Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống g/tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không đc tuân thủ.

2. Kỹ năng:

 - Lựa chon đúng phương châm hội thoại trong quá trỡnh giao tiếp.

 - Hiểu đúng nguyên nhân về việc không tuân thủ các phươg châm hội thoại.

 3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng đúng các phương châm hội thoại.

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự ? Thành ngữ “Dây cà ra dây muống” – cách nói này liên quan phương châm hội thoại nào ? (phương châm cách thức).

 

doc10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 23/08/2015
 BÀI 3 
Tiết thứ 12, 13
Văn bản TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SÔNG CÒN, 
 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của các em trên TG hiện nay, tầm quan
trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về vấn đề này
2. Kỹ năng:
 - Nâng cao một bước kĩ năng – hiểu một văn bản nhật dụng.
 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
- Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em.
 - Xác định giá trị bản thân và hướng tới để bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh hiện nay.
3. Thái độ:
- Đồng tình trong vấn đề bảo vệ và phát triển trẻ em. 
 - Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn bất hạnh của trẻ em.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đối với sự sống của nhân loại ?
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc ?
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc một mục.
GV giải thích 1 số chú thích.
- Cho biết thể loại, xuất xứ ?
-VB (gồm 17 mục) đc bố cục thành mấy phần ? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục VB.
Hoạt động 2:
GV cho HS đọc lại mục 1 – 2.
Nội dung và ý nghĩa của từng mục vừa đọc ?
Chuyển sang tiết 2.
Vai trò và vị trí của từng mục 3 – 7 ?
Qua phần Sự thách thức đã trình bày những gì về thực tế sống của trẻ em trên TG ?
Nhận thức, tình cảm của em qua phần Sự thách thức ?
Các từ “hằng ngày”, “mỗi ngày” bắt đầu các mục 4 -5 -6 có tác dụng gì ?
GV gọi HS đọc phần Những cơ hội 
Tóm tắt những đk thuận lợi nêu trong 2 mục 8 – 9.
- Phát biểu ý kiến nhân xét về sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước, các tổ chức XH đối với trẻ em hiện nay ?
- Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.
- Qua bản Tuyên bố  , em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng QT đối với vấn đề này
Để xứng đáng với sự
quan tâm ấy, em tự nhận thấy mình phải làm gì ?
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS làm
HS đọc từng mục.
- VB nhật dụng (noí về quyền trẻ em)
- Trích tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại LHQ ngày 30/9/1990
- HS dựa vào các tiêu đề trong VB để tìm bố cục
HS phân tích từngphần 
trong VB
HS đọc lại mục 1 – 2.
HS trả lời.
HS trả lời.
Trẻ em chịu khổ cực về nhiều mặt.
đau lòng, đáng thương
HS trả lời.
HS đọc phần Những cơ hội 
HS tóm tắt những đk thuận lợi nêu trong 2 mục 8 – 9.
- HS thảo luận nhóm -> nêu dẫn chứng: nhà mở, mái ấm tình thương, lớp học tình thương ...
- HS tự suy nghĩ và trả lời
- HS suy nghĩ và trả lời
- Cố gắng học tập & tham gia các PT bảo vệ trẻ em
HS phát biểu ý kiến.
I/ Đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu kiểu loại VB, bố cục:
1. Đọc:
2. Giải thích từ khó:
3. Thể loại: văn bản nhật dụng – tuyên bố thuộc loại nghị luận chính trị, XH.
4. Bố cục: 
-Mở đầu: Lí do của bản tuyên bố.
- Sự thách thức của tình hình: thực trạng của trẻ em TG trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước.
- Cơ hội: những đk thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng.
- Nhiệm vụ: những n/v cụ thể
* Ngoài ra trong toàn VB còn có hai phần tiếp theo là: Những cam kết và Những bước tiếp theo.
*Tóm lại, VB tuyên bố rất rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.
II/ Đọc – tìm hiểu VB:
1. Mở đầu: (mục 1 – 2)
-Mục 1 làm n/v mở đầu, nêu vđ, g/thiệu mục đích và n/v của Hội nghị cấp cao TG.
-Mục 2 khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền đc sống, đc ph/triển trong hòa bình, hạnh phúc.
2. Sự thách thức: (mục 3 – 7)
-Mục 3 có vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vđ. Mục 7 là kết luận cho phần Sự thách thức.
-Các mục 4 -5 -6 nêu ra những hiện tượng, những vđ về thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn XH.
3. Những cơ hội:
-Mục 8 nêu ra 2 cơ hội: đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia để cùng nhau giải quyết vđ sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.
-Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em đc thực sự tôn trọng.
-Những cải thiện của bầu ch/trị TG: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn đc chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em.
4. Những nhiệm vụ:
Từ tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, đến ph/triển GD cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, các bà mẹ) đến củng cố g/đình, XD môi trường XH, từ bảo đảm bình đẳng nam nữ đế khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt VH, XH
* Ghi nhớ: SGK/35
III/ Luyện tập:
BT SGK/36
4. Củng cố:
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau học: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
IV: RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết thứ 14: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống g/tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không đc tuân thủ.
2. Kỹ năng:
 - Lựa chon đúng phương châm hội thoại trong quá trỡnh giao tiếp.
 - Hiểu đúng nguyên nhân về việc không tuân thủ các phươg châm hội thoại.
 3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng các phương châm hội thoại.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự ? Thành ngữ “Dây cà ra dây muống” – cách nói này liên quan phương châm hội thoại nào ? (phương châm cách thức).
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV gọi HS đọc truyện cười SGK.
-Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
-GV cho HS lấy VD câu hỏi trên nhưng tình huống khác.
-Qua câu chuyện ta thấy trong giao tiếp cần dựa vào yếu tố nào?
Có thể rút ra bài học gì về g/t ?
Hoạt động 2:
GV gọi HS đọc lại những VD đã p/tích khi học về các phương châm hội thoại
GV gọi HS đọc đoạn đối thoại.
Câu trả lời của Ba có đáp ứng được đúng yêu cầu thông tin của An mong muốn không?
-Có PCHT nào không được tuân thủ ? 
Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy?
GV hướng dẫn HS trả lời 
câu hỏi 3 SGK/ 37
-Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” có phải người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng? 
Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào?
Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ
Hoạt động 3:
GV gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS làm.
- HS đọc truyện cười SGK.
- Không tuân thủ PCLS -> Phải dừng việc,trèo xuống trả lời câu hỏi của anh ta
HS lấy VD câu hỏi trên nhưng tình huống khác.
-Tình huống giao tiếp
HS trả lời.
HS đọc lại những VD đã p/tích khi học về các phương châm hội thoại
HS đọc đoạn đối thoại.
Không.
Phương châm về lượng.
Vì người nói không biết chính xác
Phương châm về chất . Vì đã nói những điều mà mình không tin là đúng.
HS trả lời.
Tiền bạc không phải là tất cả.
HS đọc lại phần Ghi nhớ
HS đọc BT1.
HS làm.
HS đọc BT2.
HS làm.
I/ Quan hệ giữa PCHT với tình huống giao tiếp:
- VB:”Chào hỏi” - SGK/36
-> Chàng rể (người nói) không tuân thủ PCLS vì gây phiền hà cho người khác khi người ấy đang tập trung làm việc
-Tùy vào ngữ cảnh, đặc điểm 
 của tình huống g/t.
* Ghi nhớ: SGK/36
II/ Những trường hợp không tuân thủ PCHT:
1.Đọc VD:
2.
-Câu trả lời của Ba không đáp ứng được đúng yêu cầu thông tin của An mong muốn
-Tất cả các PCHT tìm hiểu không tuân thủ PC về lượng (chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc g/t).
-Vì người nói không biết chính xác
3. Phương châm về chất . Vì đã nói những điều mà mình không tin là đúng.
VD: Khi bị địch bắt – không khai thật.
4. Nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có một nội dung của nó, nghĩa là vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng.
-Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người
Ghi nhớ: SGK/37
III/ Luyện tập:
Bài tập 1:
Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa trẻ 5 tuổi không thể nhận biết đc Tuyển tập truyện ngắn NC để nhờ đó mà tìm đc quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý là đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tin rất rõ ràng.
Bài tập 2:
Không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống g/t
4. Củng cố:
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Chuẩn bị tiết sau học: Xưng hô trong hội thoại.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết thứ 15 
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kiến thức: Nắm đc hệ thống từ ngữ thường đc dùng để xưng hô trong hội thoại.
- Tích hợp với văn qua VB Tuyên bố TG về sự sống còn, quyền đc BV và phát triển của trẻ em, với TLV ở các bài đã học.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
2. Kỹ năng:
 - Phân tích để thấy rừ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
 - Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại , căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tỡnh huống giao tiếp.
 - Ra quyết định: Lựa chọn cách xưng hô cho có hiệu quartrong giao tiếp của cá nhân.
 3. Thái độ: 
- Sử dụng đúng đặc điểm giao tiếp
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ? Lấy 1 VD minh họa.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Trong TV, chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào ?
Cách sử dụng chúng ra sao ?
Đọc 2 đoạn trích trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” 
Phân tích sự thay đổi trong cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt. Giải thích sự thay đổi đó.
GV hệ thống hoá kiến thức -> hình thành ghi nhớ
- Khi xưng hô trong hội thoại, người nói cần lưu ý điều gì?
Hoạt động 2:
GV gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS làm.
GV gọi HS đọc BT3.
GV hướng dẫn HS làm.
Tôi, tao, tớ, mình, mày, mi, nó, hắn, gã, chúng mày, chúng nó, họ, anh, em, chú, bác, cô, gì, cậu, mợ, ông ấy (ổng), bà ấy (bả), chị ấy (chỉ), anh ấy (ảnh), cô ấy (cổ),
HS trả lời.
HS đọc 2 đoạn trích
- Đây là cách xưng hô bất bình đẳng. 
- Đây là cách xưng hô bình đẳng.
 HS đọc to phần ghi nhớ 
HS đọc BT1.
HS làm BT1.
HS đọc, làm BT2.
HS đọc, làm BT3.
I/ Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
1. Trong TV, chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô như: tôi, tao, tớ, mình, mày, mi, nó, hắn, gã, chúng mày, chúng nó, họ, anh, em, chú, bác, cô, gì, cậu, mợ, ông ấy (ổng), bà ấy (bả), chị ấy (chỉ), anh ấy (ảnh), cô ấy (cổ),
*) Cách dùng:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao,
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày.
- Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ.
- Suồng sã: mày, tao,
- Thân mật: anh, chị, em,
-Trang trọng: quí ông, quí bà
2. Dế Mèn phiêu lưu kí
- Đoạn 1: Khi DC nói với DM, DC xưng hô là: anh-em; còn DM xưng hô là: ta-chú mày. Đây là cách xưng hô bất bình đẳng. DC thì có mặc cảm thấp hèn còn DM thì ngạo mạn, hách dịch.
- Đoạn 2: Cả 2 n/vật đều xưng hô là: tôi, anh. Đây là cách xưng hô bình đẳng. DM thì không còn ngạo mạn, hách dịch vì đã nhận ra “tội ác” của mình; còn DC thì hết mặc cảm hèn kém và sợ hãi.
*) Ghi nhớ: SGK/ 39
II/ Luyện tập:
Bài tập 1:
Nhầm “chúng ta” với “chúng em” hoặc “chúng tôi”.
- Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe.
- Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe.
Bài tập 2:
Để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
Bài tập 3:
Chú bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường. Nhưng xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ ta-ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.(truyền thuyết).
 4. Củng cố:
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, làm các BT còn lại. Chuẩn bị trước tiết: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	IV: RÚT KINH NGHIỆM.
...
 KÍ DUYỆT: 24/08/2015
 TT
 LÊ THỊ GÁI

File đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 3.doc
Giáo án liên quan