Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

I.Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội.

- Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình,. -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng cóđóng góp đáng kể.

- Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm tòi, đổimới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.

- Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tácnổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng(thơ), Vỡ bờ( tiểu thuyết)

- Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM vềvăn học – nghệ thuật

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

- Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạnđầu cuộc k/c chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ vớiphương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng.

- Văn bản trích trong bài tiểu luận cùng tên.

- Tác phẩm in trong tập “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm1956.

b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9.
Năm học: 2019-2020
A. VĂN BẢN
* Bàn về đọc sách
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
- Văn bản là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Tác phẩm được in trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của sách và phương pháp đọc sách.
- Hệ thống luận điểm: 3 luận điểm.
+ Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Luận điểm 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
+ Luận điểm 3::Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
a, Tầm quan trọng:
- Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại.
- Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.
- Những cuốn sách có giá trị được coi là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
b, Ý nghĩa:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức cho bản thân.
- Coi thường không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, lạc hậu, làm cho xã hội thụt lùi.
- “Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức”
- Mỗi cuốn sách đã tích tụ kinh nghiệm và tư tưởng của cha ông hàng nghìn năm để lại. Đọc sách, lắng nghe và làm theo những lời dạy đó,rút kinh nghiệm và tiếp nối con đường của thế hệ trước là cách đền ơn đáp nghĩa đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
a, Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống:
- Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại.
- Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.
b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích:
- Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đã có so sánh rất đặc biệt – so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.
3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.
a, Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
- Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân.
- Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.
- Chọn sách nên hướng vào hai loại:
+ Kiến thức phổ thông
+ Kiến thức chuyên sâu.
b, Phương pháp đọc sách:
- Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng.
- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy vàkiên định mục đích.
- Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.
- Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.
- Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.
* Tiếng nói của văn nghệ
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình,.. -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng cóđóng góp đáng kể.
- Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm  tòi, đổimới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.
- Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tácnổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng(thơ), Vỡ bờ( tiểu thuyết)
- Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM vềvăn học – nghệ thuật
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạnđầu cuộc k/c chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ vớiphương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng.
- Văn bản trích trong bài tiểu luận cùng tên.
- Tác phẩm in trong tập “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm1956.
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
c. Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đờisống.
d. Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ.
+ Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối vớiđời sống con người.
+ Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ.
( Cũng có thể gộp luận điểm 2 và 3 thành một luận điểm: Sứcmạnh kì diệu của văn nghệ).
II – Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ:
- Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ.
- Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ khôngchỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan củangười sáng tác – qua lăng kính của tác giả.
- Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫnchứng:
+ Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động củaNguyễn Du trước cảnh mùa xuân -> đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ
+ Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọcbâng khuâng, thương cảm.
- Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của cáckhoa học xã hội khác là ở chỗ: các khoa học này miêu tả tự nhiên xã hội theoquy luật khách quan, còn văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tìnhcảm, số phận con người, miêu tả thế giới nội tâm của con người.
2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người:
- Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảmthấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn:
+ Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.
+ Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộcsống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bênngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi.
+ Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằngngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biếtrung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.
3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ:
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
- Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồncon người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vuitrong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội.
- Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo ...
TIẾNG VIỆT.
I. ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU
* Lý thuyết:
1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
VD: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD:
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
- Vâng, mời bác và cô lên chơi
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
* Luyện tập
Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau:
a) Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh)
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
c, Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa (Bếp lửa - Bằng Việt)
Gợi ý:
a) Thành phần tình thái: hình như
b) Thành phần phụ chú: những người con ở xa
c) Thành phần cảm thán: Ôi
Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
a, Thành phần tình thái: có lẽ
b, Thành phần cảm thán: Chao ôi
c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ
Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường
(Nam Cao)
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như
có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
* Gợi ý:
- Thành phần phụ chú: a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi
b) bạn thân của tôi
- Thành phần khởi ngữ: c) còn tôi,
II. Khởi ngữ
1. Khởi ngữ là gì?
* Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
* Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,....
(Trích Định nghĩa Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8)
* Công dụng của khởi ngữ trong câu
Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.
Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.
2. Ví dụ về khởi ngữ
– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.
III. Tập làm văn
* Lý thuyết
1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo).
- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông).
- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo Rút ra vấn đề nghị luận).
2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng yêu thương con người, khoan dung).
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá).
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đọc kỹ đề
- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng :
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp 
3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
* Luyện tập:
Đề 1: Xả rác bừa bãi nơi công cộng là hiện tượng phổ biến hiện nay trên đất nước ta. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
Đề 2: Suy nghĩ của em về bạo hành trong gia đình và xã hội hiện nay.
* Gợi ý: Đề 1
1. Mở bài: 
Trực tiếp hoặc gián tiếp nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận
2. Thân bài: 
- Phân tích các biểu hiện của thực trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng như: Công viên, hồ, sông ngòi, nơi công sở, trường học, khu công ngiệp, chế biến
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến biểu hiện vứt rác bừa bãi :
+Thói quen xấu: bạ đâu vứt đấy.
+ Ý thức kém: trong giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan.
- Phân tích tác hại của việc vứt rác bừa bãi:
+ Làm mất mỹ quan đường phố, nơi công cộng.
+ Làm ô nhiễm môi trường.
+ Ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.
- Một số biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng trên. 
+ Tuyên truyền về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường sống trong lành.
+ Tìm ra biện pháp xử lí rác thải, phân loại rác, không nhập rác thải công nghiệp từ nước ngoài về ở các cảng biển
+ Phê phán những người chưa có ý thức
3. Kết bài: 
- Giải pháp khắc phục.
- Rút ra bài học cho bản thân.

File đính kèm:

  • docDE CUONG VAN 9_12770777.doc