Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 37: Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)
? Ánh trăng được tác giả cảm nhận như thế nào?
HS: ánh trăng như sương trên mặt đất.
? Qua cách cảm nhận ấy giúp em hình dung ra cảnh đêm trăng như thế nào?
HS: trăng rất sáng.
GV: trăng sáng quá chuyển thành màu trắng, giống như sương là một điều có thật mà trước LB mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận được: “Dạ nguyệt tự thu sương”.
? Từ đó gợi tả vẻ đẹp nào của đêm trăng?
GV: trăng sáng lung linh trên bầu trời, trăng sáng lung linh trên mặt đất. Cả bầu trời và mặt đất đều ngập ánh trăng. Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm.
? Ngoài cảnh trăng rất sáng và đẹp, hai câu đầu còn gợi cho em hình dung ra điều gì đối với chủ thể trữ tình?
GV gợi ý: Vị trí nhân vật trữ tình khi nhìn thấy ánh trăng? Trạng thái của nhân vật trữ tình?
HS: “sàng”:nhà thơ đang nằm trên giường “Nghi”:nằm mà không ngủ được.
Ngày soạn: Ngày dạy Tuần: 10 Tiết: 37 Văn bản. CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH. (Tĩnh dạ tứ) - LÍ BẠCH - I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS cảm nhận được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ và tình cảm đằm thắm với trăng – một vẻ đẹp của thiên nhiên trong tâm hồn nhà thơ; Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: h / a gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Tích hợp với tiếng việt ở bài: từ trái nghĩa; Với tập làm văn ở bài:luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. 2. Thái độ: Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước. 3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. II. Đồ dùng dạy học: 1. SGK + Gíao án. 2. Bảng phụ 3. Tranh ảnh. III. Các hoạt động dạy – học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: “Vọng nguyệt hoài thương” là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương đông. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung động và đồng cảm sâu xa. ? Em hãy nhắc lại những nét chính về tác giả LB? HS GV: Lịch sử thi ca phương đông xếp LB là một trong những tác giả lãng mạn vĩ đại nhất. Trong gần 1000 bài thơ ông để lại, có hàng trăm bài đã được dịch sang tiếng việt như:Hành lộ nan, Trương tiến tửu, Thu phố ca, Quan sơn nguyệt ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? ? Hãy xác định chủ đề của bài thơ? ? Quan sát bài thơ về số câu, chữ và cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hãy xác định thể thơ? GV nêu yêu cầu đọc:giọng chậm buồn, tình cảm, nhịp 2/3. GV đọc→ HS đọc Nhận xét. ? Theo em bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần? GV chuyển ý. ? Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào? ? Ánh trăng được tác giả cảm nhận như thế nào? HS: ánh trăng như sương trên mặt đất. ? Qua cách cảm nhận ấy giúp em hình dung ra cảnh đêm trăng như thế nào? HS: trăng rất sáng. GV: trăng sáng quá chuyển thành màu trắng, giống như sương là một điều có thật mà trước LB mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận được: “Dạ nguyệt tự thu sương”. ? Từ đó gợi tả vẻ đẹp nào của đêm trăng? GV: trăng sáng lung linh trên bầu trời, trăng sáng lung linh trên mặt đất. Cả bầu trời và mặt đất đều ngập ánh trăng. Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm. ? Ngoài cảnh trăng rất sáng và đẹp, hai câu đầu còn gợi cho em hình dung ra điều gì đối với chủ thể trữ tình? GV gợi ý: Vị trí nhân vật trữ tình khi nhìn thấy ánh trăng? Trạng thái của nhân vật trữ tình? HS: “sàng”:nhà thơ đang nằm trên giường “Nghi”:nằm mà không ngủ được. GV: nhà thơ đang nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ. ? Nếu thay từ “sàng”(giường) bằng một số từ khác như: án, trác(bàn); đình(sân) thì ý câu thơ có thay đổi không?thay đổi như thế nào? HS: ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi. Ví dụ thay từ “Sàng”= đình thì người đọc sẽ nghĩ rằng tác giả đang ngồi trước sân đọc sách nhìn ánh trăng soi→ “trăng trước sân” sẽ khác “trăng trước giường”; Thay từ “Sàng”= án, trác → nhà thơ đang ngồi ở bàn đọc sách. ? Vậy hai câu thơ đầu còn giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ? ? Có ý kiến cho rằng 2 câu đầu thuần tuý tả cảnh, em có đồng ý không?Vì sao? HS: Không, vì ánh trăng sáng trở thành đối tượng cảm nghĩ của nhà thơ. Ở bản phiên âm có 1 động từ “nghi” nhưng ở bản dịch có 2 động từ “rọi” và “phủ”→ ý vị trữ tình của bài thơ đã mờ nhạt khiến nhiều người lầm tưởng đó là 2 câu thơ thuần tuý học chủ yếu tả cảnh. GV chuyển ý ? Hai câu thơ cuối gợi tả nỗi niềm nào của nhà thơ? HS: Nỗi nhớ quê hương. ? Dựa vào chú thích SGK, em hãy cho biết vì sao tác giả trông trăng lại nhớ quê nhà? HS: Vì thủa nhỏ tg thường lên núi Nga Mi ngắm trăng→ đi xa nhìn trăng nhớ quê là điều dễ hiểu. ? Nỗi nhớ quê nhà của tg được gợi tả qua những từ ngữ nào? ? Qua những từ ngữ này cho thấy tg đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Hãy chỉ rõ phép đối đó trong hai câu thơ? HS ? Hãy so sánh về mặt từ loại của các chữ đối nhau trong hai câu thơ cuối? HS: Ngẩng>< Danh từ). ? Mặc dù đã lược bỏ chủ ngữ nhưng ý thơ vẫn liên kết, em hãy chỉ ra sự thống nhất liền mạch ấy qua các động từ: “ngỡ là”, “ngẩng”, “nhìn”, “cúi”, “nhớ”? HS GV: Trăng sáng quá nhà thơ ngỡ là sương nên ngẩng nhìn để xác định là trăng hay sương. Khi nhìn thấy vầng trăng sáng cô đơn trên bầu trời nhà thơ chạnh nhớ về quê nhà. Vì vậy nỗi buồn dâng lên trong lòng, nhà thơ cúi đầu nhớ quê. ? Từ đó em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ? GV: Có thể nói tình cảm nhớ quê, yêu quê luôn da diết, thường trực, sâu nặng trong tâm hồn nhà thơ. Dù xách kiếm phiêu bạt hầu hết các mảnh đất TQ nhưng quê hương với vầng trăng thân thuộc, dịu hiền luôn theo ông, soi sáng bước đường ông đi. ? Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ? HS: Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh nhưng cảnh đó trở nên sinh động, có hồn qua suy tư, cảm nghĩ của nhà thơ. Hai câu sau chủ yếu tả tình nhưng kết hợp tả cảnh vì vậy hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình và cảnh hoà quyện trong bà thơ, trong từng câu thơ, từ câu đầu đến câu cuối. Liên hệ thực tế: ? Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với quê hương đất nước.Bản thân em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước? HS: Học tập tốt, vâng lời cha mẹ và thầy cô, trở thành con ngoan, trò giỏi. Mai sau đem kiến thức đã học để góp phần xây dựng quê hương. ? Khái quát những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ? ? Nêu nội dung chính của bài thơ? Có người dịch tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ như sau: “Đêm thu trăng sáng như sương Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà” Em hãy nhận xét hai câu thơ dịch trên? I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả b. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: tác giả xa quê, trông trăng, nhớ quê. - Chủ đề: “Vọng nguyệt trông trăng”(Trông trăng nhớ quê). - Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt. + Nhịp:2/ 3 + Gieo vần: tiếng cuối câu 2,4. 2. Bố cục: - Hai câu đầu: cảnh đêm thanh tĩnh. - Hai câu cuối:cảm nghĩ ủa tác giả trong đêm thanh tĩnh. II. Phân tích. 1. Cảnh đêm thanh tĩnh. - Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh ánh trăng sáng. → Vẻ dẹp dịu êm, mơ mộng, yên tĩnh. → Trằn trọc, khắc khoải không ngủ được. 2. Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh. - Nỗi nhớ quê luôn thường trực . - Ngẩng(đầu)nhìn(trăng) Cúi(đầu)nhớ(cố hương). → Phép đối. → Nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Biểu cảm trực tiếp kết hợp biểu cảm gián tiếp. - Từ ngữ giản dị, cô đọng. - Phép đối. - Câu rút gọn. . 2. Nội dung: - Tình yêu quê hương sâu nặng. - Tình yêu thiên nhiên. * Ghi nhớ(SGK/124). IV. Luyện tập. - Hai câu thơ dịch đã nêu đầy đủ ý, tình cảm của nhà thơ - Điểm khác: + Lý Bạch không dùng phép so sánh. “Sương” chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ + Bài thơ ẩn chủ ngữ. Năm động từ chỉ còn ba bài thơ còn cho biết tác giả ngắm cảnh như thế nào. 4. Củng cố. Bài tập 1: Thể thơ của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây: Qua đèo Ngang. Bài ca Côn Sơn. Phò giá về kinh. Bạn đến chơi nhà. Bài tập 2: Chủ đề của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là: Đăng sơn hữu ức (Lên núi nhớ bạn). Vọng nguyệt hoài thương (Trông trăng nhớ quê). Sơn thuỷ hữu tình (Non nước hữu tình). Tức cảnh sinh tình (Trước cảnh sinh tình). 5. Dặn dò: - Học thuộc phần dịch thơ + ghi nhớ SGK/124 - Soạn bài : 1. Kiểm tra Văn 2. Từ trái nghĩa III. Kinh nghiệm
File đính kèm:
- Bai 10 Cam nghi trong dem thanh tinh Tinh da tu_12704462.docx