Giáo án Ngữ văn 9 tuần 8 chuẩn kiến thức kỹ năng

 Tập làm văn MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.

- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.

2. Kĩ năng:

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

3. Thái độ: Sử dụng yếu tố trên đạt hiệu quả trong khi viết bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 8 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Bài mới: Chúng ta đã ôn lại văn tự sự kết hợp với miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ thực ành viết bài về văn miêu tả kết hợp với tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài :
- GV chép đề bài lên bảng.
* HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: 
- GV: Nêu yêu cầu chung:
? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết?
? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?
- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng mỏi trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
2. Hình thức: 
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.
- Hình thức viết bài: Lá thư gửi người bạn cũ.
- Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng ngôi trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của HS
 - Trao dồi vốn từ.
I. ĐỀ BÀI : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
+ Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
+ Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
+ Đến thăm trường vào buổi nào?
+ Đến thăm trường đi với ai?
+ Đến trường gặp ai?
+ Quang cảnh trường như thế nào? (có gì thay đổi, có gì còn nguyên vẹn? )
+ Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học ( Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? )
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Lí do viết thư của bạn.
b. Thân bài: (7 điểm)
Nội dung bức thư
 + Lời thăm hỏi bạn.
 + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
 . Lí do trở lại thăm trường
 . Thời gian đến thăm trường
 . Đến thăm trường với ai?
 . Quang cảnh trường ntn?
 . Suy nghĩ của bản thân
c. Kết bài: (1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
TUẦN 8 Ngày soạn:...
TIẾT 32,33 Ngày dạy: 
Văn bản LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích Lục Vân Tiên)
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “ Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“ Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Giang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?”
Thưa rằng: “ Tôi thiệt người ngay,
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.
Trong xe chật hẹp khôn phô,
Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng.”
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “ Ta đã trừ dòng lâu la.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Tiểu thơ con gái nhà ai,
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?
Chẳng hay tên họ là chi?
Khuê môn phận gái việc gì đến đây?
Trước sau chưa hãn dạ này,
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra?
Thưa rằng : “ Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì tất tên là Kim Liên.
Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
Sai quân đem bức thơ về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
Chẳng qua là sự bất bình,
Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“ Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
	- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
 II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể thơ luc bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời, của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu đoạn trích truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ.trong đoạn trích.
3. Thái độ: Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.
 III. 	 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Nội dung chính đoạn trích?
3. Bài mới: 
	Có một tác phẩm được G. Ô - ba - rê đánh giá "như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc"- đó chính là tác phẩm "Lục Vân Tiên". Chúng ta cùng vào bài học hôm nay để hiểu một phần của tác phẩm và những nét chính nhất về tác giả. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Giới thiệu văn bản.
+ GV hỏi: Em hãy nêu sơ lược về tác phẩm ?
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
- Tục gọi là Đồ Chiểu
- Sinh tại Tân Thới - Gia Định (quê mẹ)
- Quê cha Bồ Điền - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
- Năm 1843, thi đỗ tú tài (21 tuổi)
- Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
 + Bước vào đời hăm hở, đầy khát vọng
 + Bất hạnh ập tới thật khắc nghiệt (26 tuổi bị mù, dở dang đường công danh, đường tình duyên trắc trở, về quê nhà gặp buổi loạn li)
 + Không gục ngã trước số phận: ngẩng cao đầu sống, sống có ích đến hơi thở cuối cùng
 + Gánh vác 3 trọng trách: Làm thầy giáo Thầy thuốc, nhà văn yêu nước.
HĐ2: Phân tích văn bản.
+ GV cho HS đọc lại đoạn 1.
+ GV: Khi gặp cướp, Lục Vân Tiên đã có những hành động gì?
+ HS: Hành động:
- Bẻ cây làm gậy.
- Tả đột hữu xông.
+ GV: Lục Vân Tiên đã có những lời nói nào? Ý nghĩa của nó?
+ HS: Lời nói:
 “Kêu rằng:” Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
+ GV: Em có nhận xét gì về phẩm chất của Vân Tiên ?
+ HS: Người anh hùng hiệp nghĩa, có tài có đức.
+ GV: Vân Tiên đã có cách cư xử như thế nào với Kiều Nguyệt Nga?
+ HS: 
- Lời nói: trọng danh dự nhân phẩm:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai”
à Mục đích: làm việc nghĩa không cần trả ơn.
-Tính cách luôn coi trọng khí phách của người anh hùng: 
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
+ GV : Qua cách cư xử đó, em cảm nhận như thế nào về phẩm chất của Lục Vân Tiên ?
+ HS : Qua cách cư xử đúng mực, chân tình chứng tỏ Vân Tiên là chàng trai hào hoa lịch thiệp, một chính nhân quân tử.
+ GV cho HS đọc phần còn lại.
+ GV : Nguyệt Nga bộc lộ nét đẹp tâm hồn nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng. 
+ HS : 
- Nói năng dịu dàng, mực thước, là người con hiếu thảo.
- Trình bày vấn đề: rõ ràng, khúc chiết:
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga
Con nầy tì tất tên là Kim Liên
Quê nhà ở quận Tây Xuyên”
- Xưng hô rất khiêm nhường: 
“Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
+ GV : Qua cách ứng xử đó, Nguyệt Nga đã thể hiện được những nét đẹp tâm hồn nào?
+ HS : Khuê các thùy mị, nết na, có học thức, trọng tình nghĩa.
+ GV : Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua những phương diện nào?
+ HS : Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít chú ý đến nội tâm.
+ GV : Tác giả sử dụng ngôn ngữ như thế nào?
+ HS : Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và màu sắc địa phương Nam Bộ.
+ GV chốt ý nghĩa và nghệ thuật cho HS ghi vào vở.
+ GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ: S/115. 
 Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
HĐ4: Hướng dẫn tự học.
* Dặn dò :
- Kể tóm tắt truyện Lục Vân Tiên. Nắm sơ lược về tác giả.
- Thuộc lòng đoạn trích : 
+ Cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên.
+ Cảm nhận của em về hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
- Chuẩn bị bài mới: Lục Vân Tiên gặp nạn.
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (S/112).
2. Tác phẩm :
"Truyện Lục Vân Tiên"
- Truyện thơ nôm: Kể nhiều hơn để đọc, để xem.
- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 - trước thế kỉ XIX.
- Được lưu truyền rộng rói dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như "kể thơ", "nói thơ vân Tiên", "hát Vân Tiên"
- Có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn quốc.
- Gồm 2082 câu thơ lục bát
- Bố cục: 2 phần: 
- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
- Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
- Tóm tắt: Trên đường đi thi trở về nhà thăm mẹ Vân Tiên chứng kiến cảnh bọn cướp Phong Lai đang bắt nàng Kiều Nguyệt Nga một thiếu nữ con nhà quan. Thấy cảnh bất bình, Vân Tiên nổi giận bèn ra tay dẹp tan bọn cướp, cứu người bị nạn . Cảm kích trước hành động của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga bày tỏ ơn nghĩa nhưng Vân Tiên từ chối.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
a. Lục Vân Tiên đánh cướp:
- "Ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
chớ quenhại dân
tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
một gậy thác rày thân vong"
à Sử dụng các động từ, so sánh, từ láy.
=> Thể hiện sự dũng cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình)
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nguy, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
à Niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân 
b. Thái độ, cách cư sử của Lục Vân Tiên:
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai
"+ Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?
Làm ơn há dễ trông người trả ơn"
à Vân Tiên: hơi è động lòng 
à Tìm cách an ủi è Ân cần hỏi han 
à Nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay è Từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn 
=> Hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tốm, nhân hậu, 
- Quan niệm về người anh hùng:
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi .anh hùng”
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* Lục Vân Tiên: Anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tốn, nhân hậu
à Hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
-" Thưa rằng
 Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
à Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước
à Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.
- Lâm nguy chẳng gặp giải ngay
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
..
"Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi"
à Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đó cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp, 
=> Người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
3. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng cứu đời hành đạo của tác giả.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ
- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Ưa hành động, cử chỉ, lời nói.
2. Nội dung: 
* Ghi nhớ: S/95.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
TUẦN 8 Ngày soạn:...
TIẾT 40 Ngày dạy: 
 Tập làm văn MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản.
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: 
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.
2. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ: Sử dụng yếu tố trên đạt hiệu quả trong khi viết bài.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: Em hãy cho biết yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự ?
 Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
3. Bài mới: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phúc, của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự.
+ GV yêu cầu HS đọc VD1: S/117. Đọc lại đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 – 94 và thực hiện các yêu cầu sau:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai ,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? 
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào ?
c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
+ GV chốt: Ghi nhớ: S/117.
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. 
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,.của nhân vật.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1. (S/117) Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 – 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2. (S/117) Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
+ GV yêu cầu HS đọc BT3. (S/117) Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
VD1: S/177.
a) * Tả cảnh: (Miêu tả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người, sự vật... có thể quan sát trực tiếp được)
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
* Tả nội tâm (tâm trạng): (Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nhân vật về thân phận, về quê hương, về cha mẹ,...)
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai ,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? 
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
b) Miêu tả cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích gợi lên tâm trạng cô đơn của Thuý Kiều à cảnh ngụ tình.
c) Miêu tả nội tâm nhân vật là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động, khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
* Ghi nhớ: S/117. 
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. 
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,.của nhân vật.
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1: S/117.
 Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một gã đàn ông đến nhà Vương ông. Gã đàn ông ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã,ta có thể đoán được đây là một gã ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vương ông,gia chủ chưa kịp mời thì gã ngồi tót lên ghế một cách ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học. Gã có vẻ đắc chí gật gù nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắn tayđể “kiểm tra” Thúy Kiều như một món hàng ngoài chợ.Rồi có vẻ ưng ý,gã bắt đầu cuộc mặc cả đúng nòi con buôn. Khi đó, nàng Kiều đáng thương chết nặng đi trong nỗi đau đớn ,tủi nhục, ê chề.. . Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này? Nàng đành nhắm mắt đưa chân trong sự sượng sùng, xấu hổ,nước mắt ròng ròng. Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng kết thúc.Chao ôi,người con gài tài sắc, đoan trang,hiếu thảo như nàng Kiều mà chỉ là một món hàng được định giá “vâng ngoài bốn trăm” thôi ư?
Bài tập 2: S/117.
 Người đầu tiên mà Kiều cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh “thấp cơ thua trí đàn bà” Nàng nói rằng: “Khi tôi đang gặp nạn ở Lâm Tri ,chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp ,nghĩa ấy làm sao tôi quên được?Dù chúng ta chẳng nên vợ nên chồng như chàng từng mong ước,nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng ,nay có món quà mọn gửi biếu chàng để tỏ chút lòng thành ...còn vợ chàng thì tai quái quá ,phen này ắt phải trả giá thôi!”
 Khi lính áp giải Hoạn Thư tới ,Kiều cố lấy giọng ngọt ngào,hỏi: “ Ơ kìa,sao tiểu thư lại đến nông nỗi này?Phải công nhận rằng ,từ xưa đến nay,đàn bà mà sâu sắc nước đời như tiểu thư là hiếm lắm!nhưng lẽ đời thật công bằng tiểu thư ạ!gieo gió thì ắt gặp bão thôi phải không,thưa tiểu thư” Lúc đầu Kiều rất mêm mỏng.Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bời vì thừa biết rằng những người đàn bà như thế mới thật đáng sợ .Tuy nhiên,Hoạn Thư nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt có lí có tình nghĩa là Hoạn Thư rất biết điều.Trước tình hình đó Kiều tỏ ra bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử.
 Lúc đầu Kiều có ý định xử phạt Hoạn Thư thật nặng nên dựng nên cảnh “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra-Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư” nhưng bây giờ thì ta xử sao đây ?Nếu ta giết Hoạn Thư tức ta là người nhỏ nhen.C

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 8 cktkn).doc