Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 15: Đại từ - Năm học 2019-2020

* Lưu ý:

- Các đại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây, nay được xếp thành một loại từ riêng ( chỉ từ).

- Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc ( ông, bà.cha ), chức vụ ( bí thư, chủ tịch,.), nghề nghiệp ( bác sĩ.) trong tiếng việt thường được dùng để xưng hô - gọi là đại từ xưng hô lâm thời.

- Đại từ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, phức tạp, chịu nhiều sự ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hô đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hóa giao tiếp của người việt.

*Hoạt động 3: Luyện tập

*TG:10’

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 15: Đại từ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2019
Ngày dạy: 11/9/2019
Tiết 15: ĐẠI TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: 
- Nắm được thế nào là đại từ.
- Nắm được các loại đại từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng các phương pháp: vấn đáp, phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, bình giảng,
III. CHUẨN BỊ
1. GV: giáo án, SGK, bảng phụ, bài tập, máy tính,
2. HS: Vở, các phương tiện học tập khác
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Nêu khái niệm về từ láy? Cho ví dụ?
- Có những loại từ láy nào? Nghĩa của từ láy?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
*TG: 1’
*Phương pháp: bình giảng
Trong khi nói và viết, ta thường dùng những từ như: Tôi, tao, tớ, mày, nó, họ, hắn, để xưng hô hoặc dùng: Đây, đó, nọ, kia, ai, gì, sao, thế nào để trỏ, để hỏi. Như vậy là vô hình chung ta đã sử dụng một số loại đại từ Tiếng Việt để giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ, chức năng và cách sử dụng ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua tiết học hôm nay.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
*TG: 27’
*Phương pháp: vấn đáp, bình giảng, thảo luận nhóm
* Lời dẫn: Trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm đại từ
GV chiếu ví dụ.
HS đọc ví dụ
? “ Nó”ở đoạn văn đầu trỏ ai? “Nó” ở đoạn văn 2 trỏ con vật gì? Tại sao em biết được điều đó?
? Từ “thế” ở đoạn văn 3 trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ này trong đoạn?
? Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?
? Các từ vừa tìm hiểu giữ chức vụ gì trong câu?
? Vậy, đại từ là gì? 
 GV chiếu ghi nhớ 1 SGK, gọi HS đọc 
Chuyển: Vậy đại từu có mấy loại, cô trò chúng ta chuyển sang phần II.
GV giới thiệu luôn có 2 loại đại từ.
* Thảo luận nhóm (4’)
-Nhóm 1: Tìm hiểu đại từ để trỏ ( Đại từ để trỏ thì trỏ những gì, đặt 1 câu với một trong số đại từ đó).
-Nhóm 2: Tìm hiểu đại từ để hỏi ( Đại từ để hỏi thì hỏi những gì, đặt 1 câu với một trong số đại từ đó).
_Các nhóm cử 1 nhóm trưởng, sau đó đại diện nhóm trình bày bài thảo luận của nhóm mình.
GV gọi nhóm 1 trình bày?
Nhóm khác bổ sung, Gv nhận xét và chốt kiến thức.
GV ghi bài tập nhanh trên bảng phụ - yêu cầu HS làm bài tập:
? Tìm đại từ trong câu sau và nhận xét ?
 Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào.
GV gọi nhóm 2 trình bày?
Nhóm khác bổ sung, Gv nhận xét và chốt kiến thức.
GV gọi HS đọc to ghi nhớ
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Nhận xét đại từ ai trong câu ca dao:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
* Lưu ý: 
- Các đại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây, nay được xếp thành một loại từ riêng ( chỉ từ).
- Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc ( ông, bà.cha), chức vụ ( bí thư, chủ tịch,..), nghề nghiệp ( bác sĩ..) trong tiếng việt thường được dùng để xưng hô - gọi là đại từ xưng hô lâm thời.
- Đại từ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, phức tạp, chịu nhiều sự ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hô đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hóa giao tiếp của người việt.
*Hoạt động 3: Luyện tập
*TG:10’
Gọi HS đọc BT1, 2, 3,4.	 
GV hướng dẫn HS làm.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
I. Thế nào là đại từ?
Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Nó: (đoạn a) trỏ Thuỷ (em gái Thành).
- Nó (đoạn b) trỏ con gà trống của anh Bốn. 
=> Những từ này chỉ thay cho người và vật được nói đến trong đoạn văn (ngữ cảnh nhất định).
- Từ “ thế” chỉ lệnh chia đồ chơi của mẹ. => Biết được nhờ có câu nói trước trong đoạn.
- Từ “ai” trong bài ca dao trỏ người có quyền lực, làm cho cuộc đời người nông dân khổ cực.
- Chức năng:
+ “nó”(a): CN
+ “nó”(b): định ngữ
+ “Thế” (c): Bổ ngữ
+ “ai” (d): CN
=> Những từ: “nó”, “ Thế”, “ai” được gọi là đại từ.
3. Kết luận (Ghi nhớ 1/ SGK)
II. Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- Các đại từ dùng để trỏ người và sự vật.
- “Bấy, bấy nhiêu” trỏ số lượng.
- “đây, đó, kia, ấy, này, nọ, bấy giờ” trỏ vị trí không gian, thời gian.
- “vậy, thế” trỏ hoạt động, tính chất sự việc.
c. Kết luận (Ghi nhớ 2/ sgk)
Gợi ý: 
Đại từ: tôi
Nhận xét: 
- Giống nhau: đều là đại từ nhân xưng chỉ người
- Khác nhau: tôi (1) là chủ ngữ
 tôi (2) là định ngữ.
2. Đại từ để hỏi
a. Ví dụ
b, Nhận xét
- Các từ” ai, gì” dùng để hỏi người và vật .
- “Bao nhiêu, mấy” hỏi về số lượng.
- “đâu, bao giờ” hỏi về không gian, thời gian.
- “Sao, thế” hỏi về tính chất, sự vịêc.
c. Kết luận( Ghi nhớ 3/ Sgk) 
Gợi ý:
 Hỏi về người và sự vật
=> Người sự vật không xác định được, do đó ai là đại từ nói trống (đại từ phiếm chỉ)
III. Luyện tập
BT1: 
a.
Số
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ
Chúng tôi, 
Chúng tao, chúng tớ
2
Mày, mi
Chúng mày, bọn mi,

3
Nó, hắn
 chúng nó, họ
b. 
- Mình ngôi 1.
 - Mình (ca dao) ngôi 2.
BT2:
a. Hai năm trước đây cháu đã gặp bình.
b. Trưa hôm ấy, mẹ về với con nhé.
BT3:
- Thúy hát hay đến nỗi ai cũng phải khen.
- Biết làm sao bây giờ.
- Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính tình khác nhau.
BT4: 
Đối với các bạn cùng lớp , cùng lứa tuổi, em có thể gọi tên hoặc gọi “ bạn” và tự xưng bằng tên mình hoặc tự xưng “tôi” cho lịch sự. Nếu trước nay, em và các bạn có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự thì nên sửa đổi và khuyên bảo nhau sửa đổi.
4. Củng cố, dặn dò(2’)
? Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu.	 C. Nơi đâu.
(B). Khi nào.	 D. Chỗ nào.
? Đại từ là gì?
=> Dùng để trỏ người, sự vật, họat động, tính chất  được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về các hoạt động hằng ngày của em. Trong đó có sử dụng đại từ? Chỉ rõ các đại từ và cho biết đại từ đó thuộc loại nào?
- Soạn bài “Luyện tập tạo lập văn bản”; Trả lời câu hỏi SGK.
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai 4 Dai tu_12710474.docx