Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”

B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản

1. Kiến thức

- Hiểu biết bước đầu về n/văn Kim Lân và h/cảnh ra đời của truyện ngắn “Làng”.

- T/yêu làng quê thống nhất trong t/y nước của người nông dân qua n/v ông Hai

- NT trần thuật, sáng tạo tình huống, xây dựng n/vật, ngôn ngữ của truyện “Làng”

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.

- Vận dụng các kiến thức về thể loại truyện để tìm hiểu, phân tích cốt truyện, n/v, NT trần thuật trong một truyện ngắn.

C. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, đọc các tài liệu liên quan đến bài học

- HS: Soạn bài ở nhà.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2013 Tuần 13
Tiết 61:	 LÀNG	
 (Kim Lân)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”
B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về n/văn Kim Lân và h/cảnh ra đời của truyện ngắn “Làng”.
- T/yêu làng quê thống nhất trong t/y nước của người nông dân qua n/v ông Hai
- NT trần thuật, sáng tạo tình huống, xây dựng n/vật, ngôn ngữ của truyện “Làng”
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Vận dụng các kiến thức về thể loại truyện để tìm hiểu, phân tích cốt truyện, n/v, NT trần thuật trong một truyện ngắn.
C. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, đọc các tài liệu liên quan đến bài học
- HS: Soạn bài ở nhà.
D. Các hoạt động dạy học:
Bước 1: Ổn định lớp:
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Ánh trăng".
- Phân tích triết lí của tác giả nêu ở khổ thơ cuối.
Bước 3: Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 Hoạt động của GV và HS 
 Hoạt động 2
Gọi HS đọc chú thích * SGK
? Nêu hiểu biết của em về t/g Kim Lân.
- GV k/q những đ/điểm cơ bản về t/g và sự nghiệp s/tác, t/p tiêu biểu.
? Tác phẩm "Làng" được ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV HD đọc- HS đọc một số đoạn.
? Hãy tóm tắt văn bản bằng sự hiểu biết của em.
HS tóm tắt - GVbổ sung.
GV k/tra việc nắm chú thích của HS.
- Các từ đ/phương: Liếp, ghét thậm, vưỡn, gồng.
? Hãy cho biết truyện nói về điều gì ở người nông dân, trong hoàn cảnh nào?
-
 Hoạt động 3: 
? Truyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào?
? Nhận xét vai trò của tình huống ấy?
 Nội dung cần đạt
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (sinh năm 1920).
- Tên thật là Nguyễn Văn Tài.
- Quê ở Bắc Ninh.
- Ông là n/văn có sở trường về tr. ngắn.
- Là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
- T/p tiêu biểu: Làng, Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí, Vợ nhặt.
2. Tác phẩm: 1948.
- Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
- Là một tác phẩm xuất sắc.
* Đọc và tóm tắt:
* Chú thích:
- Bốt, tản cư, Việt gian, bình dân học vụ, xe díp, cam nhông, …
* Đại ý: 
- Qua việc m/tả d/biến t/lí và h/đ của ông Hai-1 người n/d dời làng đi tản cư thời KC chống P t/g muốn d/tả ch/thực t/y làng, yêu nước của ông cũng là của ND ta
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Tình huống truyện:
- Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây => tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu của ông. Khác với suy nghĩ về một làng quê "Tinh thần cách mạng lắm" của ông => tạo ra một tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật=> tạo nên tính cách, bản chất nhân vật
Bước 4: Củng cố
? Tóm tắt truyện.
? Nêu tình huống truyện? Ý nghĩa của tình huống đó?
 Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm được cốt truyện.
- Tiếp tục tìm hiểu truyện để chuẩn bị cho tiết sau
 *********************************
Ngày soạn: 15/11/2013 
Tiết 62:	 LÀNG	(tiếp)
 (Kim Lân)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”
B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về n/văn Kim Lân và h/cảnh ra đời của truyện ngắn “Làng”.
- T/yêu làng quê thống nhất trong t/y nước của người nông dân qua n/v ông Hai
- NT trần thuật, sáng tạo tình huống, xây dựng n/vật, ngôn ngữ của truyện “Làng”
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Vận dụng các kiến thức về thể loại truyện để tìm hiểu, phân tích cốt truyện, n/v, NT trần thuật trong một truyện ngắn.
C. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, đọc các tài liệu liên quan đến bài học
- HS: Soạn bài ở nhà.
D. Các hoạt động dạy học:
 Bước 1: Ổn định lớp:
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 
 ? Tóm tắt truyện “Làng” – Kim Lân.
 ? Nêu ý nghĩa của tình huống truyện?
 Bước 3: Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2
HS đọc: Từ đầu ....... dật dờ.
? Tình cảm đặc biệt của ông Hai đối với làng Chợ Dầu ntn?
? Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được mtả ntnào?
Tìm các từ ngữ diễn tả điều đó?
? Khi ở phòng thông tin, ông nghe được những tin gì? Tâm trạng của ông ntn?
? Những biểu hiện tâm lí đó đã thể hiện tình cảm gì ở ông Hai?
? Khi nghe tin làng theo Tây tâm trạng của ông Hai ntn?
? Em cảm nhận được điều gì ở ông Hai trước những câu văn tả về ông khi ông mới biết tin xấu?
? Em hiểu gì về những cử chỉ suy nghĩ của ông trong đoạn "Nhìn lũ con ...... này chưa"?
? Nhận xét gì về các câu văn trong đoạn này? Cách vận dụng lối kể độc thoại có tác dụng gì?
? Qua đó em cảm nhận được tình cảm gì ở nhân vật ông Hai.
? Khi nghe tin làng theo giặc cuộc đ/thoại nội tâm ntn ở n/v ông Hai ntn?
HS đọc đoạn: "Đã ba bốn........ ấy rồi"
? Qua đoạn văn em có NX gì về cách kể chuyện xen lẫn mtả tâm lí của nhà văn?
Từ đó tâm hồn, tình cảm của ông Hai được bộc lộ như thế nào?
? Đoạn truyện nào đã bộc lộ tâm trạng đó của ông Hai.
(HS đọc "Ông lão ôm thằng con út....... đôi phần").
? Qua đoạn văn ấy em hiểu gì về tình cảm của ông Hai với làng quê, với cách mạng?
 -> T/g đã d/tả cụ thể t/lí của n/v: T/y nước rộng hơn, bao trùm lên t/cảm với làng quê mình nhưng k vì thế mà bỏ t/cảm với làng -> càng đau xót, tủi hổ => T/y sâu nặng với làng chợ Dầu: Ông bị đẩy vào t/cảnh bế tắc, tuyệt vọng.....
? Điều đó còn được thể hiện như thế nào khi ông nghe tin xấu được cải chính.
? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai quan hệ như thế nào?
 Hoạt động 3:
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả .
Đ/biệt là m/tả sự ám ảnh, d/dứt trong t/trạng n/v-> chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc người n/d và TG tinh thần của họ.
- Ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của n/v nên rất sinh động.
? Tình cảm quê hương, đất nước ở truyện Làng có những nét riêng biệt gì?
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
2. Diễn biến tâm lí của ông Hai.
a, Trước khi nghe tin xấu về Làng.
- T/y làng đến thành đam mê ở ông Hai đến mức ông mắc cái tính khoe làng. 
b, Khi nghe tin làng theo Tây.
- Tin đến với ông đột ngột, khiến ông sững sờ, bàng hoàng "Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được" => Cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái.
- Từ lúc ấy, ông Hai rơi vào 1 tâm trạng đau đớn, tủi hổ ngày càng nặng nề ... nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Ông nằm vật ra giường: "Nước mắt ông lão cứ giàn ra"
- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình: "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến "cái chuyện ấy". Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông ... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!"
-> Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tận cùng những cung bậc cảm xúc của ông Hai, chứng tỏ tin đó trở thành nỗi day dứt trong ông.
+ Nỗi nhục nhã ê chề.
+ Nỗi đau đớn tái tê.
+ Sự ngờ vực chưa tin.
=> Nỗi ám ảnh nặng nề-> sự sợ hãi th/xuyên trog ông Hai cùng nổi đau xót tủi hổ của ông
-> Tinh thần yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai.
- Cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai đã đưa ông đến một lựa chọn dứt khoát: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù".
- Đoạn văn đã diễn tả cảm nhận, sinh động nổi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân- với quê hương đất nước, với cách mạng, kháng chiến.
c, Khi nghe tin xấu được cải chính:
- Khi đi gặp ông CT làng trở về, ông Hai thành 1 người khác hẳn lúc trước: ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, gọi các con và chia quà.
- Ông vội vã, p/khởi đi đến từng nhà trong xóm để cải chính cái tin thất thiệt và hào hứng, say sưa khoe chuyện làng mình đánh giặc và cái tin "nhà tôi bị Tây đốt nhẵn cả".
=> T/y làng quê của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến - Tình cảm ấy sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- T/g đặt n/v vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- M/tả cụ thể, gợi cảm d/biến nội tâm qua các ý nghĩ, h/vi, ngôn ngữ... *Ngôn ngữ: Đậm tính k/ngữ, lời trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nv ông Hai.
2. Nội dung:
- T/y Làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng mình.
- T/y làng đặt trong t/y nước, th/nh với t/thần KC khi đ/nước đang bị xâm lăng và cả d/t đang tiến hành cuộc KC
Bước 4: Củng cố
? Em có cảm nhận được gì trong tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đ/nước, đối với cuộc KC? 
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Nắm được cốt truyện.
- Soạn bài tiếp theo "Chương trình địa phương phần tiếng Việt".
 ************************************
Ngày soạn: 17/11/2013
Tiết 63: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 (PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được sự tồn tại của phương ngữ mà HS đang sử dụng trong ngôn ngữ toàn dân, sự thống nhất và sự khác biệt ở một số từ ngữ nhất định.
- Biết dùng từ địa phương ở những lĩnh vực nhất định và cần dùng từ toàn dân ở những lĩnh vực cần thiết.trong những văn cảnh cho phù hợp.
B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản
1. Kiến thức
- Từ ngữ địa phương tương ứng và khác biệt với từ ngữ toàn dân.
- Một số phương diện của sự khác biệt và tác dụng của sự khác biệt.
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng 
- Phân tích tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương ở một số loại văn bản.
C. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, đọc các tài liệu liên quan đến bài học
- HS: Xem trước bài ở nhà.
D. Các hoạt động dạy học:
Bước 1. Ổn định lớp:
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:
Bước 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
 Hoạt động của GV và HS
 Hoạt động 2 
HS đọc yêu cầu bài tập 1SGK
? Tìm từ ngữ địa phương chỉ tên gọi của svht không có trong phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân.
? Tìm từ giống về nghĩa nhưng khác về âm giữa những phương ngữ khác nhau và với từ toàn dân?
- Vừng – mè - mè, doi - mận, lạc - đậu phộng, (Bắc-Nam), mẹ, má, u, bu, mệ, mạ, …
? Tìm từ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân?
- nỏ: cái nỏ (p/n Trung: nỏ-ko, chẳng)
- nón: cái nón(Bắc) – mũ (Nam)
HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK.
- Nghĩa là đ/nước ta có sự khác biệt về đ/điểm của các vùng miền (nhưng ko nhiều) vì các từ chỉ x/hiện ở 1 địa phương rất ít – những từ ngữ nthế sẽ bổ sung và làm p/phú ngôn ngữ toàn dân (VD: sầu riêng trong ngôn ngữ NBộ đã đi vào ngôn ngữ toàn dân)
GV cho HS đọc đ.trích bthơ "Mẹ Suốt" viết về con người Quảng Bình những năm chống Mỹ.
 Nội dung cần đạt
Bài tập 1:
a. Dại: phên bằng tre chắn phía ngoài thềm nhà (kiểu nhà cũ ở n/thôn BBộ).
- Mù u: tên 1 loại cây
- Măng cụt, thanh long, sầu riêng, vú sữa (tên các quả ở Nbộ)
- Quả vả, dâu gia, mắc cọt... (tên các loại quả có ở vùng núi Tây Bắc) 
- Nhút: Món ăn Nghệ An ( xơ mít ).
- Bồn bồn : rau.
b. 
P/ngữ Bắc
P/n Trung
P/n Nam
dứa
thơm
vào
vô
vô
Bát
Tô
chén
c. 
P/ngữ Bắc
P/n Trung
P/n Nam
Hòm: để đựng đồ
áo quan
áo quan
Sương: hơi nước
Sương: gánh
vô
Bắp: bắp chân, bắp cày
Bắp: ngô
Bắp: ngô
Bài tập 2:
- Th/tế cho thấy, do ĐK đ/lí, khí hậu, đ/điểm t/lí và p/tục tập quán mà có những svht chỉ x/hiện ở đ/phương này, không x/hiện ở đ/phương khác.
Các từ địa phương không có trong phương ngữ khác-> sự phong phú đa dạng trong thiên nhiên, trong đời sống cộng đồng .......
Bài tập 3:
Các từ được coi là ngôn ngữ toàn dân: cá quả, lợn, ngã, ốm -> vì TViệt lấy phương ngữ miền Bắc làm chuẩn.
Bài tập 4:
Các từ địa phương: chi (gì), rứa (thế), nờ (nhỉ, ơi), tui, cớ răng (tại sao), ưng (dồng ý), mụ.
Tác dụng: thể hiện ch/thực hơn h/ảnh của 1 vùng quê và t/cảm, suy nghĩ, t.cách của 1 người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của t/p.
Bước 4: Củng cố
- Tiếp tục cho HS đọc 1 số bài thơ, văn có sử dụng từ địa phương.
- Cho HS làm BT bổ sung:
? Xác định từ địa phương và thay thế bằng từ toàn dân:
a. Tin nó còn sống là do bọn địch phao ra để hù bà con mình đó thôi. (doạ)
b. Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
 Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu. (thuyền)
c. Ngó xuống lòng lạch thấy con cá chạch đỏ đuôi (trông, mương)
d. Đi ngang nghe tiếng em than 
 Mên thưa gió lọt trong gan não nùng. (phên)
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà.
- Tiếp tục sưu tầm từ địa phương và chú ý cách dùng.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong 
 VB tự sự.
 **************************************

File đính kèm:

  • docGA VAWN9 TUAN 13.doc
Giáo án liên quan