Giáo án Ngữ văn 9 tuần 12 chuẩn kiến thức kỹ năng

I. GIỚI THIỆU:

1. Tác giả: Nguyễn Duy (S/156).

2. Tác phẩm:

- Tác phẩm “Ánh trăng” đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984. Bài “Ánh trăng” sáng tác 3 năm sau ngày đất nước thống nhất tại TP Hồ Chí Minh.

- Thể thơ: 5 tiếng.

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, trữ tình.

- Bố cục: 3 phần.

 

doc32 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 12 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất. 
Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy.
Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên.
Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. 
Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả: Nguyễn Duy (S/156).
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm “Ánh trăng” đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984. Bài “Ánh trăng” sáng tác 3 năm sau ngày đất nước thống nhất tại TP Hồ Chí Minh.
- Thể thơ: 5 tiếng.
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, trữ tình.
- Bố cục: 3 phần.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Vầng trăng trong quá khứ:
- Hồi nhỏ sống với đồng
 Với sông à NT: điệp từ
 Với bể 
Hồi chiến tranh ở rừng
Trăng - người à tri kỉ à nhân húa
=> Hồi nhỏ,thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với trăng thân thiết đến mức như đôi bạn thân thiết.
2. Vầng trăng trong hiện tại:
* Hoàn cảnh:
- Về thành phố
- Quen ánh điện cửa gương à Nhân hóa
như người dưng.
à Cuộc sống đầy đủ, gìau sang coi thường dửng dưng với trăng.
=> Khi thay đổi hoàn cảnh: Người ta dễ dàng lãng quên quá khứ. 
*Tình huống:
- Thình lình đèn điện tắt : Phòng tối mở cửa đột ngột vầng trăng tròn.
à NT: Sử dụng tính từ, động từ.
“Thình lình”: Sự bất ngờ, nhanh chóng “Vội”, “bật”, “tung”: Sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả để tìm nguồn sáng. Đột ngột”: Tự nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng.
Vầng trăng tròn gợi nhớ quá khứ.
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ:
- “ Ngửa mặt lên nhìn mặt ”
 Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt.
“Có cái gì... NT: So sánh, liệt kê, điệp ngữ 
 Như là => từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc
 Như là...” không trực tiếp, không cụ 
 thể “có cái gì”, từ láy.
=> Tâm trạng cảm động chợt dâng trào khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ biết bao kỷ niệm
- “Trăng cứ tròn vành vạnh”
 Ngoài nghĩa đen, còn có nghĩa tượng trưng : Người bạn tri kỷ vẫn vẹn nguyên nghĩa tình bao dung và tha thứ.
- “Ánh trăng im phăng phắc” Nhân hoá, từ láy.
=> Trăng nghiêm khắc nhắc nhở,.
4. Điều làm nhà thơ giật mình:
- Sự suy thoái về đạo đức, lối sống
- Ánh trăng là biểu trưng cho lẽ sống “uống nước nhớ nguồn” truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
5. Ý nghĩa văn bản: Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước.
III. TỔNG KẾT:
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự, trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu đậm.
- Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng và vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; Là biểu tưởng cho quá kgứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.
Nội dung:
* Ghi nhớ: S/157.
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.
Bài làm
Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát, với những dòng sông chở nặng phù sa, rồi với biển khơi rộng lớn. Đối với tôi, vầng trăng quen thuộc và thân thương biết dường nào. Năm tháng trôi qua, chiến tranh bỗng ập đến với đất nước, với quê hương và vì thế tôi phải đi lính. Giờ đây, cuộc sống của tôi lại gắn bó với núi rừng. Nhưng lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình, nhớ lối xóm.Trong những lúc như thế, vầng trăng luôn là người bầu bạn cùng tôi, chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ, trăng còn gợi lên trong tôi những kỉ niệm đẹp thời ấu thơ.Đối với tôi, vầng trăng như một người bạn tri kỉ.Trăng không kiều diễm, tráng lệ mà hết sức mộc mạc, chân thực, trần trụi giữa thiên nhiên, tươi tắn, hồn nhiên như cây như cỏ.Mỗi bước chân tôi đi đều có ánh trăng đồng hành khiến tôi cứ ngỡ rằng trong suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy.Chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại, tôi về sống ở thành phố với những ngọn đèn sáng rực và những cánh cửa gương.Ngày từng ngày trôi qua, tôi dường như đã quên mất vầng trăng ấy. Mỗi tối trăng vẫn cứ đi ngang qua ngõ như người xa lạ đi ngang qua đường.Nhưng rồi đèn điện thình lình tắt, căn phòng bỗng trở nên ngột ngạt, tối om và lạnh lẽo.Vội vàng, tôi bật tung cửa sổ để hứng gió và kìa trước mặt tôi đột ngột xuất hiện vầng trăng tròn. Ngẩng mặt lên nhìn trăng, trong tôi ùa về biết bao kí ức. Tôi chợt cảm thấy có cái gì đó rưng rưng, xúc động và gần gũi như là sông, là biển, là những đồng lúa bát ngát, mênh mông, như là những cánh rừng.Đã bao năm trôi qua, trăng vẫn thế, vẫn tròn vành vạnh, vẫn lặng im nhưng lại nói lên bao nhiêu điều.Sự im lặng của trăng như một lời trách móc. Tôi chợt giật mình nhận thấy bấy lâu nay tôi đã quá vô tình, quá thờ ơ với vầng trăng, tôi đã quên mất những sẻ chia của trăng và tôi.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Hệ thống bài.
- Nhấn mạnh chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ.
- Làm bài tập 2 (SGK/157). 
- Học thuộc lòng + đọc diễn cảm bài thơ. 
- Phân tích bài thơ. 
- Soạn tổng kết về từ vựng.
Hoặc:
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
+ Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/156
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy? 
GV: Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948.
* Quê: Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Hiện ở tại 264 M Lê Văn Sĩ, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.* Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học Ngữ văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Tham gia công tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng- Thanh Hóa. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ Tư lệnh Thông tin, tham gia chiến đấu tại các chiến trường: Khe Sanh - Đường 9 – Nam Lào; Mặt trận phía Nam và phía Bắc (1979). Từ 1976 chuyển khỏi quân đội về làm báo Văn Nghệ tại các tỉnh phía Nam; Bí thư chi bộ khối Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Chuyển ý – Tác phẩm
Đọc: Khổ 4 giọng ngạc nhiên, sững lại, nhấn mạnh các từ thình lình,vội bật tung, khổ 5-6 đọc chậm lại,giọng suy tư,cảm động, nhỏ dần 2 tiếng giật mình 
+ Giải thích từ khó:theo sgk
? Bài thơ thuộc thể loại thơ gì?
? Nhìn vào bài thơ em thấy có gì đặc biệt ?Dụng ý của tác giả ?
- Những chữ đầu dòng không viết hoa ( Nguyên văn ) 
- Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian kỷ niệm.
- Những câu thơ tự nhiên, dung dị như cuộc sống
? Song có người nói : Bài thơ có dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Em có đồng ý không ?Vì sao ? Hãy kể ?
?Tác phẩm được sáng tác vào thời gian nào?
? Phương thức biểu đạt?
? Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần?
- 2 khổ đầu:Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
- 2 khổ giữa: Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
- 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
? Bài thơ được viết theo trình tự nào? 
 Trình tự thời gian, dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
@ Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
+ Cho hs đọc đọan I (2 khổ đầu)
? Quá khứ tuổi thơ của tác giả được gắn bó với hình ảnh nào ? 
à Hồi nhỏ sống : với đồng, với sông, với bể
? Nhận xét về biện pháp NT tác giả sử dụng trong câu thơ trên ? Tác dụng? Điệp ngữ
? Nhận xét về những kỉ niệm tuổi thơ ?
àMột tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên: Ngắm trăng nơi đồng quê, trên dòng sông, ngắm trăng trên bãi biển
? Đó là quan hệ ntn? (môi trường gắn bó với t/c con người)
- Kỷ niệm đẹp, con người sống gắn bó với thiên nhiên, quê hương yêu dấu
? Hình ảnh gắn bó với tác giả hồi chiến tranh?
(Trưởng thành - người lính : ở rừng )
? Cùng với sự phát triển về nhận thức thì con người - Vầng trăng lúc này có quan hệ như thế nào ?
- Theo dòng thời gian nhận thức của con người lớn dần lên, lúc này vầng trăng thành tri kỷ 
? Em hiểu như thế nào là vầng trăng tri kỷ ?bp nt? Trăng và người thân thiết, hiểu nhau, chia xẻ, đồng cảm với nhauà nhân hóa
?Trong hai khổ đầu, vầng trăng hiện lên trong hòai niệm của nhà thơ như thế nào? 
GV: Bài thơ mang dáng dấp kể chuyện mở đầu như lời kể trôi chảy tự nhiên về mối quan hệ gắn bó thân thiết như tình bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng từ cuộc sống ấu thơ đến quãng thời gian đi bộ đội sống và chiến đấu nơi rừng núi ,quan hệ thân thiết tự nhiên đến nỗi gần như đi đâu làm gì cũng có nhau có lẽ không bao giờ quên người bạn tri kỉ tình nghĩa tri âm âý-> Vầng trăng không những là người bạn tri kỉ biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, trăng là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của đời sống - Quá khứ gian lao nhưng hào hùng, ân tình 
* Chuyển ý – Vầng trăng hiện tại
+ HS đọc 2 khổ giữa 
?Tác giả khắc họa hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào?
? Từ hồi về thành phố, theo em là từ khi nào ?
Chiến tranh đã đi qua, cuộc sống yên bình đã trở lại, cũng có nghĩa là gian khổ, ác liệt của cuộc chiến đấu đã lùi xa
? Em hãy nêu h/c sống hiện tại mà t/g nêu trong bài?
? Những hình ảnh “ánh điện ,cửa gương nói lên điều gì ? Nêu bpnt
Thảo luận: Tại sao vầng trăng tình nghĩa thủy chung lại “đi qua ngõ như người dưng qua đường”
Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang à lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp
? Thế nào là “người dưng”? Hình ảnh này gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Lạnh nhạt, không quen biết, xa lạ không có tình cảm 
- Vầng trăng một thời đã gắn bó tri âm, tri kỷ với con người giờ đây lại bị con người coi như người dưng . Con người đã thay đổi, chỉ có vầng trăng là vẫn vậy
GV: - Thật xót xa, cái " ngỡ không bao giờ quên " đã quên . Lời thơ như có một chút bàng hoàng cảm giác như ta vừa được nghe một lời thú tội 
- Tuy nhiên cuộc sống hiện đại nhưng cũng chứa nhiều bất trắc. Chính trong những bất trắc ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ . Bài thơ tiếp tục phát triển, tứ thơ có chút kịch tính
? Kịch tính ấy thể hiện qua tình huống nào ? Tình huống đó xảy ra như thế nào ? NX cách dùng từ?
- Mất điện, phòng tối om 
=>thình lình, bật tung
- Đột ngột, bất ngờ : " Thình lình 
- Vội bật tung cửa sổ à Một phản xạ thông thường, nhanh 
Đằng sau nó có một cái gì đó thảng thốt, lo lắng khi vội bật tung cửa sổ 
giọng ngân nga, thiết tha, phép so sánh
à Đấy chính là bước ngoặt để tác giả thể hiện chủ đề 
? Khi vầng trăng xuất hiện đột ngột, bất ngờ đã gợi trong lòng tác giả những cảm xúc gì?
? Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian diễn ra ntn?
? Lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi đó ntn? (Vì anh đã thay đổi hoàn cảnh sống, chuyển từ trong rừng núi ra thành phố, chuyển sang cuộc sống hiện đại)
* Chuyển ý – Suy tư của tác giả
+ HS đọc khổ thơ 5- 6
? NX về nhịp và biện pháp nt ?
 so sánh, điệp, nhịp thơ nhanh
? Con người nhớ đến trăng vào lúc nào?
?Có người cho rằng : Nguyễn Duy thật tài tình khi trong cùng một câu thơ tác giả dùng hai từ " mặt” rất hay.Em có đồng ý không ? Vì sao ? Mỗi từ "mặt" chỉ đối tượng nào ?
? Tại sao tác giả viết “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không phải là“Ngửa mặt lên nhìn trăng” ?
- Con người thấy mặt trăng là tìm được bạn tri kỉ ngày nào, viết như thế vừa lạ vừa sâu sắc
? Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì ? 
" Rưng Rưng " xúc động, ân hận, xót xa, dòng nước mắt đang ứa ra 
? Những hình ảnh “ đồng, bể, sông, rừng” được lặp lại có ý nghĩa gì?
- Thấy lại tuổi thơ, thấy lại phẩm chất tốt đẹp... 
- Tâm trạng đó cho thấy con người đang trên đường trở lại, tìm lại chính mình trong quá khứ
* Thảo luận: Cảm xúc của tác giả khi đối diện với vầng trăng ?
Nhà thơ đối diện với vầng trăng cũng là đối diện với lương tâm mình. Sự đối diện giữa thuỷ chung và bội bạc, giữa quá khứ và hiện tại
à xúc động.
GV: Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế lặng im. Con người đối diện với trăng là đối diện với chính mình : Như vậy hành động " lật tung cửa sổ " không chỉ đơn thuần là mở cánh cửa sổ phòng mình mà còn là mở cửa tâm hồn : Mình đối diện với tri kỷ với tình nghĩa mà bấy lâu nay mình dửng dưng . Đó hẳn là một cuộc " đối diện đàm tâm " Đối diện với chính mình của quá khứ và đối diện với mình của hiện tại 
? Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh tượng trưng cho điều gì?
 A: Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
 B: Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, thuỷ chung, không phai mờ.
 C: Thiên nhiên, vạn vật tuần hoàn.
 D: Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
? Khi tràn đầy viên mãn, đẹp, trăng còn như thế nào ? trăng im phăng phắc
Bao dung độ lượng nhưng cũng nghiêm khắc
? Tới đây, em hiểu thêm những ý nghĩa, biểu tượng nào của trăng ?
Vẻ đẹp tròn đầy viên mãn của trăng - Bao dung độ lượng nhưng cũng nghiêm khắc
GV:Giá như trăng cất lời trách móc hay ẩn mình sau đám mây, có lẽ lòng kẻ vô tình đỡ day dứt, ân hận.Nhưng không, trăng vẫn lặng lẽ toả sáng, cống hiến khiến cho ta "giật mình "
? Em hiểu như thế nào về cái " giật mình " này ?
Đây không phải là cái giật mình như một phản xạ mà là cái giật mình của lương tâm 
? Những gì đã diễn ra trong con người qua cái giật mình này ?
+ Giật mình để nhớ lại .
+ Giật mình để tự vấn lương tâm .
+ Giật mình để hoàn thiện mình
à Trăng giúp con người hướng thiện
? Qua đây Nguyễn Duy muốn gửi tới chúng ta điều gì ?
Hãy biết trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và những z truyền thống tốt đẹp
-Lãng quên quá khứ là phản bội lại chính mình
+ GV nhận xét à Chốt lại đó chính là nội dung của văn bản 
Có người sẽ hỏi: Nếu không mất điện thì liệu nhà thơ có giật mình thức tỉnh ? Song thật không phải với Nguyễn Duy khi cứ nghĩ như vậy ... mà hãy tôn trọng cảm xúc của Nguyễn Duy : Ai cũng có lúc vô tình quên đi những gì tốt đẹp của ngày xưa . Nếu không có sự thức tỉnh, không có nhừng lần giật mình nhìn lại của lương tâm thì biết đâu chúng ta đang đánh mất chính mình, đánh mất những điều quý giá ... Sau cái giật mình con người sẽ hướng thiện, sống tốt đẹp hơn
@ Hoạt động 3 : Tổng kết
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật bài thơ? Từ nội dung, em hãy phát biểu ý kiến của em về chủ đề bài thơ? Theo em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt nam ta?
GV khái quát nội dung mục ghi nhớ sgk/157
@ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập
? So sánh hình ánh trăng trong hai bài thơ “Đồng chí’ và “Ánh trăng”?
I.Tìm hiểu chung
 1.Tác giả : 
- Nguyễn Duy (1948), quê Thanh Hóa.
à Nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
2.Tác phẩm:
- Thể thơ : 5 chữ
- Bài thơ được sáng tác năm 1978 tại thành phố HCM.
- PTBĐ: Tự sự + BC
- Bố cục: 3 phần
II. Đọc- hiểu văn bản
1.Vầng trăng quá khứ:
 - Nhân hóa, điệp ngữ.
- Vầng trăng là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi thơ và thời chiến tranh.
2.Vầng trăng hiện tại:
- So sánh, đối lập.
- Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ dàng quên đi những giá trị trong quá khứ, lãng quên đi vầng trăng.
Vội bật tung cửa sổ
 Đột ngột vầng trăng tròn
3.Suy tư của tác giả
- Từ láy, so sánh, điệp ngữ
- Nhớ về quá khứ và tự trách móc mình, tự nhắc nhở mình phải thay đổi cách sống để hướng tới sự hoàn thiện hơn.
.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật: - Kết cấu như một câu chuyện có sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình 
- Giọng tâm tình, nhịp điệu trầm lắng thiết tha, nhắc nhỡ,.
- Hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa 
2.Nội dung: Bài thơ như lời nhắc nhở con người niềm tin yêu về đạo lí sống thủy chung, tình nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”
 IV. Luyện tập
Hoặc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng " Khúc hát ru..." 
- Bài thơ giúp em hiểu gì về tình cảm của bà mẹ Tà ôi?
3. Bài mới: Cho HS xem chân dung nhà thơ Nguyễn Duy và giới thiệu:
Nguyễn Duy- tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Từng trãi qua thử thách, hi sinh, gian khổ, từng sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. Đến năm 1978, khoảng 3 năm sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, được sống trong hoà bình giữa những tiện nghi hiện đại, N.Duy đã phải “giật mình” nhớ đến những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ Anh Trăng ra đời vừa là tiếng lòng của N.Duy vừa là lời nhắc nhở chúng ta , về cách sống. 
* H Đ 1: Hướng dẫn đọc, chú thích văn bản:
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung.
+ 3-khổ thơ đầu: Giọng kể.
+ Khổ thơ 4: Giọng đột ngột.
+ Khổ thơ 5; 6: Giọng thiết tha.
- Gv đọc mẫu và gọi HS đọc tiếp.
- GV yêu cầu HS giải thích một số từ khó: tri kỉ, người dưng, buyn- đinh
- Giới thiệu nét chính về tác giả, tác phẩm. 
* HĐ 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- Trong nội dung bài thơ có vầng trăng và con người nghĩ về vầng trăng, theo em, nội dung nào là chủ yếu?
- Hỏi: Quan sát hình thức diễn đạt của bài thơ Ánh trăng, cho biết văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Hỏi: Cho biết cách tổ chức lời thơ trong bài thơ? Với cách tổ chức này tạo thuận lợi gì cho người đọc?
- Hỏi: Nếu chia bài thơ Anh trăng thành ba nội dung cảm nghĩ:
 + Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
 + Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
 + Suy tư của tác giả.
Thì em sẽ tách các khổ thơ tương ứng như thế nào? ( HS xem bảng phụ)
- Hỏi: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ, vầng trăng tri kỉ ở những thời điểm nào của cuộc đời anh?
- Hỏi: Vầng trăng thành tri kỉ là vầng trăng thế nào?
- Hỏi: vì sao khi đó trăng đã thành tri kỉ của con người?
- Hỏi: Thuở ấy, với con người, trăng là vầng trăng tình nghĩa. Theo em, vì sao khi đó con người có tình nghĩa với trăng?
- Hỏi: Vì sao khi đó con người cảm thấy trăng có tình nghĩa với mình?
- Hỏi: Vầng trăng ấy giờ đây đã là quá khứ kỉ niệm của con người. Nhưng đó là một quá khứ như thế nào để con người ngỡ không bao giờ quên.
- HS đọc 2 khổ thơ tiếp
- Hỏi: Sau tuổi thơ và chiến tranh là cụôc sống ở các 

File đính kèm:

  • docThạnh Nguyễn (Ngữ văn 9 - Tuần 12 cktkn).doc