Giáo án Ngữ văn 9 tuần 7 chuẩn kiến thức kỹ năng

Tiếng Việt TRAO DỒI VỐN TỪ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu được:

- Tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ. Muốn trao dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trao dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức: Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

2. Kĩ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

3.Thái độ: Biết cách làm tăng vốn từ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 7 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gợi ra bằng những hình ảnh nào?
- GV: (H/a “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là H/a ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của TK).
? H/a “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của TG? H/a đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
- HS: 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu NBích trong tâm trạng cô đơn ,lẻ loi 
- Đọc 8 câu tiếp?
? Lời đoạn thơ của ai? (của Thúy Kiều - độc thoại ).
? Nghệ thật độc thoại có ý nghĩa gì?
? Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? có hợp lý không? Vì sao?
- HS: Trả lời.
 - GV: Phù hợp tâm lý,và rất tinh tế: H/a trăng -> nhớ người yêu)
? Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào?
? Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào?
- HS Thảo luận trả lời
- Tiểu kết : tâm trạng và nỗi lòng của Kiều
? Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
- GV: (Tưởng – xót)
? Những thành ngữ? Điển cố? Thể hiện điều gì
- GV: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu ? Kiều là người như thế nào?
- Đọc đoạn cuối: Cảnh là thực hay hư?
? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- HS: Phân tích
- GV: Phân tích kỹ hơn để HS hiểu rõ tâm trạngThúy Kiều. (Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) (Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè... dầu dầu...” (Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu?
? Ở tám câu thơ trên biện pháp NT gì được sử dụng?
- HS : cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối
? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?
- HS: Trả lời:
- GV: Chốt ý:Tác dụng nhằm diễn tả tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
? Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
- HS: Đọc ghi nhớ
? Nêu những nết chính về nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Học bài ,thực hiện phần luyện tập.
- Soạn tiếp bài “Trau dồi vốn từ
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra bài 2 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
2.Tác phẩm:
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:3 phần
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều
- 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ 
- 6 câu cuối :Tâm trạng đau buồn ,lo âu của Kiều
b. Phương thức biểu đạt:
c. Đại ý: 
- Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
d. Phân tích :
*Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều:
- Cảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi bay, dãy núi mờ xa -> không gian rộng lớn, hoang vắng, cảnh vật trơ trọi -> Lầu Ngưng Bích chơ vơ 
-> Con người càng lẻ loi.
- Thời gian: “Mây sớm đèn khuya” -> Sự tuần hoàn khép kín -> Kiều bị giam hãm, cô đơn ( ngày đêm thui thủi quê người 1 thân )
=> Nàng Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn giữa không gian mênh mông hoang vắng.
*Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ, người yêu:
Kiều nhớ Kim Trọng:
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng
- “Tấm son... phai” 
-> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình.
-> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình
Nhớ cha mẹ:
- Thương và xót cha mẹ
+ Sớm chiều tựa cửa trông con
+ Tuổi già sức yếu không người chăm sóc
- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”
-> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo -> có lòng vị tha
* Tâm trạng buồn lo, tuyệt vọng:
- Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo
- Mỗi cặp câu -> Một nỗi nhớ, nỗi buồn
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định
+ “Chân mây mặt đất”, nội cỏ dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ ->đó là nỗi đau tê tái cõi lòng.
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi
*Nghệ thuật:
- Láy:
+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
-> Nỗi lo âu kinh sợ của Kiều ngày 1 tăng
- Điệp: “Buồn trông” 4 lần-> điệp khúc của tâm trạng
- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng
=> Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng
3.Tổng kết: (ghi nhớ SGK)
a. Nghệ thuật : 
- Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện rua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn các từ ngữ, dử dụng các biện pháp tu từ.
b. Nội dung :
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng đoạn trích. Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ trong đoạn thơ khác có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
- Chuẩn bị: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
TUẦN 7 Ngày soạn:...
TIẾT 34 Ngày dạy: 
 Tập làm văn MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Thấy được vai trò chủ yếu của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
- Rèn kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản .
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: Thấy được vai trò chủ yếu của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản .
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: 
? Miêu tả là gì ? Văn bản tự sự là gì ?
	- Miêu tả trong văn học có nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể lại những gì đã thấy, đã nghe, đã tham gia, như tả lại một cảnh đẹp, một buổi sinh hoạt, một người.... 
	- Tự sự trong văn học là dùng ngôn ngữ để nói lên tâm tư, tình cảm, nhận xét...của chính người kể và trong đó người kể thường dùng đại từ danh xưng " tôi " để kể lại.... 
	- Nhưng thường thường trong miêu tả có lồng ghép tự sự để bài miêu tả thêm phần sống động, nhưng một bài tự sự có khi chẳng dùng đến miêu tả cũng nói lên được điều cần nói...
3. Bài mới: Trong tết thanh minh Kiều gặp Kim Trọng, mối tình đầu đẹp đẽ vừa chớm nở Kiều đã phải trao duyên cho em là Thuý Vân để bán mình chuộc cha. Trong những tháng ngày lưu lạc” thanh y hai lược, thanh lâu hai lần” Kiều đã trải qua biết bao nhiêu là nhớ thương đau đớn, tủi buồn .Những ngày tháng nàng ở lầu Ngưng Bích là một trong những chuỗi ngày ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
+ GV yêu cầu HS đọc VD1: S/91. Đọc đoạn trích sau:
 Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
 Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
 Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. 
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
+ GV cho HS đọc VD2: S/91-92. Suy nghĩa và trả lời:
a) Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó, vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào ?
b) Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích ? Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào ?
c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
- Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
? Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không, trận đánh có sinh động không ? Tại sao ? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự ?
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
* GV cho 1HS đọc chậm rõ: Ghi nhớ: S/92. 
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1. (S/92) Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr.81 và Cảnh ngày xuân, tr.84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2. (S/92). Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, em hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
+ GV yêu cầu HS đọc BT3. (S/92). Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
VD1: S/91. Đọc đoạn trích sau:
 Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
 Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
 Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. 
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí).
VD2: S/91-92.
a) Vua Quang Trung đánh vào đồn Ngọc Hồi .Trong trận đánh đó Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người kiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quang Trung cưỡi voi, đầu đội khăn vàng đi đốc thúc, chỉ huy ba quân trong khói lửa mù trời. Hình ảnh nhà vua thật oai phong lẫm liệt.
b) (Ghạch trong đoạn văn) à thể hiện hình ảnh vua Quang Trung, sự thất bại của quân Thanh và thắng lợi của quân ta.
c) Không nổi bật, không sinh động, khô khan, kém hấp dẫn vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, hay nói cách khác là chỉ trả lời câu hỏi việc gì đã xảy ra? chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó xảy ra như thế nào?. Đoạn trích nguyên vắn tác phẩm sinh động, hấp dẫn vì có các yếu tố miêu tả làm rõ cho câu hỏi như thế nào?
à Từ đó, có thể rút ra nhận xét: nhờ có yếu tố miêu tả bằng các chi tiết cụ thể, người đọc mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào; làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động và gợi cảm.
* Ghi nhớ: S/92. Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1: S/92.
- Tả người: 
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài săc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Tả cảnh:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uấn quanh
Dịp cầu nhỏ nhỏ cuối ghềnh bác ngang.
è Giá trị của các yếu tố miêu tả:
 Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ theo qui luật:
Lời hay ai chẳng ngâm nga
Trước còn thuận miệng, sau ra cảm lòng...
Bài tập 2: S/92. Nhân tiết Thanh minh, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi du xuân. Cảnh ngày xuân thật là đẹp. Từng đàn chim én bay đi bay lại nhịp nhàng trên bầu trời như chiếc thoi đưa. Những bãi cỏ khô héo được hồi sinh phủ lên một màu xanh tít tắp tận chân trời. Những cành lê khoác trên mình một bộ cánh trắng muốt thướt tha, kiều diễm. Cỏ xanh, lê trắng hòa vào một, tạo nên bức tranh thiên nhiên trong sáng và tinh khôi. Mọi người đi chơi xuân nhộn nhịp, sôi động. Cô gái nào cũng sắm cho mình một bộ quần áo thật đẹp, thật sang. Những trai tài, gái sắc ríu rít như chim yến chim oanh. Ngựa xe qua lại đông đúc, nhộn nhịp. Chị em Thúy Kiều cùng hòa mình vào không khí đó. Đi chơi xuân nhưng mọi người không quên những đã khuất. Họ đốt vàng mã, vó rắc hi vọng rằng người đã khuất cũng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kiaBóng chiều đã ngã về tây, chị em Thúy Kiều thơ thẫn dang tay ra về. Chân bước đi mà lòng còn luyến tiếc buổi du xuân.
Bài tập 3: S/92.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- GV hệ thống, khắc sâu ND.
- Hướng dẫn HS về nhà học và làm BT, chuẩn bị bài.
+ Vận dụng vào việc các đoạn văn, văn bản.
- Soạn : “Kiều ở lầu ngưng bích”.
TUẦN 6 Ngày soạn: 
TIẾT 35 Ngày dạy:. 
Tiếng Việt 	 TRAO DỒI VỐN TỪ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu được: 
- Tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ. Muốn trao dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trao dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Biết cách làm tăng vốn từ.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:	
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: 
(1) Khái niệm thuật ngữ ?
àThuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
(2) Đặc điểm của thuật ngữ ?
à - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
3. Bài mới: Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta, vì Tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn phát triển. Chúng ta phải không ngừng trao dồi vốn từ của mình để vận dụng nhuần nhuyễn Tiếng Việt trong nói và viết. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng của từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
+ GV hỏi: Em hãy cho biết tầm quan trọng của vốn từ ?
+ HS: 
- Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy.
- Muốn diễn tả chính xác sinh động những suy nghĩ ,tình cảm ,cảm xúc thì người nói phải có vốn từ phong phú.
à Trau dồi vốn từ là để phát triển kỹ năng diễn đạt và năng lực tư duy.
+ GV yêu cầu HS đọc: VD1: S/99-100. Qua ý kiến sau đây em hiểu tác giả muốn nói điều gì ?
 “ Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả.Vì vậy nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.” 
+ HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.
+ GV yêu cầu HS đọc: VD2: S/100. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau:
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b) Các nhà khoa học dự đoán chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
c) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
 Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”. Như vậy để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì ?
+ GV gọi 1HS đọc Ghi nhớ: S/100. 
 Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
HĐ2: Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
+ GV yêu cầu HS đọc: VD: S/100-101. Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào ?
 “ Từ lúc chưa có ý thức,cho tới lúc có ý thức chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du.Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người.Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự , một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
 Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy”( Cỏ áy bóng tà) .Chữ “áy” ấy , tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm.Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời. 
Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường , ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.Nhưng không phải.Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”.Nếu chỉ viết bén duyên không thì còn có thể ngờ, chứ ‘ bén duyên tơ’ thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe , học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm.Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ , đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!”
 (Theo Tô Hoài, “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc”)
+ GV gọi 1HS đọc Ghi nhớ: S/101. 
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1. (S/101) Chọn cách giải thích:
 Hậu quả là:
a. Kết quả sau cùng. 
b. Kết quả xấu. 
 Đoạt là: 
a.Chiếm được phần thắng . 
b. Thu được kết quả tốt 
 Tinh tú là : 
 a. Phần thuần khiết và quý báu nhất .
b. Sao trên trời (nói một cách khái quát ).
+ GV yêu cầu HS đọc BT2. 

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 7 cktkn).doc
Giáo án liên quan