Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân
( Phương pháp phát vấn)
GV nêu cách đọc:
Đọc nhẹ nhàng ( Chú ý cách ngắt nhịp phù hợp)
GV đọc mẫu - học sinh đọc.
Giải thích một số từ khó trong đoạn trích.
? Nêu vị trí của đoạn trích?
Tiết 28: CẢNH NGÀY XUÂN (Trích "Truyện Kiều") - Nguyễn Du- A. Mức độ cần đạt: - Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với tâm hồn trẻ tuổi. 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thứcđọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích đuợc các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. - Cảm nhận đuợc tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân. - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. *Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, tài liệu, SGK, máy chiếu. - Học sinh: Đọc trước bài, SGK, sách bài tập. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong đoạn trích " Chị em Thuý Kiều" có những câu thơ nào thể hiện nếp sống của hai chị em? Theo em đó là nếp sống như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Gia đình họ Vương vẫn lưu lại truyền thống, nếp sống văn minh, thanh lịch của người Việt Nam. Một trong những truyền thống tốt đẹp đó chính là những hoạt động trong tiết Thanh Minh. Tiết Thanh Minh là gì? Nó có những hoạt động nào và ý nghĩa ra sao? Tiết học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiều đoạn trích "Cảnh ngày xuân" để giải đáp những câu hỏi đó. Hoạt động 2: ( Phương pháp phát vấn) GV nêu cách đọc: Đọc nhẹ nhàng ( Chú ý cách ngắt nhịp phù hợp) GV đọc mẫu - học sinh đọc. Giải thích một số từ khó trong đoạn trích. ? Nêu vị trí của đoạn trích? ? Đoạn trích chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung của từng phần? Hoạt động 3: Phương pháp gợi mở. ? Khung cảnh ngày xuân đuợc tác giả miêu tả qua những hình ảnh thơ nào? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả cảnh ngày xuân? ? Những hình ảnh ấy gợi cho em ấn tượng gì về mùa xuân? ? Trong ngày tiết Thanh minh diễn ra những hoạt động nào? ? Em hiểu thế nào là lễ tảo mộ? ? Em có biết nguồn gốc của lễ tảo mộ xuất phát từ đâu không? ? Ở quê hương em còn phong tục này không? Em đã từng tham gia hay chưa? Trong lễ tảo mộ em và gia đình thưòng làm những gì? ? Em hãy tìm trong đoạn trích những câu thơ viết về lễ tảo mộ? ? Vậy lễ tảo mộ nói lên truyền thống gì của người Việt Nam? ? Theo em, thế nào là hội đạp thanh? Ở quê hương em còn lưu giữ lại hội đạp thanh không? Tại sao? ? Tác giả đã dùng những từ loại nào để diễn tả không khí lễ hội? ? Vậy em có cảm nhận gì về cảnh lễ hội trong đoạn này? ? Chị em Kiều trở về trong khoảng thời gian nào? ? Khi ra vể chị em Kiều gặp những cảnh gì? Cảnh đó được miêu tả qua những từ ngữ nào? ? Cảnh đó gợi cho em cảm giác gì? Cảm giác ấy có giống cảm giác về cảnh ở đoạn đầu hay không? Hoạt động 4: ? Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? ? Nêu ý nghĩa của văn bản? Hoạt động 5: So sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích- Lê chi sổ điểm hoa" với cảnh mùa xuân trong câu thơ: "Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"? I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Đọc: 2. Vị trí đoạn trích: - Từ câu 39 đến câu 56, sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều. 3. Bố cục: 3 phần: - P1 (4 câu đầu): khung cảnh ngày xuân. - P2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. - P3 (6 câu cuối): cảnh chị em Kiều du xuân trở về. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Khung cảnh ngày xuân: Cảnh Én đưa thoi so sánh đẹp, Ngày Cỏ non đảo trật trong Xuân Cành lê trắng tự từ sáng 2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: - Lễ tảo mộ Tính từ tấp nập Danh từ đông - Hội đạp thanh Động từ vui 3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về- Dòng nước Nhuốm màu từ láy tâm trạng - Cây cầu III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật 2. Nội dung ( SGK) 3. Ý nghĩa văn bản: "Cảnh ngày xuân" là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. IV. Luyện tập: 4. Củng cố: - Đọc thuộc bài thơ. 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành các bài tập còn lại. - Chuẩn bị trước bài "Thuật ngữ"
File đính kèm:
- CANH NGAY XUAN.docx