Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 2

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 -Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.

 -Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.

 2.Kĩ năng:

 -Quan sát các sự vật, hiện tượng.

 -Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.

 3.Thái độ:

Tích cực sử dụng yếu tố miêu tả.

II.CHUẨN BỊ:

-GV: Sách GK, giáo án

-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

*Vào bài:

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2-Tiết 6-7: Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH	
 Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
	-Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
	2.Kĩ năng:
	Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một số vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại
	3.Thái độ:
Giáo dục tinh thần căm thù chiến tranh, yêu chuộng hoà bình. Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hoà bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1:Hướng dẫn đọc-Chú thích:
-HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó 
-HS tìm hiểu tác giả
-HS tìm hiểu xuất xứ 
*HĐ2: HD đọc-hiểu văn bản
*Nội dung:
?Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? (Nghị luận chính trị-xã hội)
?Cho biết các luận điểm chính trong bài?
Lđ1: chiến tranh hạt nhân là một thiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất 
Lđ2: Nhiệm vụ cấp bách là phải đấu tranh để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ thế giới hòa bình.
*GDKNS: nguy cơ CTHN
? Bằng lí lẽ và dẫn chứng nào tác giả đã làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân?
- HS trình bày 
- GV nhận xét bổ sung
Tiết 2
*GDĐĐHCM: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hoà bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
?Trong văn bản, tảc giả cho biết để sở hữu vũ khí hạt nhân, các cường nhất nhất là Hoa Kì đã tiêu tốn nguồn tài chính lớn như thế nào? Nếu đem nguồn lực ấy đầu tư cho các chương trình nhằm cải thiện cuộc sống con người thì mang lại ý nghĩa như thế nào?
(Đưa bảng so sáng đối chiếu)
?Đó là một hành động như thế nào?
-HS đọc đoạn “Không nhữngnó.”, Tác giả muốn khẳng định điều gì? Bằng chứng cứ xác thực nào? có được tự nhiên phải trãi qua quá trình tiến hóa lâu dài:
+ 880 triệu năm con bướm mới có thể biết bay lượn.
+ 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở
+ Hàng triệu, triệu năm con người mới hình thành.
- Vậy mà chỉ cần trong tích tắc của chiến tranh hạt nhân, tất cả kết quả đó của tự nhiên bỗng trở về điểm xuất phát ban đầu
*GDKNS: Chống CTHN
*Đọc 2 đoạn văn cuối của văn bản. Thông điệp quan trọng mà Mác –két gửi đến cho con người 
là gì? Em hiểu gì về bản đồng ca của những 
người đòi hỏi thế giới không có vũ khí và có 
cuộc sống hòa bình, công bằng?
- HS thảo luận trình bày
- GV nhận xét
*GDKNS-GDMT: Chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất.
?Suy nghĩ của em đối với hoà bình của đất nước và chiến tranh hạt nhân?
*Tìm hiểu nghệ thuật:
?Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả trong văn bản?
?Để tố cáo tội ác và sự phi lí của chiến tranh hạt nhân, tác đã đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
*Tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
?Qua việc lập luận về tội ác và sự phi lí của chiến tranh hạt nhân, tác giả muốn đặt ra vấn đề gì?
*HĐ3: GV HD HS làm bài tập
I.Đọc-Chú thích:
1.Đọc-từ khó: (SGK)
2.Tác giả: 
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông đã đuợc nhận giải nô-ben về văn học 1982.
3. Xuất xứ:
Văn bản trích trong bản tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.
II.Đọc-hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a.Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:
-Nguy cơ của chiến tranh hoạt nhân:
+ 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã bố trí khắp hành tinh.
+ Tất cả mọi người không trừ trẻ con, mỗi người đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ.
+ Tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên mọi dấu vết trên sự sống sẽ biến hết.
à đe doạ toàn nhân loại.
-Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:
+ Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (y tế, giáo dục, thực phẩm) được so sánh với sự tốn kém của chi phí cho chiến tranh hạt nhân. (”Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.”)
+Một việc làm điên rồ, vô nhân đạo, phi lí. Nó tước đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, đối với những nước nghèo, trẻ em. 
àChiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí của con người.
+Trong tích tắc chiến tranh hạt nhân, có thể đưa quá trình vĩ đại và tốn kém của tự nhiên (“Cũng trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”)
à Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí tự nhiên.
b.Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh:
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp thiết, cấp bách của toàn thể loài người. “ Chúng ta đến đây công bằng” là tiếng nói yêu chuộng hòa bình của nhân dân trên thế giới.
2. Nghệ thuật:
-Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.
-Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
3.Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-két đối với hoà bình nhân loại.
IV.CỦNG CỐ-HD TỰ HỌC:
*Củng cố: Chiến tranh hạt nhân đem lại nguy cơ cho nhân loại như thế nào? Chúng ta phải làm gì trước hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân?
*HD tự học: Học bài, đọc lại văn bản, chú thích, làm bài tập, xem trước bài Các phương châm hội thoại (tt).
Tuần 2:Tiết 8: Bài 2: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
	2.Kĩ năng:
	-Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
	-Vận dụng phương châm phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
	-Lựa chọn, phân biệt cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại này.
	3.Thái độ: 
Sử dụng ngôn ngữ, ứng xử trong giao tiếp một cách có văn hoá
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Tìm hiểu phương châm quan hệ:
-GDKNS: KT/phân tích tình huốngà nhận ra, hiểu phương châm quan hệ trong giao tiếp.
Xét ví dụ: SGK, trả lời câu hỏi:
- Thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt.
ÞÔng nói 1 đằng không khớp với nhau
 Bà nói 1 nẻo không hiểu nhau ( lạc đề )
à Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề (phương châm qua hệ) à ghi nhớ
*HĐ2: Tìm hiểu phương châm cách thức:
-GDKNS: KT/phân tích tình huốngà nhận ra, hiểu phương châm cách thức trong giao tiếp.
1.Em hiểu nghĩa của 2 thành ngữ đó nói gì?
- HS trình bày- GV nhận xét
+ Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà
+ lúng túng như người ngậm hạt thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành 
mạch.
à Làm cho người nghe khó hiểu, khó tiếp nhận, hoặc hiểu không đúng nội dung truyền đạt ® giao tiếp không đạt hiệu quả.
2.Có thể hiểu theo những cách nào?
- HS trình bày- GV bổ sung
+Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
à mơ hồ, khó hiểu.
?Qua đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- HS trình bày - GV chốt kiến thức.
àKhi giao tiếp cần chú nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. à ghi nhớ
*HĐ3: Tìm hiểu phương châm lịch sự:
-HS đọc truyện SGK và trả lời các câu hỏi:
-GDKNS: KT/phân tích tình huốngà nhận ra, hiểu phương châm lịch sự trong giao tiếp.
?Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia 1 cái gì đó?
- Tuy cả 2 đều không có của cải tiền bạc nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà họ đã dành cho nhau. Đặc biệt là tình cảm của Cậu bé với ông lão ăn xin.
+ Ông lão đã quá già
+ đôi mắt đỏ hoe bần cùng
+ nước mắt giàn giụa nghèo khổ
+ môi tái nhợt rách rưới
+ Quần áo tả tơi
- Cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác
?Vậy em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
- HS trình bày
 - GV chốt kiến thức
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
*HĐ4: Luyện tập:
GDKNS: thực hành có hướng dẫn à phân biệt cách giao tiếp đảm 
bảo các phương châm hội thoại này
GV hướng dẫn HS giải quyết các bài tập ( SGK). Sau mỗi bài tập khắc sâu và nhấn mạnh ý.
Bài tập 1:
- Những câu tục ngữ đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
- Uốn câu: không ai dùng vàng ( Kim loại quí hiếm) để uốn lưỡi câu.
- Tìm thêm một số câu TN, ca dao khác.
2. Bài tập 2:
Phép tu từ vựng có liên quan có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh.
Ví dụ: + Bức tranh này anh vẽ xấu.
 + Bức tranh này anh vẽ chưa đẹp.
3. Bài tập 3:
a. Nói mát - >Phương châm lịch sự
b.Nói hớt
c.Nói móc 
d.Nói leo
c.Nói ra đầu ra đũa - >Phương châm cách thức
4. Bài tập 4:
- Đôi khi người nói phải trình bày:
a.Nhân tiện đây xin hỏi: hỏi không đúng đề tài 2 người đang trao đổi.
b.Tôi nói điều này có gì không phải: nói điều mà có thể làm tổn thương người nghe
c.Đừng nói leo: không tuân thủ phương châm hội thoại: PCLS
5. Bài tập 5: (về nhà làm)
-Nói băn nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự)
-Nói như đấm vào tai: nói mạnh trái ý người khác, khó tiếp thu (PCLS)
-Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (PCLS)
-Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ không ra hết ý (PCCT)
-Mồm loa méo giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (PCLS)
-Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào 
đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang 
trao đổi.( PCQH)
I.Phương châm quan hệ:
Tìm hiểu ngữ liệu SGK:
 à Bài học trong giao tiếp: 
+Nói đúng đề tài giao tiếp
+Tránh lạc đề
Ghi nhớ SGK
II.Phương châm cách thức:
Tìm hiểu ngữ liệu SGK:
à Bài học trong giao tiếp: Trong giao tiếp nên nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
Ghi nhớ SGK
III.Phương châm lịch sự:
Tìm hiểu ngữ liệu SGK:
à Bài học: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
à Ghi nhớ (SGK)
III.Luyện tập:
-BT1: Phương châm lịch sự
+Chim khôn
+Một câu nhịn
+Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
-BT2: 
Nói giảm nói tránh. VD: Anh hát chưa được hay lắm.
-BT3: 
+a, b, c, d: PCLS
+e: PCCT
-BT4:
a.Để tránh vi phạm PCQH
b.Để tránh vi phạm
PCLS
c.Báo cho người nói đã vi phạm PCLS, phải điều chỉnh
-BT5:
+a, b, c, e: PCLS
+d: PCCT
+g: PCQH
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Thế nào là PCQH? PCLS? PCCT? Cho VD?
*HD: Học bài, làm BT5, xem bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Tuần 2:Tiết 9: Bài 2: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . BẢN THUYẾT MINH 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
	-Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
	2.Kĩ năng:
	-Quan sát các sự vật, hiện tượng.
	-Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
	3.Thái độ: 
Tích cực sử dụng yếu tố miêu tả.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM:
HS đọc văn bản SGK
?Giải thích nhan đề văn bản? Xác định những câu văn TM về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
- HS trình bày
- GV nhận xét
?Hãy chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả?
- HS trình bày
?Nêu tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả?
?Theo em có thể bổ sung những gì cho văn bản TM này?
- HS trình bày
- GV nhận xét bổ sung
-HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* BT1 (SGK): Bổ sung cho hoàn thiện các câu văn:
- HS trình bày
- GV nhận xét bổ sung
* BT2 (SGK): HS đọc thầm tìm yếu tố miêu tả.
- HS trình bày
- GV nhận xét bổ sung
-Làm bài tập 3(SGK): Xác định câu văn miêu tả 
(về nhà làm)
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB TM
1. Nhan đề của văn bản:
Cây chuối trong đời sống Việt nam.
àVai trò của cây chuối đối với đời 
sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.
2. Thuyết minh:
- Hầu hết ở nông thôn Việt Nam nhà nào cũng trồng chuối
- Cây chuối là thức ăn  quả
- Quả chuối là một món ăn ngon 
( gt các loại chuối, công dụng )
- Chuối thờ bao giờ cũng nguyên nải
3. Miêu tả:
- Đi khắp  cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẫn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh tươi che rợp từ vườn tược đến núi rừng
- Chuối mọc  vô tận.
- Chuối trứng cuốc không phải là quả tròn như trứng quốc mà khi chín vỏ chuối có những vết lốm đốm như vỏ trứng cuốc
àLàm nổi bật đối tượng TM, gây ấn tượng. 
- Phân loại chuối: + Chuối tây
 + Chuối hột
 + Chuối tiêu
 + Chuối ngự
- Thân cây chuối: gồm nhiều lớp bẹ.
- Lá chuối: tán lá to có cọng ở giữa.
- Nõn chuối: màu xanh
- Bắp chuối: màu hồng, có nhiều lớp bẹ
- Gốc có củ và rễ.
-Công dụng: thân, lá, nõn, bắp chuối
* Ghi nhớ: SGK
II/Luyện tập
1. Bài tập 1: Bổ sung cho hoàn thiện các câu văn:
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi ra một cảm giác mát mẽ rễ chịu.
- Lá chuối tươi xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
- Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mền mại, vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh người xa quê.
- Quả chuối chín vàng vừa bát mắt, vừa dậy lên mùi thơm ngon ngọt lịm.
2. Bài tập 2: tìm yếu tố miêu tả.
- Tách là loại chén uông nước của tây, nó có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai uống trà  mà uống rất nóng.
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
*HD: Học bài, làm BT3, xem bài, chuẩn bị phần ở nhà bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Tuần 2: Tiết 10: Bài 2: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . BẢN THUYẾT MINH 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
	-Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh.
	2.Kĩ năng:
	Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
	3.Thái độ: 
Tích cực sử dụng yếu tố MT trong VB thuyết minh
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: kiểm tra chuẩn bị của HS
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
Xác định và nêu yêu cầu của đề bài?
HS trình bày
* Tìm ý và xắp xếp ý cho bài văn?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét bổ sung
* Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập:
-Chia tổ viết đoạn văn theo các ý SGK, hoặc viết 
các đoạn MB, TB, KM
Ví dụ : Đoạn mở bài:
Từ bao đời nay hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gủi, gắn bó với ND VN. Vì thế mà con trâu có khi còn trở thành người bạn tâm tình của người ND “ Trâu ơi ta bảo trâu này”
I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lâp dàn ý.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh
- Nội dung TM: Con trâu ở làng quê VN
2. Tìm ý, lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu về con trâu ở làng quê VN
* Thân bài:
- Con trâu trong đời sống vật chất:
+ Là tài sản lớn của người ND (kéo xe cày bừa con trâu là đầu cơ nghịêp)
+ Là công cụ lao động quan trọng
+ Là nguồn cung cấo thực phẩm đồ mỹ nghệ.
- Con trâu trong đời sống tinh thần:
+ Gắn bó với người ND như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.
+ Trong các lễ hội đình đám.
* Kết bài:
- Tình cảm của người ND đối với con trâu
II/ Luyện tập 
1. Viết đoạn văn:
-Theo các ý SGK:
-Theo dàn bài:
2. Nhận xét dánh giá:
- Ưu điểm
- Nhược điểm
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
*HD: Học bài, viết bài văn hoàn chỉnh theo dàn bài, xem bài, chuẩn bị bài viết số 1, bài Tuyên bố thế giới về sự sống còncủa trẻ em.

File đính kèm:

  • docxBai 2 Dau tranh cho mot the gioi hoa binh_12678959.docx
Giáo án liên quan