Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 (Bản 2 cột)

* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khái quát về ca dao- dân ca đang lưu hành ở Yên Bái:

GV: ? Nêu khái quát một vài nét về ca dao- dân ca Yên Bái?

HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt ý.

* Khảo sát ca dao- dân ca Yên Bái thấy có một số đặc điểm sau:

- Về thể thơ: Ngoài một số bài là thể thơ lục bát, còn lại chủ yếu là thể thơ tự do, các dòng thơ dài ngắn khác nhau nhưng đều có vần, điệu nên cũng dễ nhớ và dễ thuộc.

- Về ngôn ngữ: Lời các bài ca dao chủ yếu là phần lời của bài hát giao duyên hoặc bài ca nghi lễ, tôn giáo, nó mang rõ dấu ấn, cách cảm, cách nghĩ của người dân miễn núi, hồn nhiên, mộc mạc.

- Về diễn xướng: Dân ca miền núi chủ yếu được hát theo các làn điệu then, cọi, có thể kết hợp với vũ đạo. Các hình thức diễn xướng này thường được tổ chức trong các sinh hoạt nghi lễ, tôn giáo, trong các dịp lễ hội hoặc trong các dịp gặp gỡ, làm quen giao duyên của thanh niên nam nữ.

 

doc358 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I).
? Dấu gạch nối trong từ Va-Ren được dùng để làm gì?
HS: ( Để nối các tiếng trong phiên âm tiếng nước ngoài. 
VD: Pa-ri, Mát-xcơ-va, Bun-ga-ri )
GV: ? Dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
à Gọi đọc ghi nhớ 2 (SGK- 130)
à Đưa bài tập vận dụng cho HS thực hiện theo nhóm bằng bảng nhóm. (3’)
? Đặt dấu gạch ngang, gạch nối vào vị trí thích hợp?
a. Sài Gòn hòn ngọc viễn đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
b. Nghe ra đi ô là một thói quen thú vị của người già.
c. Chuyến tàu khách Bắc Nam đã được khởi hành.
HS: Trình bày kết quả. 
GV: Nhận xét, sửa chữa (nếu cần).
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
1. Ví dụ: (SGK/130)
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
- Dùng để nối các tiếng trong phiên âm tiếng nước ngoài.
2. Ghi nhớ : (SGK/130)
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập:
GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
HS: ( Làm bài tập )
GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
à Gọi HS đọc bài tập 2.
HS: ( Lên bảng làm )
GV: Nhận xét.
à HDHS làm bài tập 3.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK/ 130,131): 
- Câu a, b: Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
- Câu c: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
- Câu d, e: Dùng nối các bộ phận trong một liền danh.
2. Bài tập 2: (SGK/131): Nêu công dụng của dấu gạch nối:
- Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
3. Bài tập 3: (SGK/ 131): 
* Đặt câu có dấu gạch ngang:
VD1: Thị Kính - nhân vật nữ chính trong vở chèo Quan Âm Thị Kính - là người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh.
VD2: Liên hoan thanh niên tiên tiến năm nay có đông đủ đại diện học sinh Bắc- Trung- Nam.
4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung bài học.
 ? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc 2 ghi nhớ.
 - Hoàn thành các bài tập.
 - Chuẩn bị tiếp bài “ Ôn tập phần Tiếng Việt”.
RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
=============********============
Ngày soạn: 09/04/2017
Ngày giảng: 7A: 11/04/2017
 7B: 12/04/2017
TIẾT 123: TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - HS được củng cố và hệ thống hóa những kiến thức về câu và dấu câu, củng cố kiến thức về tu từ, ngữ pháp.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng mở rộng, rút gọn và chuyển đổi, sử dụng dấu cấu và tu từ về câu.
3. Thái độ:
 - Có ý thức tích cực, nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
 - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, thảo luận, thực hành.
 2. Học sinh: 
 - Đồ dùng học tập. 
 - Ôn tập các tiết Tiếng Việt đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết:
GV: ? Có mấy cách phân loại câu đơn? Đó là những cách nào?
HS: ( Có 2 cách:
- Phân loại theo mục đích nói.
- Phân loại theo cấu tạo. )
GV: ? Theo mục đích nói, câu đơn được chia thành những kiểu nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của từng kiểu câu?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Các kiểu câu này thường có những dấu hiệu ngôn ngữ nào để nhận biết?
HS: ( - Câu nghi vấn: Có chứa các từ biểu thị ý nghi vấn: Ai? Gì, bao giờ?  cuối câu có dấu (?).
 - Câu trần thuật: Không có dấu hiệu riêng, cuối câu có dấu (.)
 - Câu cầu khiến: Chứa các từ biểu thị ý cầu khiến (hãy, đừng, chớ, nên). Cuối câu có dấu (!).
 - Câu cảm thán: Chứa các từ biểu lộ cảm xúc: ôi, ôi chao, trời ơi, eo ơi! Cuối câu có dấu (!). )
GV: Nhận xét.
à Lưu ý: Trong thực tế, các kiểu câu trên có thể dùng với nhiều mục đích khác nhau.
VD: Câu nghi vấn có thể dùng với mục đích cầu khiến.
àAnh có thể chuyển giúp tôi bức thư này được không?
GV: ? Dựa trên đặc điểm của câu đơn, em thấy câu đơn được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?
HS: ( 2 loại: - Câu đơn bình thường.
 - Câu đơn đặc biệt. )
GV: ? Câu đơn bình thường có cấu tạo như thế nào? Cho VD?
HS: ( Em học bài.)
GV: ? Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ?
HS: ( Mưa )
GV: Đưa bảng phụ có sơ đồ các kiểu câu đơn : Phân loại theo mục đích nói, phân loại theo cấu tạo và yêu cầu HS điền vào.
GV: ? Em hãy kể tên các loại dấu câu đã học?
HS: (Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Hãy nêu công dụng của mỗi loại câu đó?
HS: Thảo luận nhóm (3’)
- Dấu chấm: Đặt cuối câu trần thuật.
- Dấu phẩy: Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu như:
+ Giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ.
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+ Giữa các vế của một câu ghép.
- Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp và đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
 - Dấu chấm lửng: Tỏ ý nhiều sự việc, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết, thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. Làm dãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Dấu gạch ngang: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. Nối các từ trong một liên danh.
I. Ôn tập lí thuyết:
1. Các kiểu câu đơn đã học:
a. Phân loại theo mục đích nói: 4 loại
- Câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
- Câu trần thuật: Kể, tả nêu nhận định đánh giá.
- Câu cầu khiến: Đề nghị, yêu cầu
- Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc.
b. Phân loại câu theo cấu tạo:
* Chia 2 loại:
- Câu bình thường: Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt: Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
2. Các dấu câu đã học:
- Dấu chấm
- Dấu phẩy
- Dấu chấm phẩy
- Dấu chấm lửng
- Dấu gạch ngang
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
GV: ? Đặt câu phân theo mục đích nói? (Chia 3 nhóm)
àYêu cầu: Bài tập tiếp sức à 4 HS lần lượt lên bảng làm.
GV: Nhận xét à Tuyên dương những nhóm làm nhanh, chính xác.
à Đưa ra yêu cầu bài tập 2.
HS: ( Mỗi HS đặt 2 câu )
GV: Gọi HS trình bày các câu à HS khác nhận xét.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Đặt các câu theo mục đích nói (4 loại câu)
2. Bài tập 2: Đặt câu phân theo cấu tạo.
- Chúng em sắp thi học kì II. (Câu đơn bình thường)
- Gió. ( Câu đặc biệt)
4. Củng cố: 
 - GV khái quát nội dung bài học.
 ? Vẽ sơ đồ các dấu câu và các kiểu câu đơn?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và ôn tập lại các nội dung
 - Xem trước bài Văn bản báo cáo.
RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/04/2017
Ngày giảng: 7A: 12/04/2017
 7B: 12/04/2017
 TIẾT 124 – TẬP LÀM VĂN: 
VĂN BẢN BÁO CÁO
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: Hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết văn bản báo cáo.
 - Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
 - Nhận ra được những sai sót thương gặp khi viết văn bản báo cáo.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức trình bày văn bản một cách trang trọng.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, thực hành.
 2. Học sinh: 
 - Đồ dùng học tập. 
 - Đọc và xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Khi nào thì viết văn bản đề nghị? Nêu những yêu cầu cần thiết khi viết văn bản đề nghị.
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
 Báo cáo là một trong những loại văn bản hành chính tiêu biểu, thông dụng trong cuộc sống. Vậy khi nào cần viết văn bản này? Cách làm loại văn bản báo cáo như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo:
GV: Gọi HS đọc các văn bản báo cáo (SGK/ 133, 134)
? Mục đích chính của mỗi văn bản báo cáo trên là gì? 
HS: ( - Văn bản 1: Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/ 11.
 - Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt.)
GV: Nhận xét.
? Qua 2 văn bản trên. Em hãy rút ra nhận xét: Thông thường người ta viết báo cáo để làm gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Đối tượng gửi báo cáo là cấp trên hay cấp dưới?
HS: ( Là cấp dưới gửi lên cấp trên.)
GV: Bổ sung: Báo cáo phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức.
HS: ( Tuỳ theo yêu cầu, tính chất của sự việc mà người ta viết báo cáo ngắn hay dài. Song dù viết thế nào thì một bản báo cáo cũng phải đạt yêu cầu về hình thức và nội dung. )
GV: ? Theo em đó là những yêu cầu nào về mặt hình thức?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Trong bản báo cáo có phải trình bày tất cả các nội dung không? 
HS: ( Không )
GV: ? Vậy những nội dung nào nhất thiết phải có?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em?.
HS: ( - Khi phải sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hoặc một đợt công tác nào đó -> Viết báo cáo.
 - Cần phân biệt báo cáo của một cá nhân với báo cáo của một tập thể do một cá nhân đại diện viết.
GV: Khi một cá nhân nào đó thay mặt tập thể viết báo cáo thì cá nhân đó thường là ai?
HS: ( Người đứng đầu tập thể: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập) 
GV: Gọi HS đọc bài tập 3 (SGK- 134).
 ? Tình huống nào phải viết báo cáo?
HS: ( Tình huống b à Báo cáo về tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong 2 tháng cuối năm của cán bộ lớp gửi BGH.)
GV: Nhận xét.
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
1. Ví dụ: ( SGK/ 134)
- Mục đích: Trình bày tình hình sự việc, kết quả đã làm được của một cá nhân hay tập thể.
- Yêu cầu khi viết báo cáo:
+ Về hình thức: Phải trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
+ Về nội dung cần có các mục:
- Báo cáo của ai?
- Báo cáo với ai?
- Báo cáo về việc gì?
- Kết quả như thế nào?
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:
GV: ? Em hãy đọc lại hai văn bản báo cáo trên cho biết: Các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
HS: ( - Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 - Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
 - Tên văn bản báo cáo.
 - Nơi gửi.
 - Lí do, diễn biến, kết quả.
 - Kí và ghi rõ họ tên (chức vụ).
GV: ? Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau?
HS: ( - Giống: Cách trình bày các mục.
 - Khác: Nội dung cụ thể của từng báo cáo. )
GV: ? Những phần nào là phần quan trọng trong báo cáo?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Từ 2 văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo?
HS: ( Đọc SGK- 135.)
GV: ? Khi viết văn bản báo cáo, cần lưu ý những điều gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
à Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/136)
II. Cách làm văn bản báo cáo:
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:
- Các mục được trình bày theo thứ tự quy định.
- Những mục quan trọng trong báo cáo:
+ Báo cáo của ai?
+ Báo cáo với ai?
+ Báo cáo về việc gì?
+ Kết quả như thế nào?
2. Dàn mục một văn bản báo cáo: (SGK/ 135)
3. Lưu ý: (SGK/135)
* Ghi nhớ: (SGK/136)
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập:
GV: HDHS về nhà làm bài tập 1.
à Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
HS: ( Xác định yêu cầu và làm bài tập )
GV: Nhận xét và đưa ra yêu cầu bài tập 3.
à HDHS cách làm.
HS: ( Viết báo cáo)
GV: Nhận xét và sửa chữa.
à Kết luận lại.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: ( Về nhà )
2. Bài tập 2: Các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo.
 - Thường thiếu các đề mục quan trọng.
 - Trình bày dàn mục không theo đúng thứ tự quy định.
3. Bài tập 3: Hãy viết văn bản báo cáo về kết quả đợt thi đua chào mừng 8/ 3 của lớp em.
 4. Củng cố:
 - Khái quát lại nội dung bài học
 ?1 Nêu đặc điểm của báo cáo.
 ?2 Cách làm một văn bản báo cáo?
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành các bài tập.
 - Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập.
 - Tập viết một văn bản báo cáo.
 - Chuẩn bị tiếp bài : Ôn tập Tập làm văn. 
RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
=============********============
Ngày soạn: 14/04/2017
Ngày giảng: 7A: 17/04/2017
 7B: 17/04/2017
TIẾT 125 – TẬP LÀM VĂN: 
LUYỆN TẬP 
LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ VĂN BẢN BÁO CÁO
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được các tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 - Hiểu cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
 - Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, tích cực trong thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, thảo luận và thực hành.
 2. Học sinh: 
 - Đồ dùng học tập.
 - Đọc và xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Nêu dàn mục của văn bản báo cáo?
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết :
GV : ? Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác nhau?
HS: ( Trả lời )
GV : Nhận xét và bổ sung.
? Nội dung văn bản đề nghị và báo cáo khác nhau như thế nào?
HS: ( Trả lời )
GV : Nhận xét và chốt ý.
? Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và báo cáo khác nhau như thế nào ?
HS: ( Trả lời )
GV : ? Cả hai loại văn bản trên khi viết cần tránh những sai sót gì? 
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Những mục nào cần chú ý khi viết cả hai loại văn bản này ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và nhấn mạnh:
( Các phần mục cần phải có nhưng ở văn bản đề nghị thì phần đề xuất ý kiến xin giải quyết vấn đề gì là chính, ở văn bản báo cáo thì phần diễn biến tình hình và kết quả đạt được là chính.)
* Hoạt động 2 : HDHS lập bảng so sánh:
GV: HD lập bảng so sánh:
I. Lí thuyết:
1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo :
- Văn bản đề nghị: gửi lên cá nhân và tổ chức có thẩm quyền nhằm đề nghị, giải quyết một yêu cầu, một nguyện vọng nào đó
- Văn bản báo cáo được viết ra để trình bày một cách tổng hợp về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể nhằm giúp cho cấp trên hoặc cơ quan liên quan nắm được tình hình sự việc
2. Nội dung :
- Đề nghị: Trình bày yêu cầu, nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì
- Báo cáo: Trình bày, tổng hợp tình hình và kết quả với đầy đủ số liệu cụ thể
3. Hình thức:
- Giống: Trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định
- Khác: tên văn bản, nội dung
4. Khi viết cả hai loại văn bản cần tránh: 
- Trình bày thiếu sạch sẽ, rõ ràng
- Lời văn rườm rà
- Thiếu hoặc không đảm bảo trình tự các mục
- Nội dung chung chung
5. Chú ý:
- Người gửi, người nhận, nội dung chính của văn bản
- Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết
- Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được
II. Lập bảng so sánh:
STT
 Tên văn bản
So sánh
Văn bản đề nghị
Văn bản báo cáo
1
Mục đích viết văn bản
Nêu ý kiến với các cấp có thẩm quyền, mong muốn được giúp đỡ, giải quyết một việc gì đó.
Báo cáo trình bày với cấp trên về tình hình, sự việc, kết quả được của cá nhân (tập thể)
2
Nội dung của văn bản
Gồm các mục:
 - Ai đề nghị?
 - Đề nghị ai? (nơi nào)
 - Đề nghị điều gì?
Gồm các mục:
 - Báo cáo của ai?
 - Báo cáo với ai?
 - Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
3
Hình thức trình bày
- Tên văn bản viết cỡ chữ to.
- Trình bày văn bản ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa và cân đối.
- Cụ thể: Mỗi mục cách nhau 2 - 3 dòng, không viết sát lề giấy, không để khoảng trống lớn ở phần trên và phần dưới trang giấy.
4
Các mục cần chú ý
- Tên người (tổ chức) đề nghị.
- Nơi nhận.
- Nội dung.
- Tên người (tổ chức) báo cáo.
- Nơi nhận báo cáo.
- Nội dung báo cáo.
HS: ( Lập bảng so sánh)
GV: Nhận xét, sửa chữa.
à Tiểu kết tiết 1.
 4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung bài học.
 ? Cho HS nhắc lại lí thuyết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị giờ sau luyện tập ( Làm các bài tập 1,2,3 SGK/138)
RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/04/2017
Ngày giảng: 7A: 18/04/2017
 7B: 18/04/2017
TIẾT 126 – TẬP LÀM VĂN: 
LUYỆN TẬP 
LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ VĂN BẢN BÁO CÁO
( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được các tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 - Hiểu cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
 - Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, tích cực trong thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, thảo luận và thực hành.
 2. Học sinh: 
 - Đồ dùng học tập.
 - Đọc và xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra 15’
* Câu hỏi: Trình bày dàn mục của một văn bản báo cáo?
 * Đáp án: Các mục được trình bày theo thứ tự :
 - Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 - Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
 - Tên văn bản: Báo cáo về
 - Nơi nhận báo cáo.
 - Tên người (tổ chức) báo cáo.
 - Báo cáo về lí do, sự việc, kết quả đạt được.
 - Kí và ghi rõ họ tên (chức vụ).
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
GV nhắc lại nội dung tiết 1, chuyển tiết 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: HDHS làm bài tập 1:
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
HS: Hoạt động nhóm 5’ 
à Đại diện trả lời.
GV: Nhận xét và sửa chữa.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK/138): Hãy nêu một tình huống phải viết văn bản đề nghị, một tình huống viết văn bản báo cáo. 
* Tình huống viết văn bản đề nghị:
- Khi gia đình em muốn UBND xã (phường) cấp đất làm nhà ở.
- Đề nghị BGH thay ô cửa kính vỡ của phòng học lớp em
- Ở cổng trường có nhiều hàng quà bánh à Đề nghị nhà trường có biện pháp giải quyết
* Tình huống viết báo cáo:
- Cứ hết một tháng cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình học tập của lớp.
- Báo cáo kết quả thi đua đợt 8/3 và 26/3
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 2:
GV: Đưa ra yêu cầu bài tập 2.
HS: ( Trình bày )
GV: Nhận xét và sửa chữa.
2. Bài tập 2: (SGK/138): 
- Trình bày văn bản đề nghị và báo cáo đã chuẩn bị.
* Hoạt động 3: 

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7_12708520.doc