Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Hạ Ly

Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (các khổ thơ còn lại)

GV nhắc lại cách đọc bài thơ và đọc mẫu một khổ thơ rồi gọi HS đọc các khổ tiếp theo.

GV nhận xét cách đọc.

• Tích hợp ANQP

GV nhắc lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

GV chiếu video tư liệu về giai đoạn ấy.

GV bổ sung: Bài thơ được viết năm 1968 trong thời kì chống để quốc Mĩ. Thời gian này cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn căng thẳng và ác liệt. Một phong trào yêu nước đã phát triển mạnh mẽ và sôi nổi trong thế hệ trẻ. Lớp lớp thanh niên đã phải từ giã gia đình, quê hương để lên đường ra trận. Hoàn cảnh lịch sử ấy có ý nghĩa vô cùng lớn lao, tác động trực tiếp đến sự ra đời cũng như mạch cảm xúc của bài thơ.

GV chuyển ý: Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu khổ thơ 1,2. Người lính trên đường hành quân đã nghe được âm thanh tiếng gà và nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu. Trong đó hình ảnh đầu tiên mà người lính nhớ đến chính là những ổ rơm hồng đầy trứng, những con gà mái mơ, mái vàng.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Hạ Ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Từ 25/10 – 3/11/2018
Ngày dạy: 9/11/2018
VĂN BẢN:	TIEÁNG GAØ TRÖA
 (Tiết 2) 	
- XUAÂN QUYØNH - 
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
- Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích, cảm nhận thơ.
3. Thái độ: Học sinh biết yêu thương, kính trọng bà. Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, soạn giáo án, hình ảnh, tư liệu liên quan .
- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu bài, đóng hoạt cảnh minh họa bài học.
III. Tiến trình dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức tiết trước.
Trò chơi lật mảnh ghép. GV chiếu các mảnh ghép, yêu cầu học sinh lựa chọn mảnh ghép để trả lời câu hỏi.
Câu 1: Bài thơ Tiếng gà trưa do ai sáng tác?
Xuân Quỳnh
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Thời kì đầu kháng chiến chống Mỹ
Câu 3: Bài thơ được in trong tập thơ nào của Xuân Quỳnh?
Hoa dọc chiến hào.
Câu 4: Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Thể thơ 5 chữ.
GV cho HS quan sát bức tranh sau khi lật hết mảnh ghép và giới thiệu bài mới: 
GV: Các em quan sát được những hình ảnh gì ở bức tranh này?
GV: Đây có lẽ là một hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam và hình ảnh này gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu mà cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu ở những khổ thơ tiếp theo trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (các khổ thơ còn lại)
GV nhắc lại cách đọc bài thơ và đọc mẫu một khổ thơ rồi gọi HS đọc các khổ tiếp theo.
GV nhận xét cách đọc.
Tích hợp ANQP
GV nhắc lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
GV chiếu video tư liệu về giai đoạn ấy.
GV bổ sung: Bài thơ được viết năm 1968 trong thời kì chống để quốc Mĩ. Thời gian này cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn căng thẳng và ác liệt. Một phong trào yêu nước đã phát triển mạnh mẽ và sôi nổi trong thế hệ trẻ. Lớp lớp thanh niên đã phải từ giã gia đình, quê hương để lên đường ra trận. Hoàn cảnh lịch sử ấy có ý nghĩa vô cùng lớn lao, tác động trực tiếp đến sự ra đời cũng như mạch cảm xúc của bài thơ.
GV chuyển ý: Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu khổ thơ 1,2. Người lính trên đường hành quân đã nghe được âm thanh tiếng gà và nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu. Trong đó hình ảnh đầu tiên mà người lính nhớ đến chính là những ổ rơm hồng đầy trứng, những con gà mái mơ, mái vàng. 
HỎI: Tiếng gà không chỉ làm người lính nhớ đến những đàn gà, ổ trứng mà còn gợi nhớ đến hình ảnh của ai? 
HỎI: Vì sao người lính lại nhớ đến bà của mình?
Chuyển: Vậy khi nhớ về bà, người lính đã nhớ về những kỉ niệm nào? Các em sẽ xem một hoạt cảnh ngắn sau đây do Nhóm 1 trình bày như cô đã phân công.
GV nhận xét.
GV: Để hiểu rõ hơn về những kỉ niệm mà người lính đã gợi lại về bà, các nhóm còn lại sẽ trình bày phần nội dung đã chuẩn bị khi tìm hiểu về các khổ thơ mà cô đã phân công.
GV mời các đại diện nhóm lên trình bày phần nội dung mà nhóm đã tìm hiểu.
Nhóm 2: khổ thơ thứ 3
GV nhận xét, bổ sung: HS chú ý giải thích từ “lang mặt”. Lời mắng của bà: mắng yêu, bà luôn hiền từ, dạy bảo cháu.
Nhóm 3: khổ thơ thứ 4
GV nhận xét, bổ sung: chắt chiu (dành dụm, tiết kiệm từng chút và kiên trì). Hình ảnh đôi bàn tay gầy guộc của bà khum khum, chăm chú, kiên trì soi từng quả trứng nóng hổi để tìm những quả tốt nhất, đầy đặn nhất dành cho con gà mái ấp. Bà luôn tần tảo, chắt chiu, dành dùm từng chút để chăm lo cho cháu.
Nhóm 4: khổ thơ thứ 5
GV nhận xét, bổ sung: HS chú ý giải thích từ “sương muối” (theo chú thích) và từ “toi” (chết nhiều vì các dịch bệnh khác nhau). Khi gió mùa đông bắc tràn về, bà lo lắng đàn gà sẽ không chịu được rét, không chịu được sương muối mà toi mất. Nhưng điều bà lo hơn chính là lo Tết đến sẽ không có đủ tiền để mua quần áo mới cho cháu. Vậy nên bà luôn cố công chăm nuôi đàn gà với hi vọng đàn gà sẽ sinh sôi, nảy nở nhiều hơn, đông hơn để bà có thể chăm lo cho cháu, mang lại niềm vui cho cháu.
HỎI: Theo em, khi nhận được quần áo mới, cháu cảm thấy thế nào?
GV bình, chốt: Niềm vui của những đứa trẻ nông thôn nghèo thật đơn sơ, giản dị và cảm động biết bao nhiêu. 
Tiếng gà khiến người lính nhớ da diết hình ảnh của bà với những kỉ niệm khó phai. Nhớ về bà là nhớ về tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của bà. Có lẽ hình ảnh người lính trong bài thơ phản ánh phần nào tuổi thơ của Xuân Quỳnh. Nhà thơ Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương: mẹ mất sớm, cha thì ở xa, Xuân Quỳnh ở với bà và chị gái, nhà thơ lớn lên trong tình yêu thương của bà, chứng kiến cảnh bà tần tảo, chắt chiu, dành dụm để lo cho cháu. Trở lại với bài thơ Tiếng gà trưa, ta thấy món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”, “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. 
Giờ đây khi đã trưởng thành, người cháu lại nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ gắn liền với hình ảnh của bà. Nhà thơ Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa cũng đã khắc họa hình ảnh của bà qua những câu thơ thật xúc động:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Có lẽ, đây là hình ảnh điển hình, quen thuộc của những người bà, người mẹ Việt Nam khác, họ mang những phẩm chất dịu hiền mà cao đẹp biết bao.
HỎI: Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em có nhận xét gì cách dùng từ ngữ trong những khổ thơ? 
HỎI: Em có nhận xét gì về những kỉ niệm tuổi thơ của người lính?
HỎI: Kỉ niệm ấy gắn với điều gì?
GV chốt: Phần 2 của bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ về tình bà cháu.
GV chuyển ý: Nếu ở phần 2, tiếng gà trưa đánh thức kỉ niệm thì ở phần cuối của bài tiếng gà còn gợi cho người lính những suy nghĩ ở hiện tại.
GV gọi HS đọc hai khổ thơ cuối.
HỎI: Trong suy nghĩ của người lính tiếng gà trưa mang lại điều gì?
HỎI: “Bao nhiêu” là loại từ gì mà các em đã được học? Nó dùng để làm gì?
GV: Đại từ “bao nhiêu” trong trường hợp này không dùng để hỏi mà để trỏ sự vật chung, nhấn mạnh ý “rất nhiều, không đếm xuể”.
HỎI: Theo em, vì sao taùc giaû lại nghó raèng : “ Tieáng gaø tröa
 Mang bao nhiêu haïnh phuùc” 
GV bổ sung: Tiếng gà gợi cho người lính niềm hạnh phúc khi được trở về với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, trong sáng, hồn nhiên; hạnh phúc khi được sống lại trong tình yêu thương thiết tha của bà. Để rồi những kỉ niệm ấy theo người lính vào trong giấc ngủ:
“Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”. 
Và âm thanh tiếng gà lại gợi cho người lính những suy nghĩ về mục đích chiến đấu ở tương lai. 
HỎI: Mục đích chiến đấu đầu tiên mà người lính nghĩ đến là gì?
HỎI: Ngoài những mục đích lớn lao là chiến đấu vì Tổ quốc, xóm làng, người lính còn chiến đấu vì điều gì?
THẢO LUẬN
Theo em vì sao người lính lại chiến đấu vì “tiếng gà cục tác/ổ trứng hồng tuổi thơ?
(Các nhóm vận dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”, thảo luận trong 3 phút và cử đại diện trình bày.)
GV nhận xét và bình chốt: Tiếng gà trưa gợi cho người lính kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu và những hình ảnh ấy đã trở thành nguồn động lực, tiếp thêm sức mạnh cho người lính trên bước đường hành quân. Ta thấy, mục đích chiến đấu của người lính ấy cứ thu hẹp dần từ những điều lớn lao nhất là Tổ quốc, xóm làng, người bà đến những điều nhỏ nhoi, bình dị là tiếng gà, ổ trứng tuổi thơ.
Bài thơ khép lại với hình ảnh “ổ trứng hồng tuổi thơ” cho chúng ta hiểu một điều: tình yêu quê hương đất nước có gì xa lạ đâu, đôi khi nó được bắt nguồn từ những điều bình dị nhất. Giống như nhà văn Ê - ren – bua đã từng nói: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sônghay yêu tiếng gà, yêu ổ rơm đầy trứng như nhà thơ Xuân Quỳnh; yêu bếp lửa nồng đượm như nhà thơ Bằng Việt. Tất cả những điều ấy trở nên lòng yêu Tổ quốc. 
HỎI: Từ nào được nhắc lại nhiều lần ở khổ thơ cuối? Tác dụng của nó?
HỎI: Em có nhận xét gì về tình yêu gia đình và quê hương đất nước được thể hiện trong hai khổ thơ cuối?
Hoạt động 3: Tổng kết
HỎI: Trong bài thơ, cụm từ “Tiếng gà trưa” ñöôïc nhắc laïi mấy lần ? Nhằm mục đích gì?
GV bổ sung: Cụm từ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại bốn lần ở đầu các khổ thơ không chỉ gợi nên một âm thanh gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam, gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tình bà cháu mà còn giúp bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt và khát vọng chiến đấu của người lính. “Tiếng gà trưa” còn là một sợi chỉ vô hình kết nối toàn bộ bài thơ, làm mạch cảm xúc của bài thơ được tiếp nối liền mạch.
HỎI: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
HỎI: Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
GV chiếu sơ đồ tư duy cho HS quan sát, tổng kết bài học.
LIÊN HỆ THỰC TẾ: Để thể hiện tình yêu với gia đình, quê hương đất nước, em nghĩ mình cần làm những gì? 
Hoạt động 4: Luyện tập
Luyện tập: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tình cảm bà cháu.
(GV chiếu đoạn văn tham khảo)
HS chọn mảnh ghép và trả lời câu hỏi.
HS: quan sát và trả lời (hình ảnh con gà, đống rơm, hai bà cháu).
HS đọc thơ.
HS: Tiếng gà còn làm người chiến sĩ nhớ về bà của mình. 
HS: Vì bà gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ của người lính.
HS xem hoạt cảnh.
Nhóm 1: sân khấu hóa khổ 3,4,5,6 kỉ niệm về bà.
Nhóm 2: khổ thơ thứ 3
- Kỉ niệm một lần cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến cháu ngây thơ sợ hãi.
=> Bà mắng yêu, dạy bảo cháu.
Nhóm 3: khổ thơ thứ 4
- Hình ảnh bàn tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả trứng cho con gà mái ấp.
=> Bà tần tảo, vất vả, dành dụm từng chút để lo cho cháu.
Nhóm 4: Khổ thơ thứ 5
- Mỗi khi mùa đông đến bà lại lo sợ thời tiết khắc nghiệt, sương muối làm đàn gà toi thì sẽ không có tiền mua quần áo mới cho cháu.
=> Bà chịu thương, chịu khó, vất vả, lo toan mọi thứ, mong muốn cháu có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
HS: cảm thấy vô cùng xúc động.
HS: Nghệ thuật điệp từ, từ ngữ gợi tả.
HS: kỉ niệm đẹp đẽ, rất xúc động và đáng nhớ.
HS: gắn với tình bà cháu
HS ñoïc.
- “Tieáng gaø tröa
Mang bao nhiêu haïnh phuùc” 
HS: Đại từ trỏ sự vật chung.
HS: trả lời theo cảm nhận
HS: chiến đấu vì Tổ quốc, xóm làng
HS: vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ.
HS thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày.
- “Tiếng gà, ổ trứng” gắn liền với tuổi thơ của người lính, là những điều bình dị trong cuộc sống mà người lính muốn chiến đấu để bảo vệ.
- Khẳng định tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị nhất.
HS: Điệp từ “vì”. Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu.
HS: Tình cảm giản dị, chân thành nhưng cũng vô cùng sâu sắc.
HS: Boán laàn, cöù moãi laàn nhắc laïi laø môû ra moät caûm xuùc môùi taïo söï lieân keát cuûa baøi.
HS: từ ngữ gợi tả, bình dị, tự nhiên.
HS: Tiếng gà gợi kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
- Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ; yêu thương, đùm bọc, chăm sóc anh chị em.
- Đối với xã hội: chấp hành đúng pháp luật, bảo vệ môi trường, tạo nếp sống văn minh – lành mạnh, có ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
- HS đọc đoạn tham khảo
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Tiếng gà gợi kỉ niệm tuổi thơ
- Tieáng gaø tröa:
+ ổ rơm hồng
- Này:
+ con gà mái mơ (hoa đốm trắng)
+ con gà mái vàng( lông óng)
+ tieáng baø maéng
+ tay baø khum soi tröùng, chắt chiu
+ bà lo đàn gà toi 
+ cháu được quần áo mới
àtừ ngữ gợi tả, điệp từ
=> Nhöõng kæ nieäm ñeïp ñeõ cuûa tuoåi thô veà tình baø chaùu.
3. Tiếng gà gợi suy nghĩ ở hiện tại
- Tieáng gaø tröa
+ Mang bao nhiêu haïnh phuùc
+ giấc ngủ hồng sắc trứng
Chaùu chieán ñaáu 
Vì Toå quoác 
 xoùm laøng 
 baø
 tiếng gaø, ổ trứng
à Điệp từ
ð Tình yeâu gia đình gắn liền với tình yêu queâ höông ñaát nöôùc.
III. Toång keát : 
Ghi nhôù SGK/ 151
IV. Luyện tập
Dặn dò:
Học ghi nhớ 151/sgk
Soạn bài: Điệp ngữ

File đính kèm:

  • docxBai 13 Tieng ga trua_12674788.docx
Giáo án liên quan