Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Văn bản Mẹ tôi

I.Đọc và tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908)là nhà văn người I-ta-li-a. “Những tấm lòng cao” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

2. Đọc:

3.Bố cục: gồm 2 phần:

- P1 là lời kể của En-ri-cô.

- P2 là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1.Thái độ của người cha đối với En-ri-cô;

- Hoàn cảnh người bố viết thư: En-ri-co nhỡ thốt ra lời vô lễ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm.

-Thái độ của bố: Buồn bã, tức giận.

2.Hình ảnh của người mẹ:

- Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.

→ Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.

Lời khuyên của bố:

- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô.

- Gợi hình ảnh lớn lao về mẹ và làm nổi bật vai trò của mẹ trong gia đình. Thành khẩn xin lỗi mẹ.

-Yêu cầu con sửa lỗi lầm.

→ Lời khuyên nhủ chân tình, sâu sắc.

III- Tổng kết và luyện tập:

1.Nghệ thuật:

- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.

- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.

Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

2. Ý nghĩa văn bản:

-Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.

-Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Văn bản Mẹ tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt 2 Ngày soạn : 06/11/2019
 Dạy lớp:. Ngày dạy:.
 Dạy lớp:.....Ngày dạy:..
 VĂN BẢN: MẸ TÔI
 Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi 
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi 
-Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lý có tình của người cha khi con mắc lỗi.
-Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2.Kĩ năng :
- Đọc-hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
3.Thái độ:
-Kính trọng, biết ơn cha mẹ.
- II. Phương pháp dạy học/ kĩ thuật dạy học / định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.Phương pháp dạy học:
- Động não, suy nghĩ phân tích ví dụ để rút ra bài học.
2.Kỹ thuật dạy học:
- Viết sáng tạo.
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Học theo nhóm
3.Định hướng phát triển năng lực:
 Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
-Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyế vấn đề, năng lực sáng tạo.
-Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
-Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .
- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, tranh minh họa.
2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7. 7... 
2. Kiểm tra bài : 4P
Câu hỏi: Văn bản “ Cổng trường mở ra “ để lại trong em suy nghĩ gì?
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:
 Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Thường thì có những lúc ta mắc lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10P): Tìm hiểu về tác giả tác phẩm. 
Yêu cầu HS đọc chú thích (*) SGK.
GV: Em hãy trình bày ngắn gọn về tác giả Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi ?
GV: Giới thiệu thêm về tác phẩm.
GV: giọng đọc phải bộc lộ rõ tâm tư tình cảm cả người cha.
GV: Nhận xét, uốn nắn, sửa chữa.
? Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
Hoạt động 2:(20P) Tìm hiểu văn bản GV: Nguyên nhân bố viết thư cho En-ri-cô?
->En-ri-cô đã phạm lỗi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm, bố đã viết thư để bộc lộ thái độ của mình.
Thả luận: Vì sao văn bản lại có tên là “Mẹ tôi”?
->Mượn hình ảnh bức thư để hình ảnh ảnh người mẹ hiện lên một cách tự nhiên; người viết thư dễ dàng bày tỏ tình cảm của mình với mẹ.
?Hoàn cảnh nào bố viết thứ cho En-ri-cô
GV: Qua bức thư em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào?
GV: Dựa và đâu em biết được điều đó?(chi tiết nào).
→ Sự hỗn láomột nhát dao đâm và tim bố; bố không thể nào nén được cơn giận; con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?; thật đáng xấu hổ và nhục nhã
GV: Vì đâu ông có thái độ đó khi En-ri-cô có thái độ không đúng với mẹ?
→ Ông không ngờ En-ri-cô có thái độ đó với mẹ.
GV: Cảm nhận của em về mẹ En-ri-cô?
→ Yêu thương con rất mực.
GV: Chi tiết nào nói lên điều đó?
→ Thức suốt đêm vì con; bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
GV: Suy nghĩ của riêng em trước thái độ của En-ri-cô với mẹ?
→ HS tự do trả lời (đáng trách, không nên có thái độ như vậy)
GV: Từ đó nói lên suy nghĩ riêng em về những lời dạy của bố?
GV: Theo em điều gì khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư bố? (kết hợp phần trắc nghiệm SGK)
→ HS chọn: a, c, d.
GV: Qua những điều bố nói trong bức thư, ông mong muốn điều gì ở con?
GV: Trước tấm lòng yêu thương, hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô, bố đã khuyên con điều gì?
GV: Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố?
Thảo luận: Vì sao bố không nói trực tiếp mà viết thư?
→ Thể hiện tình cảm một cách tế nhị, kín đáo. Viết thư là cách nói riêng với người mắc lỗi.
GV: Bức thư để lại trong em ấn tượng sâu sắc nào về những lời nói của bố?
→HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3(5P): Tổng kết và luyện tập
GV: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của văn bản?
GV: Ý nghĩa của văn bản “ Mẹ tôi:?
GV treo bảng phụ có kiến thức.
GV: Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền?
I.Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908)là nhà văn người I-ta-li-a. “Những tấm lòng cao” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
2. Đọc: 
3.Bố cục: gồm 2 phần:
- P1 là lời kể của En-ri-cô.
- P2 là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Thái độ của người cha đối với En-ri-cô;
- Hoàn cảnh người bố viết thư: En-ri-co nhỡ thốt ra lời vô lễ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm.
-Thái độ của bố: Buồn bã, tức giận.
2.Hình ảnh của người mẹ:
- Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
→ Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
Lời khuyên của bố:
- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô.
- Gợi hình ảnh lớn lao về mẹ và làm nổi bật vai trò của mẹ trong gia đình. Thành khẩn xin lỗi mẹ.
-Yêu cầu con sửa lỗi lầm.
→ Lời khuyên nhủ chân tình, sâu sắc.
III- Tổng kết và luyện tập:
1.Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.
Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
2. Ý nghĩa văn bản:
-Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
-Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
V.Củng cố và dặn dò:5p
1.Củng cố:
- Chọn một trong thư có thể hiện vai trò lớn lao của mẹ đối với con và học thuộc.
- Nắm được ý nghĩa những lời khuyên nhủ của bố.
2.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài: Từ ghép
 + Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_2_van_ban_me_toi.docx
Giáo án liên quan