Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019
2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:
A/ Hoạt động khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương thức thực hiện: Nêu vấn đề
- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được nội dung câu ca dao
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ: Em hiểu gì về câu ca dao:”Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh”
- Phương án thực hiện:
+HS thảo luận nhóm
+ Thời gian: 2 phút
- Dự kiến sản phẩm: Câu ca dao trên có ý chê trách cô gái quá kén chọn lúc còn trẻ.Để đến lúc quá lứa nhỡ thì không còn ai để ý. Câu ca dao có nhắc đến một địa danh là chùa Bà Đanh (Ngọc Sơn –Kim Bảng)
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh : Hoạt động cá nhân-> thảo luận
-Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh
Nhóm 1:Chủ đề địa danh - Núi Đọi ai đắp mà cao Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu - Quyển Sơn vui thú nhất đời Dốc lòng trên Dặm dưới bơi ta về Đôi bên núi tựa sông kề Ngược xuôi tiện nẻo, lắm nghề làm ăn. -Hoà Mạc đất rộng người đông Có bãi tươi tốt, có đồng bao la Đất bãi trồng đậu, trồng cà Đất đồng cày cấy thật là vui thay - Núi Quyển Sơn có cây Thi Thảo Huyệt đế vương thiên tạo rõ ràng - Vắng như chùa Bà Đanh - Bình Lục có núi con Rùa Trông sang Đạm Thủy có chùa Ngọc Thanh Nhóm 2: Ẩm thực, sản vật - Ăn thịt bò lo ngay ngáy Ăn mắm cáy ngáy o o ( Mắm cáy Bình Lục ) - Mơ hồng Kim Bảng,long nhãn Lí Nhân -Chuối ngự Đại Hoàng lạng vàng tiến vua - Cốm chợ Sông ,hồng Nhân Mỹ - Nhất ngon là cá đầm Chiềng Muốn mua mà chẳng có tiền mà mua. ( Đầm Chiềng – Đinh xá – BL ) - Men say anh ủ đã lâu Em về làng Vọc làm dâu thì về ( Làng Vọc – làng nghề rượu ngon nổi tiếng ở Vũ Bản – Bình Lục ) Chợ Quế những ấm những nồi Chè ngon Do Lễ củi đồi Khả Phong (TTQuế có làng gốm Quyết Thành) Nhóm 3:Con người Hà Nam - Bình Lục đồng trắng nước trong Thóc gạo thì ít rong rêu thì nhiều. - Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc - Trai Cát Lại, gái Ngô Khê -Sống ngâm da chết ngâm xương - Chồng xây vợ lại phu hồ Phen này không nổi cơ đồ thì thôi -Anh trồng, chị cấy, em vun Mưa hoà gió thuận bội phần tốt tươi Khai hoa kết quả hẳn hoi Cả nhà sung túc yên vui tháng ngày -Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Bình Lục với anh thì về Bình Lục có bến đò chè Có làng Yên Đổ có nghề ươm tơ Nhóm 4: Lễ hội - Khách về thăm Ngũ Động Sơn Thăm khu đền Trúc gió vờn tóc mây Thi Sơn Ngũ Động là đây Nghe câu hát Dậm làm say lòng người - Ai ơi về đất Liễu Đôi Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem -Nhất vui là hội Trần Thương Đủ đình đủ đám thập phương tiếng đồn Nhóm 5:Làn điệu dân ca -Hát Dậm ở Kim Bảng - Khách về thăm Ngũ Động Sơn Thăm khu đền Trúc gió vờn tóc mây Thi Sơn Ngũ Động là đây Nghe câu hát Dậm làm say lòng người Cảnh quan thiên tạo tuyệt vời Bên sông bên lộ núi ngồi ung dung Ngàn xưa dấu tích anh hùng Chiến công oanh liệt ghi trong sử vàng Vào mùa hoa nở xuân sang Gần xa nô nức hội làng chung vui Trên hát Dậm dưới thuyền bơi Cụ già tế lễ thần ngồi kiệu hoa -Hát Lãi Lê ở Bắc Lý, Hát giao duyên vùng ngã ba song Móng VD:Trên trời có (mấy dậu tình rằng) có đám mây xanh,(có mấy dậu tình ơi),có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời(có mấy dậu tình rằng,có mấy dậu tình ơi).Đôi ta muốn lấy nhau chơi(có mấy dậu tình ơi) nhưng cái duyên không định thì giời không xe. 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác, nhận xét bổ sung - GV nhận xét 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ chuẩn bị của các nhóm ở nhà - GV bổ sung, cho điểm - GV chốt và cho các em HS tự ghi vào vở C. Hoạt động luyện tập Mục tiêu:Học sinh nắm được ý nghĩa của một số câu tục ngữ, ca dao đặc sắc Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Em thích những câu tục ngữ, ca dao nào nhất? Hãy tìm hiểu ý nghĩa của các câu đó? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ , lựa chọn, tìm hiểu ý nghĩa - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: - HS trả lời theo ý kiến cá nhân: VD: Câu” Sống ngâm da chết ngâm xương” ->Thể hiện nỗi thương xót cho nhân dân vùng Bình Lục xưa kia quanh năm lụt lội, cuộc sống của người dân khổ cực trăm bề -Câu:” Chuối ngự Đại Hoàng lạng vàng tiến vua”à Ca ngợi một sản vật ở làng Đại Hoàng đó là chuối ngự, món quà quý dâng lên vua chúa ....... 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - Học sinh khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét, cho điểm I.Tục ngữ , ca dao Hà Nam - Tục ngữ, ca dao Hà Nam là kho kinh nghiệm quý giá -Dân ca với nhiều làn điệu đặc sắc(Hát Dặm,Hát Lãi Lê, Lả Lèn....) -Nội dung phản ánh phong phú,đa dạng II.Sưu tầm tục ngữ, ca dao -Các chủ đề: Địa danh,ẩm thực sản vật lễ hội, con người Hà Nam III. Luyện tập: Thảo luận ý nghĩa D.HĐ vận dụng Mục tiêu:Học sinh vận dung các câu tục ngữ , ca dao đã học vào nói và viết Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Sản phẩm: Các câu văn học sinh nói và viết Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy đặt câu có sử dụng những câu tục ngữ,ca dao em vừa sưu tầm? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ đặt câu - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: VD: Chuối ngự Đại Hoàng- Lý Nhân một loại quả ngon dùng để tiến vua vì thế tục ngữ đã có câu: “Chuối ngự Đại Hoàng, lạng vàng tiến vua” ......... 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét, cho điểm E. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục tiêu:Học sinh tiếp tục sưu tầm các câu tục ngữ ,ca dao, dân ca về địa phương Phương pháp: Học sinh sưu tầm ở nhà Sản phẩm: Các câu tục ngữ,ca dao, dân ca HS sưu tầm Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ,ca dao, dân ca khác về các chủ đề nói về Hà Nam? - Chép các câu sưu tầm được vào sổ tay - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận 2. Thực hiện hiệm vụ -HS về nhà học bài, sưu tầm -Dự kiến sản phẩm:Các câu tục ngữ học sinh sưu tầm được 3.Báo cáo sản phẩm - GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau - HS về nhà sưu tầm 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn các nguồn sưu tầm IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ý kiến và kí duyệt của TTCM Ngày soạn:........./01 / 2019 Ngày dạy: 7B:........../ 01 / 2019 7C......../01 Tuần 19 Bài 18 – Tiết 75: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết. - Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. * Kĩ năng sống: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng....khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 3. Thái độ:Có ý thức nghị luận trong đời sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, quy nạp, động não, thảo luận nhóm 1.GV: - Kế hoạch dạy học - Một số bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án, bảng phụ... 2.HS: Bài soạn, đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học : Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học hợp tác: Nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật trình bày một phút B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật trình bày một phút C. Hoạt động luyện tập D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu dự án - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học: A/ Hoạt động khởi động (5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống - Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các lí do bạn Nam đi học muộn - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: GV đưa tình huống Trong giờ sinh hoạt các bạn tranh cãi sôi nổi quanh việc có bầu Nam là học sinh ưu tú trong học kì I hay không. Vấn đề là có đôi lần Nam đã đi học muộn. Là bạn thân của Nam hiểu rõ lí do vì sao Nam đi muộn hãy chứng minh Giúp để Nam được bình chọn - Phương án thực hiện: +HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút - Dự kiến sản phẩm: Các cách xử lí tình huống của học sinh 2. Thực hiện nhiệm vụ: -. Học sinh : Hoạt động cá nhân-> trình bày -Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả: - GV gọi 1->2 học sinh trả lời.Các em khác bổ sung(nếu cần) 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: => Vào bài: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này. B.HĐ: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: Nhu cầu nghị luận? - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhu cầu nghị luận là vô cùng cần thiết trong cuộc sống - Phương pháp: thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện:Hoạt động cặp đôi - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Em hiểu "nghị luận" là gì? Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? (- Vì sao em đi học? Vì sao con người cần phải có bạn? Theo em như thế nào là sống đẹp? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? 1) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? ) Để trả lời các câu hỏi đó cần sử dụng kiểu văn nào? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: +Nghị luận: bàn bạc, trao đổi, thảo luận +Trong đời sống ta vẫn thường gặp những vấn đề như đã nêu trên, không thể trả lời bằng văn miêu tả hay tự sự +Các câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ, phù hợp => sử dụng văn nghị luận 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở - GV bổ sung, nhấn mạnh: Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện . Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật . Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm đều không có sức thuyết phục . Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, ta thường gặp những kiểu văn bản : Xã luận, bình luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, tạp chí văn học, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...) HĐ 2: Khái niệm văn nghị luận HS đọc văn bản: Chống nạn thất học. - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn nghị luận . - Phương pháp: Dạy học theo nhóm - Phương thức thực hiện:Thảo luận nhóm - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của học sinh trên giấy khổ lớn - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Bác Hồ viết bài này để nhằm mục đích gì? Cụ thể Bác kêu gọi nhân dân làm gì? Xác định luận đề? Luận điểm,lí lẽ, dẫn chứng của văn bản? Những luận điểm Bác đưa ra có rõ ràng và thuyết phục hay không? Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào ?Từ đó em hãy rút ra đặc điểm văn nghị luận? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:Hoạt động cá nhân->thảo luận nhómà trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên,giúp đỡ, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: *Mục đích:chỉ ra tình trạng thất học .Kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học * Luận đề : Chống nạn thất học. *Luận điểm: + Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình là phải có kiến thức + Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. + Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ. * Lí lẽ: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM/8 do Đế quốc gây nên. + Điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới thanh toán được nạn dốt nát, lạc hậu. + Việc “chống nạn thất học” có thể thực hiện được vì nhân dân ta rất yêu nước và hiếu học. *Tư tưởng, quan điểm: Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày ý kiến của mình trên giấy khổ lớn - Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở - GV bổ sung, nhấn mạnh: Văn bản” Chống nạn thất học”Bác đã nêu ra một thực trạng là Pháp cai trị tiến hành chính sách ngu dân khiến 95% Người Việt Nam mù chữ Nay dành được độc lập phải nâng cao dân trí. Việc chống nạn mù chữ sẽ thực hiện được vì (Người biết chữ dạy cho người không biết. Người chưa biết gắng sức học. Người giàu có mở lớp học ở tư gia. Phụ nữ cần phải học để theo kịp nam giới. ) . Vấn đề này không thể thực hiện bằng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vậy vấn đề này cần phải thực hiện bằng kiểu văn bản nghị luận. Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Yêu cầu HS đọc ghi nhớ I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghị luận: - Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận. Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,... 2. Thế nào là văn nghị luận: a. Ví dụ: Văn bản: Chống nạn thất học. - Luận đề : Chống nạn thất học. - Luận điểm: + Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình là phải có kiến thức + Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. + Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ. -> Lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. b. Kết luận: - Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.. 3. Ghi nhớ (sgk) C.Hoạt động vận dụng Mục tiêu:Học sinh kể được một số tình huống trong đời sống cần dùng văn nghị luận Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Sản phẩm: Các tình huống họ sinh nêu ra Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Tìm một số tình huống trong đời sống cần vận dụng văn nghị luận? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ ,tìm tòi - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: - Bàn tác hại của việc ô nhiễm môi trường? - Làm thế nào để giảm thiểu ách tắc giao thông? - Thế nào là học tốt? 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét, cho điểm E. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục tiêu:Học sinh tiếp tục tìm các tình huống,chuẩn bị câu hỏi tiết 2 Phương pháp: Học sinh chuẩn bị ở nhà Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh vào tiết sau Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy tiếp tục tìm các tình huống trong cuộc sống cần phải dùng văn nghị luận? - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiết 2) 2. Thực hiện hiệm vụ -HS về nhà học bài, sưu tầm -Dự kiến sản phẩm:Các tình huống học sinh sưu tầm được 3.Báo cáo sản phẩm - GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau - HS về nhà sưu tầm 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn IV. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ý kiến và kí duyệt của TTCM Ngày soạn:....../01/ 2019 Ngày dạy 7B:......../ 01 7C.........../01 Tuần 18 Bài 18 – Tiết 76: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết. - Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. * Kĩ năng sống: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng....khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức nghị luận trong đời sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, quy nạp, động não, thảo luận nhóm 2. Phương tiện: - GV: Một bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án,... - HS: Bài soạn III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học : Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học hợp tác: Nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật trình bày một phút B. Hoạt động hình thành kiến thức C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học theo dự án - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học: A/ Hoạt động khởi động (5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống - Sản phẩm hoạt động: Những lựa chọn của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ: GV đưa tình huống Trong những tình huống sau tình huống nào em có thể sử dụng văn nghị luận? +Kể lại buổi chào cờ đầu tuần ở trường em? +Tả lại một người thân yêu của em? +Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học? +Bàn về lợi ích của bóng đá? - Phương án thực hiện: +HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút - Dự kiến sản phẩm: Các cách xử lí tình huống của học sinh(HS chọn tình huống 4) 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh : Hoạt động cá nhân-> trình bày -Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả: GV gọi 1->2 học sinh trả lời.Các em khác bổ sung(nếu cần) 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: => Vào bài: Như vậy qua tiết học trước các em đã có ý thức vận dụng văn nghị luận vào việc xử lí tình huống trong đời sống. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng phần lí thuyết để giải quyết các bài tập về văn nghị luận. B.Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1:Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 và 2 HS đọc văn bản: “Cần tạo ra......xã hội” - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm văn nghị luận thông qua việc tìm hiểu hệ thống:Luận điểm, lí lẽ,dẫn chứng của bài văn - Phương pháp: Dạy học theo nhóm - Phương thức thực hiện:Thảo luận nhóm - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của họ
File đính kèm:
- Giao an ca nam 2020_12761245.doc