Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 131+132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng - Minh Trí

– Hỏi: Từng VBND đã học có phải không có thể loại không? Vì sao? Ví dụ?

– Hỏi: Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Có liên quan gì đến tính thời sự? (vấn đề nóng bỏng nhưng không thể giải quyết triệt để một, hai ngày)

– Kịp thời  nhưng không nhất thời.

– Kịp thời có nghĩa lâu dài

– Hỏi: Học VBND để làm gì?

VBND là 1 bộ phận của môn ngữ văn được chọn lọc

- Có thế mạnh riêng giúp HS hòa nhập với cuộc sống, rút ngắn khỏang cách giữa nhà trường và XH.

– Hỏi: Để đạt đến các hiệu quả thiết thực đó, VBND có cần đạt đến giá trị văn chương (chọn các VB hay để học tập) không?

- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với VBND nhưng đó là một yêu cầu quan trọng vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía tính chất thời sự nóng hổi của vấn đề đặt ra. Từ đó rèn luyện kiến thức, kỹ năng có hiệu quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 131+132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAÊN HOÏC:
TOÅNG KEÁT PHAÀN VAÊN BAÛN NHAÄT DUÏNG
Tuần 28
Tiết 131, 132
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
– Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng: 
–Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
– Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Ý thức tìm hiểu về thể loại văn bản nhật dụng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.
2. Chuẩn bị của HS: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: Trên cơ sở đã có chuẩn bị ôn lại các VBND có liên quan trong toàn cấp, chúng ta có điều kiện hệ thống lại nội dung, hình thức các VB, thấy được thế mạnh riêng, giúp HS thâm nhập thực tế cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm VBND
– Gọi HS đọc phần I.
– Cho HS trao đổi về phần giới thiệu VBND.
– Gv giải thích các ý về chức năng, đề tài, tính cập nhật của VBND.
– Hỏi: VBND có phải là khái niệm thể loại không?
– Hỏi: Như vậy, đặc điểm chủ yếu của nó là gì?
– Hỏi: Từng VBND đã học có phải không có thể loại không? Vì sao? Ví dụ?
– Hỏi: Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Có liên quan gì đến tính thời sự? (vấn đề nóng bỏng nhưng không thể giải quyết triệt để một, hai ngày)
– Kịp thời à nhưng không nhất thời.
– Kịp thời àcó nghĩa lâu dài
– Hỏi: Học VBND để làm gì?
VBND là 1 bộ phận của môn ngữ văn được chọn lọc
- Có thế mạnh riêng giúp HS hòa nhập với cuộc sống, rút ngắn khỏang cách giữa nhà trường và XH.
– Hỏi: Để đạt đến các hiệu quả thiết thực đó, VBND có cần đạt đến giá trị văn chương (chọn các VB hay để học tập) không?
- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với VBND nhưng đó là một yêu cầu quan trọng vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía tính chất thời sự nóng hổi của vấn đề đặt ra. Từ đó rèn luyện kiến thức, kỹ năng có hiệu quả.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm VBND
– HS đọc
Ò HS trả lời.
Không là khái niệm thể loại,
kiểu VB.
Ò HS trả lời.
+ Chức năng
+ Đề tài
+ Tính cập nhật
Ò HS trả lời.
VBND sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu VB.
Ò HS trả lời.
Kịp thời, đáp ứng yêu cầu hàng ngày, có tính thời sự cập nhật, vừa có tính lâu dài (môi trường, dân số, tệ nạn XH, chống chiến tranh hạt nhân,)
– HS trao đổi
+ Giá trị văn chương là yêu cầu cao nhất đối với VBND
+ hoặc không là yêu cầu cao 
I. Khái niệm VBND
– Không phải là khái niệm thể loại
– Không chỉ kiểu VB
Ò Sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu bài à có giá trị văn chương
– Chỉ đề cập :
+ Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá  (Rèn kỹ năng)
+ Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, XH, thể thao, đạo đức, nếp sống  (Bồi dưỡng kiến thức)
+ Tính cập nhật: Kịp thời,đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại, hàng ngày của cộng đồng và những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, XH (hòa nhập với đời sống XH)
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu về nội dung, hình thức các VBND đã học ở lớp 6,7,8, 9
– GV kết hợp kiến thức (Phần II – Nội dung VBND và phần III – Hình thức VBND) và ghi lên bảng phần II -Tổng kết VBND đã học.
– Gọi HS đọc phần I 
– Hỏi: Qua phần I, em thấy nội dung của VBND đề cập những vấn đề gì? Tính chất của các nội dung đó?
– GV nhấn mạnh lại vai trò của tính cập nhật và đề tài trong VBND.
– Gọi HS đọc phần II 
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu về nội dung, hình thức các VBND đã học ở lớp 6,7,8, 9
– HS đọc.
Ò HS trả lời.
- Nội dung là những vấn đề XH
- Tính chất: có ý nghĩa lâu dài
- Đề tài, chủ đề VBND
– HS đọc
II. Tổng kết VBND đã học:
1. Nội dung VBND: (Tính cập nhật và đề tài)
Viết về những vấn đề XH có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có tính chất nhất thời
2. Hình thức VBND: (Tính rèn kỹ năng, có giá trị như tác phẩm văn học)
– Thể loại, kiểu bài: rất phong phú, đa dạng
– Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt
– Hỏi: Qua phần II, em thấy VBND trình bày dưới những hình thức nào?
– GV nhấn mạnh lại vai trò của việc rèn kỹ năng và giá trị văn học của VBND.
– GV treo bảng phụ “Tổng kết VBND đã học”
– GV cho HS trao đổi ý kiến về nội dung của VBND bằng cách hệ thống hóa các đề tài, chủ đề các VB trong toàn cấp (Lớp 6,7, 8,9)
– GV nêu câu hỏi để tổng kết từng phần.
– Gv cho HS trao đổi ý kiến về hình thức của VBND bằng cách hệ thống hóa các kiểu VB và sự kết hợp của các phương thức biểu đạt.
– Gv nêu câu hỏi để tổng kết từng phần
Ò HS trả lời.
- Thể loại, kiểu bài
- Phương thức biểu đạt
– HS trao đổi, chứng minh nội dung VBND là:
+ Vấn đề được báo đài đề cập
+ Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước
+ Thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế.
– HS trao đổi:
+ VBND có nhiều kiểu VB
+ VBND kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng sức thuyết phục.
TỔNG KẾT VĂN BẢNG NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC
Lớp
Tên VB
Nội dung, ý nghĩa
PTBĐ
6
– Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
Ý nghĩa ls trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân đau thương và anh dũng của dt ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
TS+MT+BC
– Động Phong Nha
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như TNMT,để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống con người.
TM+MT
– Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Nhận thức về vấn đề quan trọng có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: để chăm lo và bảo vệ mạng sống của minh, con người phải biết bảo vệ TN và MT xung quanh.
NL+BC
7
– Cổng trường mở ra
Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ. Vai trò to lớn của nhà trường đv cuộc sống mỗi con người.
BC
– Mẹ tôi
Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Tình thương yêu, kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
TS
– Cuộc chia tay của những con búp bê
Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.
TS+MT
– Ca Huế trên sông Hương
Lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế ,củng là di sản văn hóa của dân tộc
TM+MT
8
– Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
NL+TM
– Ôn dịch thuốc lá
Tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ hạn hút thuốc lá.
TM+NL+BC
– Bài toán dân số
VB nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc và nhân loại.
NL+TS+TM
9
– Tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
VB nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
NL+TM+BC
– Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
NL+BC
– Phong cách Hồ Chí Minh
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giã gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
NL+BC
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp học VBND
– Gọi HS đọc phần nêu cách học VBND
– GV nhấn mạnh 5 yêu cầu
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp học VBND
– HS đọc.
III. Phương pháp học VBND
– Lưu ý nội dung các chú thích của VBND
– Liên hệ các vấn đề trong VBND vàđời sống XH
– Có ý kiến, quan điểm riêng trước các vấn đề đó.
– Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra trong VBND
– Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu hiện để phân tích một VBND.
Hđ4: Tổng kết. 
GV gọi HS đọc Ghi nhớ
Hđ4: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
IV. Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/96).
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Nội dung chính của các VBND đã học là gì?
2. Dặn dò: 
	– Học lại bài. Nắm vững chức năng, tính cập nhật của VBND và hệ thống VBND đã học.
– Chuẩn bị bài: “Viết bài TLV số 7”.

File đính kèm:

  • docBai 26 Tong ket phan van ban nhat dung.doc