Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91+92: Chương trình địa phương - Chiều Lào Cai - Năm học 2014-2015

H: Việc tác giả cảm xúc tr¬ước núi non, bầu trời dòng sông có giá trị như¬ thế nào trong việc thể hiện ý thơ ?

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

- GV nhận xét-> kết luận.

H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai khổ thơ đầu? Qua đó cho thấy khung cảnh quê hương Lào Cai hiện lên như thế nào?

 GV giảng - bình:

Với nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả, Lào Cai hiện lên thật mênh mông hung vĩ, khoáng đạt, đầy sức sống. Không gian được mở ra theo chiều cao của bầu trời, với mây chiều rực lên như đốm lửa, như tụ hội tất cả sức sống của một ngày nắng đẹp. Chiều rộng của không gian mênh mông khi bóng chiều như cháy lên tất cả mọi vật, những dãy núi trập trùng gối lên nhau như làn sóng không dứt; hay thấy hơn chút nữa là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa tựa như dải lụa mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91+92: Chương trình địa phương - Chiều Lào Cai - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2015
Ngày giảng: 9A
 9B
 Ngữ văn. Tiết 91
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 Văn bản: Chiều Lào Cai
 Lò Ngân Sủn
I. Mục tiêu 
* Mức độ cần đạt
- Biết về tác giả văn học địa phương và các tác phẩm văn học về địa phương từ sau năm 1975. Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. 
- Học sinh có ý thức đúng đắn và tự hào về truyền thống văn học ở địa phương mình 
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng .
1. Kiến thức
- Sự hiểu biết về nhà thơ Lò Ngân Sủn
- Sự hiểu biết về tác phẩm Chiều Lào Cai
- Những biển chuyển về văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm, tuyển chon tài liệu văn thơ về địa phương. 
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu Ngữ văn Lào Cai
2. Học sinh: 
IV. Phương pháp, thảo luận
- Vấn đáp, giảng- bình, kĩ thuật trình bày 1 phút, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp 
1. Ổn định tổ chức (1p)
 2. Kiểm tra 
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
 Hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau đi tìm hiểu một số tác phẩm văn thơ và một số tác giả của địa phương qua văn bản: Chiều Lào Cai của tác giả Lò Ngân Sủn
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích
* Mục tiêu: HS biết cách đọc to , rõ ràng, diễn cảm, tha thiết thể hiện niềm tự hào, ngợi ca. Nắm được một vài nét về tác giả Lò Ngân Sủn và văn bản Chiều Lào Cai.
- GV hướng dẫn cách đọc: To, rõ ràng, diễn cảm, tha thiết thể hiện niềm tự hào, ngợi ca..
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc tiếp.
- GV nhận xét-> uốn nắn.
H: Em biết gì về nhà thơ Lò Ngân Sủn?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Bài thơ ra đời vào thời gian nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Em hiểu 27 sắc hoa là như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục.
* Mục tiêu: HS nắm được bố cục 3 phần và nội dung chính 3 phần của văn bản.
H: Căn cứ vào mạch cảm xúc của bài thơ, em có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn?
- HS thảo luận nhóm 2(4p)
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV định hướng
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
* Mục tiêu: HS nắm được khái quát toàn cảnh quê hương Lào cai. Hình ảnh Lào Cai thành phố trẻ, và cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quê hương.
- GV gọi học sinh đọc hai khổ thơ đầu
H: Tác giả có cái nhìn khái quát về quê hương Lào Cai qua thời điểm không gian và thời gian như thế nào ?.
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
 GV giảng:
 Trong khoảnh khắc của một buổi chiều, nhà thơ đã cảm xúc trước cảnh vật quê hương, đặc biệt là cảm xúc về bầu trời, về núi non, dòng sông yêu dấu
H: Nhà thơ đã cảm nhận và miêu tả về những sự vật ấy như thế nào ?.
- HS hoạt động cá nhân trả lời..
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Việc tác giả cảm xúc trước núi non, bầu trời dòng sông có giá trị như thế nào trong việc thể hiện ý thơ ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời..
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai khổ thơ đầu? Qua đó cho thấy khung cảnh quê hương Lào Cai hiện lên như thế nào?
 GV giảng - bình: 
Với nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả, Lào Cai hiện lên thật mênh mông hung vĩ, khoáng đạt, đầy sức sống. Không gian được mở ra theo chiều cao của bầu trời, với mây chiều rực lên như đốm lửa, như tụ hội tất cả sức sống của một ngày nắng đẹp. Chiều rộng của không gian mênh mông khi bóng chiều như cháy lên tất cả mọi vật, những dãy núi trập trùng gối lên nhau như làn sóng không dứt; hay thấy hơn chút nữa là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa tựa như dải lụa mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.
1p
10p
8p
20p
1. Tác giả 
Lò Ngân Sủn sinh ngày 26/4/1945, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Là một trong những tác giả có những sáng tác có giá trị nhất về quê hương Lào cai.
2. Tác phẩm: 
Bài thơ sáng tác năm 1995, in trong tập thơ Chợ tình . Bài thơ đã được phổ nhạc.
II. Bố cục: 3 đoạn
+ 2 khổ đầu: Toàn cảnh quê hương Lào Cai.
+ 3 khổ thơ tiếp: Lào Cai thành phố cổ.
+ 5 khổ thơ cuối: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quê hương.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Khái quát toàn cảnh quê hương Lào Cai.
 Chiều ngả vào mênh mông.
 ...
 Nhuộm màu lá cây xanh.
- Thời gian: buổi chiều.
- Không gian: mênh mông núi, dòng sông.
+ Trời chiều mênh mông, mây như đốm lửa rực cháy.
+ Núi chập trùng như làn sóng.
+ Dòng sông như dòng lụa.
- Hình ảnh núi non, bầu trời, dòng sông là nguồn cảm xúc dạt dào của tác giả khi viết về Lào Cai.
-> Bằng ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Nghệ thuật so sánh, nhân hoá đặc sắc.Cho thấy khung cảnh mênh mông rộng lớn, vừa hùng vĩ, khoáng đạt đầy sức sống.
4, Củng cố (3p)
H: Nêu Khái quát toàn cảnh quê hương Lào Cai?
 GV hệ thống kiến thức của bài
5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Về nhà học bài và nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị nội dung tiếp theo của văn bản “Chiều Lào Cai”
+ Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản 
Ngày soạn: 03/01/2015
Ngày giảng: 9A
 9B
 Ngữ văn. Tiết 92
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 Văn bản: Chiều Lào Cai
 Lò Ngân Sủn
I. Mục tiêu 
* Mức độ cần đạt
Như tiết 91
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng .
1. Kiến thức
- Sự hiểu biết về tác phẩm Chiều Lào Cai
- Những biển chuyển về văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm, tuyển chon tài liệu văn thơ về địa phương. 
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu Ngữ văn Lào Cai
2. Học sinh: 
IV. Phương pháp, thảo luận
- Vấn đáp, giảng- bình, kĩ thuật trình bày 1 phút, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp 
1. Ổn định tổ chức (1p)
 2. Kiểm tra đầu giờ (5p) 
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai khổ thơ đầu? Qua đó cho thấy khung cảnh quê hương Lào Cai hiện lên như thế nào?
-> Bằng ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Nghệ thuật so sánh, nhân hoá đặc sắc.Cho thấy khung cảnh mênh mông rộng lớn, vừa hùng vĩ, khoáng đạt đầy sức sống.
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
	Hoạt động 1. Khởi động 
	Tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và thấy được vài nét về tác giả Lò Ngân Sủn và nét khái quát toàn cảnh quê hương Lào Cai qua phần đầu văn bản Chiều Lào Cai tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp để nắm rõ hơn về văn bản
 Hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
* Mục tiêu: HS nắm được khái quát toàn cảnh quê hương Lào cai. Hình ảnh Lào Cai thành phố trẻ, và cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quê hương.
- HS đọc 3 khổ thơ tiếp theo
H: Tác giả nhìn quê hương Lào Cai ở góc độ nào? Cái nhìn này có giá trị gì để góp phần thể hiện rõ cảm hứng của bài thơ ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời..
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì, tác dụng ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời..
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Em hãy hình dung ra bức tranh thiên nhiên, cuộc sống qua sự cảm nhận của nhà thơ ở 5 khổ thơ tiếp theo ? Theo em cách cảm nhận ấy có gì độc đáo, sáng tạo ?
- HS thảo luận nhóm 2(4p)
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV định hướng
- HS đọc 3 khổ thơ cuối.
H: Cuộc sống sinh hoạt của người dân Lào cai hiện lên như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ ? Qua đó cho thấy cảm xúc của tác giả về Lào cai như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời..
- GV nhận xét-> kết luận.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ.
H: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của quê hương Lào Cai ?( Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Cho hs trình bày ghi nhớ.
28p
5p
III. Tìm hiểu văn bản ( Tiếp)
1. Khái quát toàn cảnh quê hương Lào Cai.
2. Lào Cai thành phố trẻ.
+ Cảnh rừng nguy nga.
+ Tên phố thâm trầm hùng vĩ, xa xôi, tĩnh mịch ( tiếng chim chiều).
+ Cộng đồng dân tộc 27 sắc hoa.
- Tác giả thật sự xúc động trước vẻ đẹp thâm trầm hùng vĩ của Lào Cai.
- So sánh ngầm - > Cảnh phố hiện lên nguy nga, lộng lẫy, tráng lệ.
- Lào cai có vẻ đẹp lịch sử, văn hoá.
- > Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống với những nét đẹp truyền thống và hiện đại của quê hương Lào Cai.
3. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quê.
+ Ngựa hí đồn biên ải.
+ Mùa gái trai.
+ Mùa cây trái.
+ Phiên chợ.
- Giọng thơ dồn dập, dạt dào cảm xúc thể sự yêu mến quê hương Lào Cai.
- Cuộc sống mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc.
=> Chiều Lào Cai huyền ảo, mộng mơ, bốc lửa, tràn đầy sức sống tươi trẻ, hiện đại.
V. Ghi nhớ
4, Củng cố (3p)
H: Nêu nội dung chính của văn bản: Chiều Lào Cai ?
GV hệ thống kiến thức của bài
5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Về nhà học bài và nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị nội dung: Bàn về đọc sách 
+ Tìm hiểu về tác giả: 
+ Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản 

File đính kèm:

  • doctiet 91,92 chieu lao cai.doc
Giáo án liên quan