Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Giúp HS :

- Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học trong HKI, lớp 9.

- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.

2. Kĩ năng : Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.

3. Thái độ : Giáo dục học sinh thêm yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt .

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .

- HS chuẩn bị SGK – bài soạn .

 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

(Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)

3. Nội dung bài mới:

 

doc12 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Lê Thị Thu Hằng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức :
Giúp HS : 
- Cảm nhận đượcnhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật nghệ thuật xây dựng tình huống truyện miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyệ hiện đại sáng tác tròn thời kỳ chống Mĩ cứu nước diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyệnngắn
3. Thái độ :
 	- Giáo dục cho học sinh tình cảm cha con và niềm trân trọng những tình cảm đó.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
Nội dung bài mới: 
	Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gay go quyết liệt ở miền Nam, cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù đã xuất hiện biết bao gương hi sinh anh dũng và những tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Truyện Chiếc lược ngà kể lại một câu chuyện rất xúc động về những tình cảm đẹp đó.
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
-Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Sau khi HS trình bày những hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Quang Sáng, GV nhấn mạnh lại những điều cần nhớ.
-Các em hãy cho biết xuất xứ tác phẩm.
Trước khi đọc văn bản trong SGK, GV cần tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của truyện.
GV đọc mẫu một đoạn rồi cho HS đọc tiếp. Truyện có nhiều từ địa phương Nam Bộ trong lúc HS đọc, GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó có trong từng đoạn đọc.
-Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích.(GV hướng dẫn HS tóm tắt sau đó sửa chữa.)
-Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
GV tổng hợp và nhận xét : 
-Sau tám năm xa cách, ông Sáu về thăm nhà, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
-Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương, mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể trao món quà cho con gái.
Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
-Những từ ngữ hình ảnh nào chứng tỏ bé Thu không nhận ông Sáu là cha và chỉ ra diễn biến tâm lí đang diễn ra trong lòng cô bé?
-Phản ứng tâm lí đó của Thu diễn ra trong mấy hoàn cảnh cụ thể?Phân tích tâm lí của Thu trong từng hoàn cảnh đó?
-Từ những thái độ trên em cho biết tại sao Thu lại có biểu hiện như vậy? Có phải em hỗn láo với cha không?Từ đó em hiểu gì về tình cảm của bé Thu dành cho cha ? (cho HS thảo luận nhóm 5 phút)
GV:Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác”- người trong tấm hình chụp chung với má em.
-Buổi sáng cuối cùng khi ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của Thu thay đổi như thế nào?(tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi, so sánh với hoàn cảnh trước) Vì saoThu lại có sự thay đổi đó?
-Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào? 
- Từ đó em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Thu? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả?
GV: Tình cảm của bé Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ và cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Những biểu hiện tưởng như trái ngược trong thái độ và hành động của Thu thật ra vẫn nhất quán trong tình cảm, tính cách của em. Ở Thu có nét cứng cỏi tưởng như đến ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con. Nhà văn đã miêu tả bé Thu với sự am hiểu sâu sắc tâm lí trẻ thơ và tấm lòng yêu thương, trân trọng vô cùng trẻ thơ.
- Em hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu với con?
- Em có suy nghĩ gì về tình cảm ấy? Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hồn của người cán bộ cách mạng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
-Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện ? 
- Em hiểu gì về ý nghĩa của câu chuyện?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
GV cho HS đọc 2 câu hỏi luyện tập trang 203 và hướng dẫn HS trả lời.
HS đọc tác giả Nguyễn Quang Sáng SGK.
HS tìm và trả lời ở SGK trang 201.
HS trả lời.
Nhiều HS đọc các đoạn còn lại.
HS tóm tắt ngắn gọn khoảng 8-10 câu nhưng bảo đảm những tình tiết chính và đúng mạch lạc câu chuyện.
HS nêu 2 tình huống.
-Khi ông Sáu định ôm hôn con, Thu hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu. Bé không chịu gọi ông Sáu là ba mà chỉ nói trống không, không chịu nhờ ông Sáu chắt nước hộ nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho, bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.
HS thảo luận nhóm.
HS tìm chi tiết trang 198.
Sự nghi ngờ về cha đã được giải toả, ân hận hối tiếc vì sự đối xử trước, tình yêu và nỗi nhớ mong bùng ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt.
-Xúc động.
Cô bé có tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ ðNhà văn am hiểu tâm lí trẻ em với tấm lòng yêu thương trân trọng.
HS tìm chi tiết thể hiện trong chuyến về phép thăm nhà và khi ở khu căn cứ.
HS thảo luận nhóm.
-Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu.
- Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy . 
Qua câu chuyện về tình cha con của ông Sáu, người đọc thấm thía bao đau thương , mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
I - Đọc –tìm hiểu chú thích
1) Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang.
- Nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.
-Đề tài:Viết về cuộc sống và con người ở Nam Bộ.
2) Tác phẩm:
 Viết 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
3) Đọc-tóm tắt đoạn trích:
- Đọc:
- Tóm tắt cốt truyện đoạn trích:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để mang về cho con.
II - Tìm hiểu văn bản
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà.
a) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
-Nó ngơ ngác lạ lùng, hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên.
à Sự sợ hãi xa lánh.
-Không chịu gọi ông Sáu là ba mà chỉ nói trống không. không chịu nhờ ông Sáu chắt nước hộ nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho, bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.
-Ba không giống cái hình chụp chung với má vì mặt ba có vết thẹo.
ð Cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật của đứa con dành cho chaà phản ứng tâm lí tự nhiên.
Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách.
b) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha.
-Vẻ mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông.
- Kêu thét lên “ba”, ôm chặt lấy cổ, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài
-Trong đêm bỏ về nhà ngoại, Thu đã đc bà g/thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ về cha đã được giải toả, ân hận hối tiếc.
àCô bé có tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ. ðNhà văn am hiểu tâm lí trẻ em với tấm lòng yêu thương trân trọng.
2) Tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu.
-Trong chuyến về thăm nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng, suốt ngày quanh quẩn
-Khi ở khu căn cứ : ân hận vì đã đánh con, (Rồi lời dặn của đứa con : « Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ! ») làm cây lược ngà rất kì công nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con.
ð Tình cha con sâu nặng, hoàn cảnh éo le của chiến tranh gây ra bao nỗi đau thương mất mát.
III - Tổng kết :
* (Ghi nhớ SGK trang 202)
IV-Luyện tập.
Thay lời kể bằng lời ông Sáu kể cảnh gặp gỡ cuối cùng giữa 2 cha con .
4. Củng cố: 
GV cho HS đọc lại Ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về thơ và truyện hiện đại.
	IV : RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết thứ 78,79:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Giúp HS :
- Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học trong HKI, lớp 9.
- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
2. Kĩ năng : Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh thêm yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt .
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị SGK – Giáo án .
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn . 
 *Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
(Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)
 Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
- Hãy nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại đã được học ?
- Kể một vài tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. 
Hoạt động 2: 
- Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó ?
- Cho VD: Một bệnh nhân nói với bác sĩ: “Thuốc ông cho tuần trước tớ uống chẳng giảm bệnh chút nào”.
 Bệnh nhân khi xưng hô như vậy có tuân theo phương châm: “xưng khiêm, hô tôn” không ? Em hiểu phương châm đó như thế nào ? (Bảng phụ)
* Thảo luận: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? 
- GV: Trong tiếng Việt, để xưng hô, có thể dùng các đại từ xưng hô, các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng . Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn. 
Hoạt động 3:
- Hãy phân biệt thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? 
 * Thực hành theo nhóm:
- Đọc đoạn trích (SGK trang 191), chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
- GV: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp, những từ ngữ cần thay đổi trong lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp là những từ xưng hô, từ chỉ địa điểm, từ chỉ thời gian như:
 tôi nhà vua.
 chúa công vua Quang Trung. 
 đây (tỉnh lược).
 bây giờ bấy giờ.
- Trả lời nội dung của các phương châm hội thoại (Ghi nhớ-SGK):
- HS có thể kể một vài tình huống giao tiếp có trong SGK hay sách tham khảo không tuân thủ phương châm hội thoại (VD: Truyện cười “Nói có đầu có đuôi”; truyện ngụ ngôn “Chân, tay, mắt, tai, miệng”).
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm (VD: tôi, ta, tớ, mình, anh, chị, anh ấy, chị ấy)
- Người nói căn cứ vào đối tượng nghe và tùy tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- Bệnh nhân khi xưng hô không tuân theo phương châm: “xưng khiêm, hô tôn”, phương châm này có nghĩa là: Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
- Thảo luận theo nhóm. 
+ Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ, được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ và có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
 Khác nhau về hình thức và nội dung thể hiện.
- Thực hành theo nhóm.
I- Các phương châm hội thoại.
 - Ph.châm về lượng.
 - Ph.châm về chất.
 - Ph.châm quan hệ.
 - Ph.châm cách thức.
 - Ph.châm lịch sự.
II- Xưng hô trong hội thoại.
- Tùy tình huống giao tiếp.
- Mối quan hệ với người nghe.
 Từ ngữ xưng hô thích hợp.
III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Về nội dung:
 + Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ.
 + Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói, ý nghĩ có điều chỉnh.
- Về hình thức: 
 + Dẫn trực tiếp: Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
 + Dẫn gián tiếp: Lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép.
4. Củng cố: 
GV cho HS nhắc lại những nội dung ôn tập.
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
Học bài cũ, chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra 1 tiết.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết thứ 80: 	
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU:
 	- Kiểm tra kiến thức HS về tiếng Việt.
 	- Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 	- Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu về các nội dung: Các biện pháp tu từ từ vựng; Các phương châm hội thoại; Thuật ngữ; Sự phát triển của từ vựng; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
* HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 	- Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 	- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
* THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Các biện pháp tu từ từ vựng; Các phương châm hội thoại; Thuật ngữ; Sự phát triển của từ vựng; Từ láy, từ ghép; Trường từ vựng; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
	- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
	- Xác định khung ma trận:
II: CHUẨN BỊ:
	GV: Đề kiểm tra
	HS: Ôn bài.
III: CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1.Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Chuẩn bị kiểm tra.
*MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Các phương 
Châm hội thoại
 Nhận diện được PCHT
Hiểu được 
khái niệm
Số câu
Số điểm
  1
0,25
1
0,25
Số câu 2
Số điểm 0,5
Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Nắm được khái niệm
Hiểu, nhận diện.
Số câu
Số điểm
  1
0,25
1
0,25
Số câu 2
Số điểm 0,5
Từ láy
Nhận diện từ láy
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Xưng hô trong hội thoại.
Hiểu cách chọn từ ngữ xưng hô
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Sự phát triển từ vựng
Hiểu có ba cách phát triển từ vựng
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Hiểu được cấp độ khái quát nghĩa của từ
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Thuật ngữ
Hiểu được đặc điểm của thuật ngữ.
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Phương thức chuyển nghĩa
Nhận dịên được cách chuyển nghĩa.
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Từ láy, từ tượng hình
Nhận diện được từ tượng hình
Xác định đúng từ láy
Số câu
Số điểm
1
0,25
 1
1,5
Số câu 2
Số điểm 1,75
Thành ngữ
Nhận diện thành ngữ
Số câu
Số điểm
1
0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Các biện pháp tu từ từ vựng
Vận dụng phân tích và viết đoạn văn.
Số câu
Số điểm
2
5,5
Số câu 2
Số điểm 5,5
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0,5
5%
10
2,5
25%
1
1,0
10%
2
6
60 %
Số câu 14
Số điểm 10
100%
* ĐỀ KIỂM TRA
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9 
Thời gian: 45’
Trắc nghiệm: ( 3 đ ) 
Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . 
Câu 2: Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn cưới áo mới" đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
 - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !
 	A. Phương châm về lượng. 	B. Phương châm về chất.
 	C. Phương châm lịch sự.	D. Phương châm quan hệ.
Câu 3: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu 4: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? 
“Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất”
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu 5: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
 Câu 6: Có hai cách phát triển từ vựng là: 
 A. Tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 B. Hai phương thức chuyển nghĩa chính là hai cách phát triển từ vựng.
 C. Tạo từ ngữ mới và phát triển nghĩa của từ ngữ.
 D. Phát triển thêm nghĩa, Tạo từ ngữ mới và Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Câu 7: Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát nghĩa cao nhất?
A. Từ đơn ; B. Từ phức; C. Từ ghép; D. Từ .
Câu 8: Từ Virút có hai khái niệm như sau:
 - Trong sinh học, virút có nghĩa là: “một sinh vật cực nhỏ, đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, gây các bệnh truyền nhiễm”
 - Trong tin học, virút có nghĩa là: “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi phá hoại những thông tin được lưu trữ”
 Như vậy: Từ virút đã vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm.
 A. Đúng. B. Sai.
 Câu 9: Trong đoạn trích sau đây:
 “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau
 Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
 Vui gì hơn làm người lính đi đầu
 Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!
 Từ “ điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí.
 A. Sai. B. Đúng.
Câu 10: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 A. Phương thức ẩn dụ . 	B. Phương thức hoán dụ .
Câu 11: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?
 A. Ngất nghểu. 	 B. Lom khom. 	C. Rì rào. 	D. Khập khiểng. 
Câu 12: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ?
A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. 	B. Được voi đòi tiên.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. 	C. Chó treo mèo đậy . 
B. Tự luận ( 7đ )
Câu 1. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau: ( 1 đ )
“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì “
Câu 2: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó ( 3 đ )
 Ông Trời nổi lửa đằng đông
 Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay !
 (Trần Đăng Khoa)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) trong đoạn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ từ vựng. Chỉ ra và cho biết đó là biện pháp gì ? ( 3 đ )
*HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
A
A
B
C
C
D
B
A
A
C
B
II. Tự luận.
Câu 1: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man ( 1,5 đ )
Câu 2: (2,5 điểm)
-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (0,5 điểm).
-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể, sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc. (2 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
-Viết đúng đoạn văn nội dung khá hay : ( 2đ )
-Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ ( 0,5đ )
-Chỉ ra được ( 0,5đ )
4. Quan sát và thu bài :
 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới

File đính kèm:

  • docNG 9 Tuan 16.doc