Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29: Thuật ngữ

1. Ví dụ mục I.2

Không còn nghĩa nào khác chỉ có 1 nghĩa như SGK đã giải thích.

2. VD2/88

- Muối ở VD b ; chỉ tình cảm sâu đậm của con người – nó là 1 ẩn dụ.

- Muối ở VD a không có sắc thái biểu cảm, không gợi lên ý nghĩa bóng bẩy – Từ muối VD (a) là thuật ngữ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10472 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29: Thuật ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 29
THUẬT NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3. Thái độ: GD ý thức sử dụng chính xác các thuật ngữ trong giao tiếp khoa học 
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Tài liệu tham khảo: - Từ điển Tiếng Việt
2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
Nêu các cách phát triển của từ vựng, tìm 5 từ mới xuất hiện và giải thích nghĩa?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng với con người, thuật ngữ đã trở thành những từ ngữ phổ biến trong giao tiếp hằng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ 
- Mục tiêu: Khái niệm thuật ngữ và một số ví dụ cụ thể.
- Phương pháp: Giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu
- Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? So sánh 2 cách giải thích về nghĩa của từ “nước”và từ “muối”xem cách giải thích nào thông dụng ai cũng có thể hiểu được.
 HS: Phát biểu:
? Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chứng minh về hoá học mới hiểu được.
 HS: Phát biểu:
? Đọc những định nghĩa trên bảng phụ và trả lời em đã đọc định nghĩa này ở bộ môn nào.
 HS: Phát biểu:
?Những từ ngữ in đậm chủ yếu được dùng trong VB nào.
 HS: Phát hiện:
? Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường dùng trong VB khoa học công nghệ như thế gọi là thuật ngữ?Vậy em hiểu thuật ngữ là gì.
 HS: Trao đổi, phát biểu: 
Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học cộng nghệ.
Lấy VD về một số thuật ngữ mà em thường gặp
Côn trùng, bác học, kỹ sư
I. Thuật ngữ là gì?
1- So sánh các cách giải thích về nghĩa của từ
a, Cách thứ nhất: Nêu những dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết
b,Cách thứ hai: Nêu những tính chất bên trong của kết quả nghiên cứu khoa học.
 Cách thứ 2 sẽ không hiểu nếu thiếu kiến thức về hoá học.
2- Các định nghĩa
- Thạch nhũ – môn địa lí
- Ba dơ - môn hoá học.
- ẩn dụ – môn ngữ văn
- Phân số thập phân – toán học
 VBKH, công nghệ
* Ghi nhớ: sgk/ 88
* Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ 
- Mục tiêu: Đặc điểm thuật ngữ và một số ví dụ cụ thể.
- Phương pháp: Giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.
- Thời gian: 10p
 HS: Đọc ví dụ SGK.
? Các thuật ngữ: thạch nhũ, ba dơ, ẩn dụ, phân số thập phân có còn nghĩa nào khác không.
 HS: Thảo luận:
? Trong VD2 a, b cho biết VD nào từ “muối” có sắc thái biểu cảm.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
? Qua VD em rút ra kết luận gì.
 HS: Rút ra kết luận 2
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lạimỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 Đọc ghi nhớ SGK
II. Đặc điểm của thuật ngữ
 1. Ví dụ mục I.2
Không còn nghĩa nào khác chỉ có 1 nghĩa như SGK đã giải thích.
2. VD2/88
- Muối ở VD b ; chỉ tình cảm sâu đậm của con người – nó là 1 ẩn dụ.
- Muối ở VD a không có sắc thái biểu cảm, không gợi lên ý nghĩa bóng bẩy – Từ muối VD (a) là thuật ngữ.
* Ghi nhớ 2/89
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt nghĩa của thuật ngữ và nghĩa của từ ngữ thông thường
Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 15p’
- GV gọi 1 hs đọc BT và nêu yêu cầu BT
 Gv gọi 1 hs khá làm mẫu
gọi khoảng 5 hs trả lời 5 ý còn lại giao cho về nhà hoàn thiện
- GV hướng dẫn cả lớp cùng chữa bài.
GV hướng dẫn hs đặt câu
VD: Thức ăn gia súc hỗn hợp
Phân bón hỗn hợp
Lực lượng tham gia biểu tình là một nhóm hỗn hợp
Khi gọi là cá heo, cá voi cá sấu là cách gọi theo trực giác khi thấy chúng cúng sống ở môi trường nước
III- Luyện tập
Bài tập 1/89
- Lực (Vật lý)
- Xâm thực (Địa lý)
- Hiện tượng hóa học (Hóa học)
- Trường từ vựng (Ngữ Văn)
- Di chỉ (Lịc sử)
- Thụ phấn(Sinh học)
- Lưu lượng (Địa lý)
- Trọng lực (Vật lý)
- Khí áp (Địa lý)
- Đơn chất (Hóa học)
- Thị tộc phụ hệ (Lịch sử)
- Đường trung trực (Toán học)
 Bài tập 2/90
- “Điểm tựa”: không được dùng như một thuật ngữ vật lý, nó có ý nghĩa nơi 
gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ( thời kì chúng ta đang chống Mỹ cứu nước rất gian khổ, ác liệt)
Bài tập 3/90
a) Hỗn hợp thuật ngữ
b) Hỗn hợp là 1 từ thông thường.
Bài tập 4/90
Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước thở bằng mang, bơi bằng vây
Bài tập 5/90
Hai thuật ngữ này không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm vì chúng được dùng ở hai phạm vi khác nhau
Một dùng trong lĩnh vực kinh tế, một trong lĩnh vực quang học
4. Củng cố
Khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về lại khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVAN 9 nam 14 tiet 29.doc