Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 129: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Năm học 2015-2016

- Gv: gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu.

Hs: đọc và nêu yêu cầu bài tập

H: Văn bản trên nghị luận về vấn đề gì trong bài thơ ?

Hs: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết.

H*: Khi phân tích bài thơ tác giả đưa ra mấy luận điểm ? Hãy chỉ rõ đó là những tầng nghĩa nào ?

Hs: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

-> ước nguyện của tác giả làm mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời.

Hs chia sẻ

H: Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ 3 luận điểm trên ?

Hs: - Giảng, bình các hình ảnh thơ đặc sắc:

+ Dòng sông xanh;

+ Bông hoa tím biếc

+ Con chim chiền chiện

- Các từ ngữ đặc sắc: Trải dài

- Các câu thơ:

HS chia sẻ

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 129: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2016
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn: Tiết 129 - Bài 24 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
I. Mục tiêu: 
* Mức độ cần đạt:
- Biết thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên 
2. Học sinh
IV. Phương pháp, kĩ thuật: 
Thuyết trình, thảo luận nhóm ...Kĩ thuật: động não..chia nhóm..
V. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 3p): 
H: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Hãy ra một đề văn về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
HS: Nêu khái niệm về thể loại nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) .
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Khởi động : (1p)
Gv: đưa đề văn 2: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài “nói với con”của Y Phương ? Chỉ ra sự giống và khác nhau của đề 1 (phần kiểm tra bài cũ ) với đề văn trên ?
-> Đề 2: Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ). Vậy thế nào là bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. (GV lưu ý thêm HS: Trong thơ có thơ tự sự và thơ trữ tình, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thể văn nghị luận về một bài thơ trữ tình.
 Hoạt động dạy và học
TG
Nội dung 
*HĐ2: Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: HS nắm được nét chính về thể loại nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
25p
I- Tìm hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Gv: gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu.
Hs: đọc và nêu yêu cầu bài tập 
H: Văn bản trên nghị luận về vấn đề gì trong bài thơ ?
Hs: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết...
H*: Khi phân tích bài thơ tác giả đưa ra mấy luận điểm ? Hãy chỉ rõ đó là những tầng nghĩa nào ? 
Hs: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
-> ước nguyện của tác giả làm mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời.
Hs chia sẻ
H: Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ 3 luận điểm trên ?
Hs: - Giảng, bình các hình ảnh thơ đặc sắc:
+ Dòng sông xanh; 
+ Bông hoa tím biếc
+ Con chim chiền chiện
- Các từ ngữ đặc sắc: Trải dài
- Các câu thơ:
HS chia sẻ
1. Bài tập:
a, Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b, Các luận điểm:
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc tha thiết trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
* Các luận cứ:
- Giảng, bình các hình ảnh thơ đặc sắc:
+ Dòng sông xanh; 
+ Bông hoa tím biếc
+ Con chim chiền chiện
- Các từ ngữ đặc sắc: Trải dài
- Các câu thơ:
Lộc giắt đầy trên lưng
Tôi đưa tay tôi hứng
 một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
H: Việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh thơ đặc sắc, các đoạn thơ, câu thơ tiêu biểu, theo em tác giả đã đánh giá nhận xét bài thơ ở các khía cạnh nào ?
Hs: nội dung, nghệ thuật
- Dẫn đoạn thơ:
 Ta làm con chim hót
 Một nốt trầm xao xuyến.
H: Văn bản có bố cục mấy phần ? chỉ rõ các phần MB, TB, KB ?
Hs: + MB: Từ đầu –> Trân trọng
+ TB: Tiếp -> hình ảnh ấy của mùa xuân
+ KB: Còn lại
H: Nhận xét về bố cục của văn bản ?
Hs: Bố cục cân đối ..
H: Lời văn và thái độ tình cảm của 
người viết như thế nào khi trình bày những nhận xét đánh giá của mình ?
Hs: Lời văn gợi cảm, rung động và nghệ thuật của bài thơ qua các luận điểm, luận cứ. 
- Bố cục 3 phần cân đối hợp lý... 
Hs chia sẻ
c, Bố cục: 3 phần:
+ MB: Từ đầu –> Trân trọng: Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, khái quát cảm xúc của bài thơ.
+ TB: Tiếp -> hình ảnh ấy của mùa xuân : Trình bày những nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật qua các luận điểm, luận cứ.
+ KB: Còn lại: Khái quát giá trị và ý nghĩa , tác dụng của bài thơ.
-> Bố cục cân đối, hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần trong văn bản về ý và diễn đạt.
d, Cách diễn đạt: 
- Lời văn gợi cảm, rung động và nghệ thuật của bài thơ qua các luận điểm, luận cứ. 
- Bố cục 3 phần cân đối hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ.
- Lời văn trong sáng cảm xúc chân thành. 
=> Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Gv: yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
Hs: đọc ghi nhớ, sgk (78)
- GV khắc sâu ghi nhớ.
HS khuyết tật: Đọc phần ghi nhớ
GV uốn nắn
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập:
-Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học để làm được các bài tập ở phần luyện tập.
GV gọi HS đọc bài tập – nêu yêu cầu bài tập.
Hs: hoạt động nhóm bàn 5p, giải quyết yêu cầu của bài tập 
HS hoạt động cá nhân trong 1p suy nghĩ giải quyết bài tập
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Nhóm khác chia sẻ
Người điều hành kết luận
 Gv: nhận xét, kết luận.
2- Ghi nhớ:
(SGK-78)
II- Luyện tập:
1. Bài tập 1: Có thể thêm các luận điểm:
 Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình của bài thơ: Trong thơ ca ngôn ngữ có sức mạnh riêng. Chỉ có mười tiếng trong hai câu thơ mà thi nhân đã diễn đạt ý niệm của mình thật cô đúc và giàu ấn tượng. Tác giả đã sử dụng phép lặp “dù là” (dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc) như  một lời hứa, một lời tuyên ngôn và quan niệm của lẽ sống. Sống phải dâng hiến, phải hi sinh cho sự nghiệp cao cả.
10p
4. Củng cố (3p)
H: để nhận xét, đánh giá đoạn thơ ,bài thơ cần thực hiện thao tác nào?
( Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ)
GV lưu ý học sinh cần nắm chắc yêu cầu về văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ
5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Học thuộc phần ghi nhớ T 78, nắm chắc khái niệm, yêu cầu của thể văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Cách làm văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
+ Nêu các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

File đính kèm:

  • doctiet 129.doc