Ôn tập Tiếng Việt Lớp 7 - Tuần 9- Trường THCS Thái Văn Lung

TRẠNG NGỮ

 * Đặc điểm của trạng ngữ.

 + Về ý nghĩa: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, dùng để xác định thời gian (khi nào?) nơi chốn (ở đâu?) nguyên nhân (vì sao?) mục đích (để làm gì? ) phương tiện (bằng gì?) cách thức ( bằng cách nào? Như thế nào?) điều kiện (với điều kiện gì ?) diễn ra sự việc nêu trong câu.

+ Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. Giữa trạng ngữ với nòng cốt câu thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 22/11/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Tiếng Việt Lớp 7 - Tuần 9- Trường THCS Thái Văn Lung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 7 TUẦN 9
Tên bài
NỘI DUNG CẦN NHỚ
CÂU RÚT GỌN
* Thế nào là rút gọn câu? 
 - Khi nói hoặc viết, người ta có thể lược bỏ một số thành phần (chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ ,vị ngữ) của câu tạo thành câu rút gọn.
VD : a - Uống nước nhớ nguồn. ( rút gọn chủ ngữ)
 àMọi người ( ta,chúng ta) uống nước nhớ nguồn. 
b. -Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
 - Ngày mai. ( rút gọn cả chủ ngữ,vị ngữ)
à Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
 - Ngày mai, tớ đi Hà Nội.
* Mục đích của việc rút gọn câu ? 
 - Làm cho câu ngắn gọn ,vừa thông tin nhanh hơn , vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói ở trong câu là của chung mọi người (Lược bỏ chủ ngữ).
* Cách dùng câu rút gọn:
 + Khi rút gọn câu tránh làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung.
 + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
CÂU ĐẶC BIỆT
Thế nào là câu đặc biệt ? 
-Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ,vị ngữ.
* Tác dụng của câu đặc biệt
 +Nêu lên thời gian nơi chốn : 
VD : Một đêm mùa đông. Trên cành cây.
 +Liệt kê thông báo : 
VD : Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. 
 +Bộc lộ cảm xúc : 
VD: Than ôi ! Hỡi ơi! Trời ơi! 
 + Gọi đáp : 
 VD: Mẹ ơi ! Hải ơi! ...
TRẠNG NGỮ
* Đặc điểm của trạng ngữ.
 + Về ý nghĩa: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, dùng để xác định thời gian (khi nào?) nơi chốn (ở đâu?) nguyên nhân (vì sao?) mục đích (để làm gì? ) phương tiện (bằng gì?) cách thức ( bằng cách nào? Như thế nào?) điều kiện (với điều kiện gì ?) diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. Giữa trạng ngữ với nòng cốt câu thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
VD : 
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
 Trên bầu trời, những áng mây đang bồng bềnh trôi.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian 
 Đêm qua, tôi không ngủ được .
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân 
 Vì đau chân, Lan không đến trường được.	
+ Trang ngữ chỉ mục đích 
 Để đạt được học sinh giỏi, Lan phải cố gắng từng ngày. 
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện 
Bằng chiếc thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi đánh cá.
+ Trang ngữ chỉ cách thức :
Với quyết tâm cao, họ đã vượt qua được gian khó .
* Công dụng của trạng ngữ
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho bài văn, đoạn văn được mạch lạc .
CÂU CHỦ ĐỘNG, CÂU BỊ ĐỘNG
* Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD :
 Hùng Vương // quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. 
 CN(chủ thể) VN (đối tượng của hoạt động)
* Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
VD : 
 Lang Liêu // được Hùng Vương truyền ngôi.
 CN(đối tượng của hoạt động) VN (chủ thể)
* Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 
- Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
* Cách chuyển đổi : có 2 cách
 Cách 1 : Đối tượng của hoạt động + ( bị ,được ) + chủ thể + động từ. (Cụm)
 VD: Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa . (câu chủ động)
à Chiếc thuyền ( bị , được) tôi đẩy ra xa .
Cách 2 : Đối tượng của hoạt động + ( lược bỏ hoặc biến chủ thể thành bộ phận không bắt buộc ) + động từ (Cụm)
VD: Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa .
à Chiếc thuyền đẩy ra xa . 
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu : 
 Là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm chủ - vị (cụm C – V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu .
VD : 
Chiếc cặp sách // tôi /mới mua rất đẹp. (Mở rộng vị ngữ)
 c v
 CN VN
* Các thành phần câu được mở rộng: 
+ Chủ ngữ : Mẹ / về // khiến cả nhà vui.
+ Vị ngữ : Chiếc xe máy này// phanh / đã bị hỏng . 
+ Bổ ngữ : Chúng ta có thể nói rằng //trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm,cũng như trời/ sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
+ Định ngữ : Nói cho đúng //thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày cách mạng tháng Tám / thành công . 
LIỆT KÊ
Thế nào là liệt kê? 
-Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm, những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời.
Các kiểu liệt kê:
Xét theo cấu tạo: liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
VD : Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải (không theo cặp)
 Tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải (theo từng cặp)
Xét theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
VD : Điện giật, dùi đâm, dao sắt, lửa nung ( tăng tiến) 
 Tre, nứa, mai, vầu . (không tăng tiên)
DẤU CÂU
* Dấu chấm phẩy 
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
* Dấu chấm lửng 
-Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. 
VD : Chúng ta có quyền tự .trang lịch sử thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi , Quang Trung
-Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
VD: Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi.
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm 
VD : Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại
* Dấu gạch ngang 
-Đánh dấu bộ phận chú thích.
VD: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
-Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại.
VD :
 Có người khẽ nói :
 - Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
-Nối các từ trong một liên danh.
VD: Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu...
BÀI TẬP
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu cảm nghĩ về quê hương em, trong đó có sử dụng câu rút gọn .
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về tình hình dịch bệnh do vi rút covid 19 gây ra, trong đó có sử dụng câu đặc biệt .
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về gia đình thân yêu, chỉ ra các trạng ngữ và nêu ý nghĩa của các trạng ngữ đó . 
Làm phần luyện tập SGK/58+65 bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để :
Tả một số hoạt động trên sân trường em giờ ra chơi
Nêu những việc em đã làm được để cùng chung tay phòng chống dịch bệnh do vi rút covid 19 gây ra .

File đính kèm:

  • docxon_tap_tieng_viet_lop_7_tuan_9_truong_thcs_thai_van_lung.docx