Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20: Từ Hán Việt - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT:

 - Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

 - Phần lớn yếu tố Hán Việt không dùng độc lập một mình mà dùng để tạo từ ghép

 - Một số yếu tố Hán Việt như: hoa, quả, bút, bảng có lúc dùng 1 mình, có lúc dùng để tạo từ ghép Hán Việt.

 - Nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa.

II/ TỪ GHÉP HÁN VIỆT:

 Có 2 loại:

 - Từ ghép Hán Việt đẳng lập.

 - Từ ghép Hán Việt chính phụ.

 ? Trong từ ghép Hán Việt chính phụ có 2 trường hợp:

 + Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

 + Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20: Từ Hán Việt - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Tiết: 20
Soạn: 14.09.15	 TỪ HÁN VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. 
- Các loại từ ghép Hán Việt. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. 
	- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
 3. Thái độ: 
- HS có ý thức trong học tập
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
H: Đại từ là gì? Nêu chức vụ và ngữ pháp của đại từ? 
- Có mấy loại đại từ?
- Giới thiệu bài
 + Từ Hán Việt chiếm 1 số lượng khá lớn trong Tiếng Việt
 + Ghi tựa bài. 
- Báo cáo sĩ số lớp. 
- Cá nhân trả bài.
- Nghe giới thiệu. 
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25phút)
I/ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT:
 - Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
 - Phần lớn yếu tố Hán Việt không dùng độc lập một mình mà dùng để tạo từ ghép 
 - Một số yếu tố Hán Việt như: hoa, quả, bút, bảngcó lúc dùng 1 mình, có lúc dùng để tạo từ ghép Hán Việt.
 - Nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa. 
II/ TỪ GHÉP HÁN VIỆT:
 Có 2 loại:
 - Từ ghép Hán Việt đẳng lập.
 - Từ ghép Hán Việt chính phụ. 
 ä Trong từ ghép Hán Việt chính phụ có 2 trường hợp:
 + Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
 + Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước. 
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ SGK/ 69 + Gọi HS đọc ví dụ.
H: Các tiếng “Nam quốc sơn ha”ø nghĩa là gì?
H: Tiếng nào có thể dùng 1 mình để đặt câu như từ đơn? Tiếng nào không? 
 *GV giảng: “Nam” gọi là từ Hán Việt, “quốc, sơn, hà” là yếu tố Hán Việt.
H: Thiên trong “thiên thư” nghĩa là gì? 
H: Thiên trong “ Thiên niên kỷ” “thiên lý Mã” gọi là gì? 
H: Thiên trong “ Thiên đô” nghĩa là gì?
H: Hiện tượng trên gọi là gì?
H: Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là gì? 
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của yếu tố Hán Việt? Việc biểu nghĩa của yếu tố Hán Việt giúp cho ta điều gì? 
 + Nhận xétàbổ sungà ghi bảng.
 - Cho HS đọc câu 1.
- GV ghi bảng từ: “xâm phạm, sơn hà, giang sơn”. 
H: Từ nào là từ ghép chính phụ? Từ nào là từ ghép đẳng lập? 
H: Các từ “ái quốc, thủ môn” là từ ghép gì? 
H: Trong từ ghép chính phụ, vị trí các tiếng như thế nào? 
H: Các từ “Thiên thư, bạch mã, tái phạm” thuộc từ ghép nào? Vị trí các tiếng như thế nào? 
- Hệ thống kiến thức 
H: Có mấy loại từ ghép Hán Việt? H: Trong từ ghép chính phụ, vị trí các tiếng như thế nào? 
 + Nhận xétà ghi bảng.
 + Chuyển ý. 
- Đọc ví dụ
- Cá nhân: Nước Namà Nam, nướcà quốc ,sôngà hà, núià Sơn
- Cá nhân: Nam dùng một mình, “quốc, sơn, hà” không dùng 1 mình.
- Nghe gảing. 
- Cá nhân: Nghĩa là trời.
- Cá nhân: Gọi là nghìn.
- Cá nhân: Dời.
- Cá nhân: Đồng âm.
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Cá nhân trả lời.
- Ghi vào tập. 
- Cá nhân đọc
- Cá nhân: Tất cả là từ ghép đẳng lập.
- Cá nhân: Tất cả là từ ghép chính phụ. 
- Cá nhân: Chính trước phụ sau.
- Cá nhân: Phụ trước chính sau. 
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ 
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
III/ LUYỆN TẬP: 
 Bt1/Sgk 70: Phân biệt nghĩa của yếu tố Hán Việt đồng âm
- Mẫu: Phi(1): bay
 Phi(2): không
 Phi(3): vợ vua.
 Bt2/ Sgk 71: Tìm các từ ghép Hán Việt chứa các yếu tố: quốc, sơn, hà, cư, bại. 
Vd: sơn lâm.
 Bt3/ Sgk 71: Xếp các từ vào nhóm thích hợp: 
Chính trước
Hữu ích, bảo mật, phát thanh, phòng hỏa.
Phụ sau
Thi nhân, tân binh, đại thắng, hậu đãi.
 Bt4/ Sgk 71: Tìm 5 từ ghép Hán Việt tiếng chính trước, 5 từ ghép Hán Việt có tiếng chính sau. 
Vd: Thi sĩ.
 Tái phạm.
- Cho HS đọc bài 1 và nêu yêu cầu.
 +GV gọi HS trình bày miệng + GV nhận xét bài làm của HS. 
- GV gọi HS đọc bài 2 và nêu yêu cầu + Gọi HS làm trên bảng.
 + Nhận xét bài làm học sinh. 
- Cho học sinh đọc bài 3 và nêu yêu cầu. 
 + Treo bảng phụ đã ghi sẵn khung.
 + Gọi học sinh điền vào khung. 
- Cho HS đọc bài 4 và nêu yêu cầu.
 + Cho học sinh thảo luận.
 + Nhận xét bài làm học sinh. 
Yêu cầu học sinh: 
Tìm và giải thích các từ Hán Việt liên quan đến môi trường. 
- Đọc và nêu yêu cầu..
 +Cá nhân làm bài và trình bày bài làm của mình. 
- Đọc và nêu yêu cầu
 +Cá nhân làm bài trên bảng. 
- Đọc và nêu yêu cầu. 
 +Cá nhân: điển vào khung. 
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu của bài tập. 
 +Thảo luận: đại diện trả lời. 
Tìm và giải thích nghĩa. 
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Trong từ ghép Hán Việt chính phụ, vị trí các tiếng như thế nào? 
H: Hãy phân biệt từ Hán Việt và yếu tố Hán Việt.
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Côn Sơn ca; Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
- Cá nhân trả lời dựa vào nội dung bài học.
- Nghe và thực hiện. 

File đính kèm:

  • docTiet 20 moi.doc