Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 29

+ Ông Hai :tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.

+ Người thanh niên tronh truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có nhiều suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.

+ Bé Thu trong Chiếc lược ngà: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.

+ Ông Sáu trong Chiếc lược ngà: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. + Ba cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa : tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

 

doc24 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät xây dựng nhân vật :miêu tả tâm lý nhân vật.
+ Ngôn ngữ và giọng điệu : ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện . LỜi kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường ; đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường :
a. Hoàn cảnh :
- Sống và chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm.
- Công việc: sau mỗi trận bom, đo, ước tính khối lượng đất đá, bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng thuốc nổ để phá bom .
=> Công việc mạo hiểm, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh cao.
b. Phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong :
- Tinh thần trách nhiệm cao.
- Dũng cảm.
- Gắn bó trong tình đồng đội ; 
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ mộng dễ vui cũng dễ trầm tư ; thích làm đẹp cho cuộc sống của mình
2. Nhân vật Phương Định :
- Hay nhớ về những kỷ niệm thời học sinh hồn nhiên => Vừa là niềm khao khát vừa là làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thích hát. 
- Yêu mến đồng đội, cảm phục anh bộ đội.
- Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình. 
- Nhạy cảm nhưng laiï kín đáo tưởng như kiêu kỳ.
III. Tổng kết :
1. Nội dung :
- Phản ánh cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh thời chống Mỹù cứu nước.
- Làm nổi bật hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước: tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan .
2. Nghệ thuật:
- Vai kể là nhân vật chính.
- Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung.
- Thành công về miêu tả tâm lý nhân vật.
4. Củng cố : (3’)
- Vì sao tác giả đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi ?
TL: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội, lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái đang sống và chiến đấu trên cao điểm ...
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
- Học kỹ bài.
- Biết cách phân tích nhân vật Phương Định.
- Biết cách phân tích tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập truyện:
+ Xemkỹ nội dung SGK thực hiện.
+ Kẻ bảng trước vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
............................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 3.4.2011
Tiết 153 ÔN TẬP TRUYỆN	 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại và nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Củng cố hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. 
3.Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. 	
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụï.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS trong lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Câu 1. Phân tích nhân vật Phương Định. 
Câu 2. Kiểm tra vở soạn học sinh.
* Đáp án :
Câu 1. Phân tích nhân vật Phương Định :
- Hay nhớ về những kỷ niệm thời học sinh hồn nhiên => Vừa là niềm khao khát vừa là làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thích hát. 
- Yêu mến đồng đội, cảm phục anh bộ đội.
- Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình. 
- Nhạy cảm nhưng laiï kín đáo tưởng như kiêu kỳ.
1.Giới thiệu :(1’) Trong chương trình ngữ văn lớp 9, ta được học rất nhiều tác phẩm truyện có giá trị, có giá trị nghệ thuật cao. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn tập lại tất cả các văn bản truyện đã được học.
2. Hướng dẫn ôn tập :
TL
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
Nội dung 
7’
* Hoạt động 1:
- GV kẻ bảng thống kê theo mẫu trong sgk và yêu cầu hs lần lượt lên bảng thực hiện các yêu cầu trong bảng .
- GV nhận xét và kết luận .
* Hoạt động 1:
- Lớp nhận xét và bổ sung.
I- Hệ thống các tác phẩm truyện đã được học:
BẢNG HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN ĐÃ ĐƯỢC HỌC :
STT
Tên tác phẩm.
Tác giả.
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung.
1
Làng .
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại tạm khí trượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sông đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiến lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Trong tập Bến quê 
( 1985)
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở truyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
10’
10’
6'
* Hoạt động 2:
H- Em hãy phân loại các truyện ngắn theo từng thời kì lịch sử ?
H- Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó ?
H- Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc khánh chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua nhân vật nào ?
H- Hãy nêu những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật của mỗi nhân vật ?
- GV qua mỗi nhân vật tác giả đã làm nổi bật được đất nước và con người Việt Nam, tuy nhỏ bé song lại vô cùng kiên cường, bất khuất, anh dũng trong các cuộc chiến tranhø bảo vệ tổ quốc và hăng say xây dựng đất nước trong thời kì đất nước được độc lập.
* Hoạt động 3
- GV yêu cầu hs trình bày những cảm nghĩ của em về nhân vật mà em cho là có ấn tượng sâu sắc nhất đối với em .
- GV nhận xét chung và kết luận, có thể ghi điểm cho những hs có bài trình bày tốt.
* Hoạt động 4
- GV yêu cầu hs thảo luận câu hỏi số 5,6 trong sgk/145
H- Mỗi cách trần thuật trên có ưu thế như thế nào ?
H-Ở những truyện nào tác giả đã sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
-GV tổng kết lại tất cả nội dung ôn tập của tiết học.
* Hoạt động 2:
- Thời kì kháng chiến chống Pháp : Làng (Kim Lân)
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ :Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng); Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê).
- Từ sau năm 1975 : Bến quê ( Nguyễn Minh Châu).
- Trong lòng mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh đất nước chiếm một vị trí rất quan trọng, con người luôn ý thức được việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đúng với truyền thống của người Việt Nam.
- Hình ảnh đất nước Việt Nam anh dũng, quật cường, hiên ngang trước bom đạn của kẻ thù, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ .
- Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được thể hiện sinh động qua một số nhân vật:
+ Ông Hai :tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Người thanh niên tronh truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có nhiều suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
+ Bé Thu trong Chiếc lược ngà: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
+ Ôâng Sáu trong Chiếc lược ngà: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. + Ba cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa : tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
* Hoạt động 3 
- HS suy nghĩ và trình bày những cảm nghĩ của em trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 4
- HS tổ chức thảo luận nhóm các câu hỏi trên.
- Đại diện nhóm trả lời, theo hướng:
+ Các tác phẩm truyện trên được trần thuật theo ngôi kể thứ nhất hoặc thứ hai.
+ Ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
+ Ở kiểu thứ hai (tuy không trực tiếp xuất hiện nhân vật kể chuyện xưng tôi mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhận vật, thường là nhân vật chính): Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
- Kể theo ngôi”tôi”: làm cho câu chuyện mang tính sự thật hơn, thuyết phục người đọc hơn và tạo được sự hấp dẫn, thu hút người đọc .
- Kiểu thứ hai thường được kể theo lời nhân vật chính:rất đạt cho việc miêu tả tâm lí nhân vật, tạo cho câu chuyện có sự biến đổi linh hoạt…
( Ở mỗi kiểu yêu cầu hs cho vd minh hoạ )
- Chiếc lược ngà:
+ hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha, đến lúc kịp nhận ra và biểu lộ tình cảm cha con thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi (tình huống cơ bản của truyện).
+ ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> càng khắc hoạ tình cảm cha con của ông Sáu và làm nổi bật được sự tàn ác của chiến tranh. 
- Làng:+ cái tin làng của ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
=> càng làm rõ được tìnhyêu làng, yêu nước của ông Hai và làm nổi bật được khí phách của người dân Việt Nam.
- Bến quê:+ Nhĩ đã từng làm công việc đi đây đi đó vậy mà đến cuối đời vì bệnh tật đã cột chặt anh vào giường bệnh, không thể di chuyển được, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ của anh.
+ lúc ấy anh mới kịp nhận ra những điều xung quanh mình ( khao khát được đến những nơi rất gần với mình nhưng vì bệnh tật anh không thể đến được).
=> càng khắc hoạ được tính chất triết lí của câu chuyện và những suy ngẫm của Nhĩ.
II- Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh qua các tác phẩm truyện:
-Trong lòng mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh đất nước chiếm một vị trí rất quan trọng, con người luôn ý thức được việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đúng với truyền thống của người Việt Nam.
- Hình ảnh đất nước Việt Nam anh dũng, quật cường, hiên ngang trước bom đạn của kẻ thù, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ .
+ Ôâng Hai :tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Người thanh niên tronh truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có nhiều suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
+ Bé Thu trong Chiếc lược ngà: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
+ Oâng Sáu trong Chiếc lược ngà: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. 
+ Ba cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa : tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
III- Nêu cảm nghĩ của em về để lại cho em ấn tượng sâu sắc:
 IV- Đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã được học:
- Ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
- Ở kiểu thứ hai (tuy không trực tiếp xuất hiện nhân vật kể chuyện xưng tôi mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhận vật, thường là nhân vật chính): Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
- Có những truyện sáng tạo được những tình huống truyện đặc sắc 
( Làng; Chiếc lược ngà; Bến quê.)
Củng cố (3’) GV treo bảng phụ có nội dung bài tập sau:
 a.Điền vào cột bên phải tên tác phẩm cho phù hợp với nội dung nêu ở cột bên trái:
 Nội dung.
 Tên tác phẩm.
Tình yêu làng quê thắm thiết, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân dân.
Phẩm chất của những con người lao động mới bình dị, khiêm nhường mà cao cả, trong một không khí bàng bạc chất thơ.
Cuộc sống gian khổ, tâm hồn trong sáng, mộng mơ và tinh thần dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trong những năm chống Mĩ.
Những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, niềm trân trọng những vẻ đẹp có giá trị bình dị, gần gũi với cuộc sống, quê hương.
4. Hướng dẫn về nhà:(4’)
- Đọc lại tất cả các truyện đã được ôn tập và nắm nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn đó.
- Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của em về truyện mà em thích nhất hoặc nhân vật mà em ấn tượng nhất.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:” Rô-bin- xơn ngoài đảo hoang”
+ Tìm hiểu tác giả Đi-phô và đọc văn bản trên.
+ Nhân vật Rô-bin- xơn ?
+ Cuộc sống của Rô-bin- xơn ngoài đảo hoang?
 + Nghệ thuật của truyện .
IV. RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG :
........................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Câu 1. Phân tích nhân vật Phương Định. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
Câu 2. Kiểm tra vở soạn học sinh.
* Đáp án :
Câu 1. Phân tích nhân vật Phương Định. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
a) Phân tích nhân vật Phương Định :
- Hay nhớ về những kỷ niệm thời học sinh hồn nhiên => Vừa là niềm khao khát vừa là làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thích hát. 
- Yêu mến đồng đội, cảm phục anh bộ đội.
- Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình. 
- Nhạy cảm nhưng laiï kín đáo tưởng như kiêu kỳ.
b) Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện:
1. Nội dung :
- Phản ánh cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh thời chống Mỹù cứu nước.
- Làm nổi bật hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước: tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan .
2. Nghệ thuật:
- Vai kể là nhân vật chính.
- Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung.
- Thành công về miêu tả tâm lý nhân vật.
Ngày soạn : 14 /3/2011
TIẾT 144 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 ( Nghị luận văn học ) 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
2. Kỹ năng: - Khắc phục các nhược điểm ở bài tập làm văn số 6, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
3. Thái độ: - Từ đó giúp các em càng hứng thú khi học văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : đọc sách, chấm chửa bài, ra đáp án, biểu điểm.
	- Học sinh : tự lập dàn ý ở nhà và ôn tập nghị luận văn học.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS trong lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
 Câu 1. Hãy trình bày nói cho đề bài đã được thực hiện ở tiết luyện nói trước ?
	- Kiểm tra bài tập về nhà.
 * Đáp án :
	- HS trình bày bài nói của mình theo dàn ý đã được lập ở tiết học trước thật lưu loát, rõ ràng, có cảm xúc, làm nổi bật được nội dung…
	- Kiểm tra bài tập về nhà của hs.
3. Bài mới :
*. Giới thiệu bài: (1’) Với tiết trả bài hôm nay, chúng ta cùng nhau xem xét, phân tích để rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình làm bài văn nghị luận văn học.
*. Trả bài :
TL
Hoạt đôïng của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
 Nội dung 
5’
15’
* Hoạt động1:
- GV yêu cầu hs đọc lại đề bài đã kiểm tra.
H- Xác định nội dung, yêu cầu của đề bài? Theo em đối với đề bài này em sẽ lập luận theo cách nào?
H- Theo em khi làm đề bài trên em sẽ triển khai những ý nào?
- Gv nhận xét chung và bổ sung.
* Hoạt động 2 :
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm, lập dàn ý cho đề bài trên:
* Hoạt đông1:
- HS đọc đề bài đã kiểm tra.
- Nội dung, yêu cầu của đề bài là: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
- Lập luận phân tích và chứng minh, giải thích.
- HS tự suy nghĩ đưa ra những luận điểm để làm sáng tỏ cho vấn đề nêu ra trong đề bài .
- Lớp nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 2
- HS tổ chức thảo luận nhóm.
- Đại diện tổ trình bày trên bảng phụ theo hướng sau:
I- Tìm hiểu đề bài, tìm ý:
 Đề : Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
- Nội dung, yêu cầu của đề bài là: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
- Lập luận phân tích và chứng minh, giải thích.
II- Lập dàn ý:
 Dàn ý
* Mở bài :- Giới thiệu khái quát bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ rất hay của tác giả viết về những năm tháng gian lao vất vả ở Pác Bó, song luôn có niềm tin vào cuộc chiến của dân tộc .
 - Dẫn bài thơ vào: “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang .
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng,
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
 Cuộc đời cách mạng thật là sang !”
 * Thân bài : Triển khai các luận điểm để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Bài thơ được viết vào tháng 2/ 1941, sau khi Bác trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, viết theo thể thơthất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Câu 1:cuộc sống hoạt động bí mật nhưng có nề nếp rõ ra

File đính kèm:

  • docTUAN29 NV9.doc