp cách mạng, cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Ở đây tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Có tác dụng gì?
- Tả cảnh ngụ tình
- Biểu cảm gián tiếp
GV chốt lại nội dung của hai câu thơ
Cho HS đọc cả phần phiên âm và dịch thơ. 
GV: Lưu ý với HS về thể thơ của nguyên tác và bản dịch có sự khác nhau và giải thích nhang đề “Nguyên tiêu”
Nêu chủ đề của bài thơ?
(Tham khảo giáo án Tiết 45 bài Rằm tháng Giêng, bám vào Mùa xuân nho nhỏ)
Nếu xem thời gian còn thì làm kỹ như bài cảnh khuya, nếu không còn thời gian thì nói ở bài này giải quyết tương tự như cảnh khuya
- Phương pháp: 
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.
- Phát triển năng lực tư duy:
- Hoạt động của thầy và trò: 
+ Khái quát những nét đặc sắc nội dung nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (xem sách bài tập trắc nghiệm, chọn câu nêu khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ).
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành.
- Phương pháp: Làm việc cá nhân.
- Định hướng năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Hoạt động của thầy và trò: Cho HS làm các bài tập về điệp ngữ, phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ mà em yêu thích. 
(Xem SGK bài tập phần điệp ngữ, có thể chọn bài “Cảnh khuya” để phát biểu cảm nghĩ – hướng dẫn HS cách làm – theo bố cục của bài văn biểu cảm) 
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng.
- Phương pháp: hoạt động cá nhân
- Kỹ thuật phòng tranh.
- Định hướng năng lực phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và năng lực làm chủ càm xúc bản thân.
- Hoạt động của thầy và trò: Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở hai câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng”.
(GV gợi ý để HS viết bài)
Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung.
- Phương pháp thuyết trình đàm thoại, luyện tập.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật trình bày một phút, kỹ thuật trình bày giải tích, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn để và năng lực hợp tác.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục.
2. Phân tích
Bài 1: Cảnh khuya
1. Cảnh đêm trăng núi rừng Việt Bắc
Bức tranh thiên nhiên đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc toát lên vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng, lung linh, huyền ảo, sống động, có hồn.
2. Hai câu cuối: Tâm trạng của thi nhân.
Lo lắng, trăn trở cho đất nước, cho cuộc kháng chiến đang bước vào những ngày đầu gian khổ.
* Tiểu kết:
Bài 2: Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu)
1. Hai câu đầu
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ SGK - T143
IV. Luyện tập.
1. 
2.
(So sánh hai bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc có điểm nào giống và khác nhau? 
Hình ảnh Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền gợi ý nghĩa gì?
 V. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Sau khi nghiên cứu chủ đề và dạy học trực tiếp trên lớp tôi đã vận dụng những phương pháp chính như: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thuyết trình, phương pháp luyện tập Và một số kỹ thuật dạy học như: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật trình bày giải thích khi thuyết trình,tôi nhận thấy dạy học theo chủ đề là rất phù hợp với từng đối tượng. Qua dạy học chủ đề thơ hiện đại giúp các em học sinh có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, đồng thời định hướng phát triển các năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, tự quản, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tình huống và đặc biệt là năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ - năng lực chuyên biệt của bộ môn Ngữ văn. Chủ đề này đã được triển khai và đạt hiệu quả cao ở trường THCS Giao Thủy. Như vậy: Dạy học chủ đề Thơ hiện đại theo hướng dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục văn thể mĩ trong nhà trường.

File đính kèm:

  • docLong_yeu_thien_nhien_va_long_yeu_nuoc_cua_Bac_trong_2_bai_tho_Canh_khuya_va_Ram_thang_gieng_20150725_030820.doc