Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

- Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào ?Tại sao vầng trăng vốn tình nghĩa, thuỷ chung nay lại thành người dưng qua đường?

Hs : Thời chiến tranh ở rừng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Vậy mà từ hồi về thành phố quen sống với những tiện nghi hiện đại đã quên mất cái vầng trăng của thuở nào.

- Thế nào là người dưng?

- Do đâu lại có sự thay đổi đó?

GV : Hoàn cảnh sống thay đổi nên lòng người cũng thay đổi theo. Cho nên trăng đi qua ngõ, qua phố nhưng tác giả không hề hay biết và cũng không hề để ý.Con người khi thay đổi hoàn cảnh sống rất dễ quên thời quá khứ của mình, người ta dễ dàng phản bội lại chính mình. Đó cũng là quy luật của cuộc sống và họ xem chuyện ấy là chuyện bình thường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12500 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : …./11/2013 Tiết 58
Lớp dạy : 9A4
Tuần : 12 ÁNH TRĂNG
 ( Nguyễn Duy)
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức :
 - Kỉ nhiệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
* KNS : 
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tự nhận thức đối với một tác phẩm thơ hiện đại.
- Kĩ năng suy nghĩ, phê phán về một vấn đề.
3. Thái độ : Cảm nhận lời nhắn gửi của nhà thơ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
III/ CHUẨN BỊ :
- GV: SGV, SGK 
- HS: Đọc trước văn bản và soạn bài .
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Kiểm tra bài cũ :
1/ Đọc diễn cảm bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ?
2/ Vì sao tác giả viết “ Con mơ cho mẹ ... mà không viết mẹ mơ cho con ... Cách viết của tác giả như vậy nhằm mục đích gì ? Tại sao ?
2/ Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm , bố cục 
- HS đọc bài thơ. GV đọc 1 lần.
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ ?
 + Thuộc nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
 + Phong cách thơ Nguyễn Duy : giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
 + Nguyễn Duy cũng như thế hệ của ông đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh của nhân dân, đồng đội, từng gắn bó với thiên nhiên, núi rừng. Nhưng khi sống giữa hòa bình không phải ai cũng nhớ những gian nan, kỷ niệm nghĩa tình đó. Bài thơ là một lần “giật mình” trước các điều vô tình dễ có ấy. ND viết 1978 tại TP Hồ Chí Minh.
- Bài thơ có bố cục ntn ?Em có nhận xét gì về giọng thơ ở mỗi phần ?
HS : bài thơ có bố cục 3 phần. Mỗi phần có sự thay đổi giọng thơ.
Hs phát hiện 
- Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ ?
 - Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, dòng cảm xúc trữ tình cũng theo tự sự mà bộc lộ. Thời gian quá khứ đã có những biến đổi : Hồi nhỏ, thời chiến tranh, sống giữa thiên nhiên tưởng như không bao giờ quên “ vầng trăng tình nghĩa” vậy mà từ hồi về thành phố quen sống với những tiện nghi hiện đại , vầng trăng xưa giờ đây như người dưng qua đường....
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu hai khổ thơ đầu 
Hs : đọc hai khổ thơ đầu
- Tác giả hồi tưởng vầng trong quá khứ ở những thời điểm nào ? Tình cảm giữa vầng trăng và người lúc đó ra sao /
Hs : thảo luận
- Thế nào là tri kỉ?
GV: liên hệ bài thơ đ/c của Chính Hữu.
HS: đọc 3 khổ thơ tiếp theo
- Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào ?Tại sao vầng trăng vốn tình nghĩa, thuỷ chung nay lại thành người dưng qua đường?
Hs : Thời chiến tranh ở rừng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Vậy mà từ hồi về thành phố quen sống với những tiện nghi hiện đại đã quên mất cái vầng trăng của thuở nào...
- Thế nào là người dưng?
- Do đâu lại có sự thay đổi đó?
GV : Hoàn cảnh sống thay đổi nên lòng người cũng thay đổi theo. Cho nên trăng đi qua ngõ, qua phố nhưng tác giả không hề hay biết và cũng không hề để ý...Con người khi thay đổi hoàn cảnh sống rất dễ quên thời quá khứ của mình, người ta dễ dàng phản bội lại chính mình. Đó cũng là quy luật của cuộc sống và họ xem chuyện ấy là chuyện bình thường.
- HS đọc khổ thơ 4
- Nhưng một tình huống đột ngột xảy ra làm cho nhân vật trữ tình phải bối rối ?
 + Mất điện, phòng tối, mở cửa, vầng trăng tròn -> tình huống bất ngờ, đột ngột vầng trăng làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc.
GV : trăng xuất hiện đột ngột có ý nghĩa gì ? chú ý các từ ngữ : thình lình, vội, đột ngột
Gv : Khi đối diện với vầng trăng con người cảm nhận điều gì ?
HS : Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Cảm xúc của nhà thơ ?
 + Người và trăng đối diện với nhau, khoảnh khắc đó khiến người “rưng rưng” cảm xúc, những kỷ niệm được sống dậy.
 + Vầng trăng ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, quê hương đất nước. 
GV: Trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên bình dị, hiền hòa mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ, nghĩa tình.
HS : đọc khổ thơ cuối ..
- Ánh trăng im phăng phắt gợi suy nghĩ gì ?
 - Cảm xúc tác giả đựơc thể hiện bằng hình ảnh nào?
- Tại sao sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng khiến tác giả giật mình?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết
Hs : Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
HS : trả lời – đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
HOẠT ĐỘNG 4 : Tổng kết
GV : cho hs đọc lại ghi nhớ. 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ
- Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên, thiên nhiên là người bạn gắn bó với con người ; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng. 
I- Tìm hiểu chung :
1-Tác giả :
 Nguyễn Duy tên khai Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 quê ở Thanh Hóa. Ông gia nhập quân đội năm 1966, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975 ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977 đại diện báo Văn nghệ tại Thành phố HCM.
 Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972-1973
2- Hoàn cảnh sáng tác : 
Bài thơ Ánh trăng được sáng tác năm 1978 tại Thành phố HCM ba năm sau ngày giải phóng miền Nam. 
- Phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp với biểu cảm
3- Bố cục : 3 phần
* Nhận xét về bố cục bài thơ .
- Như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, dòng cảm xúc trữ tình cũng men theo tự sự mà bộc lộ.
II- Đọc - hiểu văn bản :
1 Vầng trăng trong hoài niệm 
(hai khổ thơ đầu)
- Hồi nhỏ : sống với đồng, sông , bể
à Gắn bó, gần gũi với thiên nhiên
- Hồi chiến tranh ở rừng 
à Trăng là người bạn tri kỉ, tình nghĩa.
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ 
-> Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị
Ngỡ không bao giờ quên -> tình cảm gắn bó thủy chung
.=> Cuộc sống hồn nhiên, con người gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
2- Vầng trăng trong hiện tại :
 ( Ba khổ tt)
- Trong cuộc sống hiện tại: khi về thành phố.
Ở phòng buyn – đinh -> cuộc sống hiện đại tiện nghi, 
 Vầng trăng đi qua ngõ
 Như người dưng qua đường.
+ trăng: như người dưng bị lãng quên.
=> Tác giả lãng quên vầng trăng quá khứ-> Tình cảm thay đổi vì hoàn cảnh sống thay đổi.
Khổ 4 : Thình lình đèn điện tắt – Tình huống đặc biệt
+ Đèn tắt => Trăng vẫn tròn
+ phòng tối om
 - Trăng vẫn tròn, đầy nguyên vẹn, thủy chung cho dù con người có quay lưng với quá khứ.
* Sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của trăng thức tỉnh bao kỉ niệm năm tháng gian lao.
- “rưng rưng” -> cảm xúc dâng trào, thiết tha : Đồng, sông, bể -> thiên nhiên bình dị , gần gũi hiện về. 
* Ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng :
- Trăng còn biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
2. Sự thức tỉnh của tác giả: (khổ thơ cuối)
- “.Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
Trăng vẫn thủy chung, nghĩa tình, khoan dung và
 cao thượng
Trăng im phăng phắt -> nghiêm khắc nhắc nhở, thái độ sống nghĩa tình, thủy chung, con người đừng vội quên quá khứ.
III. Tổng kết 
- Ghi nhớ ( SGK)
- Bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị.
* Đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
3/ Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc lòng bài thơ Ánh trăng.
- Soạn bài Tổng kết về từ vựng ( Sgk tr 158, 159 )
+ Nhóm 1 ghi bảng phụ câu 2
+ Nhóm 2 ghi bảng phụ câu 3
+ Nhóm 3 ghi bảng phụ câu 4
+ Nhóm 4 ghi bảng phụ câu 5.
 Các nhóm chuẩn bị bảng phụ để tiện phân tích các bài tập.
---------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 58 Anh trang Nguyen Duy.doc
Giáo án liên quan