Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Dân (Có hướng dẫn chấm)

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

 Cho đoạn trích sau:

 ( ) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.

 Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ( )

(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)

1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.

2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.

3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.

Phần II: Làm văn (7 điểm)

CÂU 1: (2 điểm)

 Một người đi du lịch nhiều nơi, khi trở về đã khẳng định:

Không nơi nào đẹp bằng quê hương !

 Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

CÂU 2: ( 5 điểm)

 Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Dân (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
GV: Phạm Thị Hoa
Trường THCS Tân Dân
ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT
NĂM HỌC: 2019-2020
MÔN: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm có: 1 trang, 3 câu)
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) 
	Cho đoạn trích sau:
	() Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
	Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ()
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
CÂU 1: (2 điểm)
 Một người đi du lịch nhiều nơi, khi trở về đã khẳng định:
Không nơi nào đẹp bằng quê hương !
 Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
CÂU 2: ( 5 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
-----Hết-----
UBND HỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU 
THI TUYỂN SINH VÀO THPT
NĂM HỌC: 2019-2020
MÔN : Ngữ văn- Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm có: 3 trang, 3 câu)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (lẻ đến 0,25 điểm); sau khi lµm trßn, lÊy ®Õn 01 ch÷ sè thËp ph©n.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) 
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. (0.5 điểm)
2. Câu có lời dẫn trực tiếp : Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” () (0.25 điểm)
	Câu đặc biệt trong đoạn trích : Im ắng lạ. (0.25 điểm)
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm(1 điểm)
* Về hình thức: Viết đoạn văn đúng với yêu cầu của đề. 
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính trên 
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): 
Đề bài yêu cầu HS viết một đoạn văn không quá một trang giấy thi về chủ đề quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương...). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính sau đây: 
* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: đoạn văn nghị luận có đủ ba phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), và không quá một trang giấy thi. 
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau: 
- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu... 
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người: 
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. 
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...). 
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. 
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) 
- Bàn bạc mở rộng: 
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở. 
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc. 
- Phương hướng, liên hệ: 
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người. 
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương. 
*Mức tối đa (2.0đ): Đáp ứng tốt và rất tốt tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức đã 
nêu trên. Bài làm thể hiện dấu ấn sáng tạo riêng của cá nhân. 
*Mức chưa tối đa (1.5đ): Bài làm ở mức độ trung bình. Bố cục hợp lí, có luận điểm 
rõ ràng. Song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi về diễn đạt, lập luận, chính tả, dùng 
từ. 
*Mức không đạt (0đ): Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài. 
Câu 2 (5 điểm): 
HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương:
-  Nguyễn Dữ là  tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. 
- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút”. 
- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.
2. Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận nhân vật Vũ Nương: 
a. Là người có phẩm chất tốt đẹp:
- Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. 
- Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”). 
- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời). 
b. Là người có số phận bất hạnh: 
- Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận. 
- Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự). 
- Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa. 
3. Từ nhân vật Vũ Nương, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến: 
- Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm bật lên phẩm chất và cả sự bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen các yếu tố kỳ ảo với những yếu tố thực khiến cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực. 
- Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn. Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. 
- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo. 
*Mức tối đa (5.0 đ): Đáp ứng tốt và rất tốt tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
đã nêu trên. Bài làm thể hiện dấu ấn sáng tạo riêng của cá nhân. 
*Mức chưa tối đa (3.0 đ- 4.0 đ): Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một 
số lỗi về lập luận, diễn đạt. 
*Mức chưa tối đa (1.0 đ- 2.0 đ ): Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn 
đạt, lập luận còn yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. 
*Mức không đạt (0 đ): Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài. 

File đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc