Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29

A. MỤC TIÊU:

I. Kiến thức:

 - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương và gia đình.

 - Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện tạo tình huống kể chuyện qua dòng nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ giọng điệu đậm chất suy tư và biểu tượng.

II. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự kết hợp các yếu tố trữ tình và triết lí.

III. Thái độ:

 - Giáo dục tình cảm, sự trân trọng cuộc sống bình dị quanh mình.

B. KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống đích thực rút ra qua câu chuyện.

 - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trầm tĩnh suy tư, xúc động đượm buồn trong tư thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo.
-GV đọc, gọi hs đọc, gv nhận xét.
?Cho học sinh tóm tắt nội dung truyện:
-Đoạn đầu kể chuyện một buổi sáng đầu thu. Nhĩ nằm trên giường bệnh để vợ- chị Liên- chải tóc. Chải xong, Liên đỡ Nhĩ ngồi dậy. 
-Nhìn qua cửa sổ, ngắm những bong hoa bằng lăng, ngắm cảnh vật bên kia bờ sông Hồng quen thuộc mà Nhĩ chưa và không bao giờ có thể sang thăm. 
-Trò chuyện và quan sát vọ, Nhĩ chợt nhận ra Liên suốt đời vất vả, phục vụ, săn sóc chồng với tình yêu thương thầm lặng và đầy hi sinh.
- Nhĩ sai Tuấn- con trai thứ hai- thay mình sang bên kia sông. Nhĩ nhờ mấy đứa trẻ hang xóm- bọn cái Huệ- đỡ anh tới sát cửa sổ để nhìn cảnh vật cho gần, rõ hơn. 
-Cảnh thiên nhiên quê hương vào thu làm anh bồi hồi và chạnh buồn vì anh sắp phải từ biệt nó. 
-Thằng Tuấn con trai mải sa vào xem đám cờ thế để lỡ một chuyến đò sang sông. Nhưng anh không trách nó mà chỉ nghĩ buồn bã rằng con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái vòng vèo hoặc chùng chình…Anh chợt nhận ra vẻ đẹp tiêu sơ, giản dị của cảnh bờ bãi bến quê, nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của người vợ, thấy được nơi nương tựa ấm êm chính là gia đình, vợ con…
-Nhĩ cố thu chút sức lực cuối cùng, giơ tay ra ngoài cửa sổ khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó đi nhanh cho kịp chuyến đò.
?Em hãy giới thiệu vài nét chính về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
-Những sáng tác của ông đã thể hiện được những tìm tòi phát triển về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước nhà từ năm 80 của thế kỉ XX.
?Em hãy xác định kiểu văn bản?
-Tự sự, kể
?Xác định bố cục truyện ngắn?
-Từ đầu đến bậc gỗ mòn lõm: cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
-tiếp đến một vùng nước đỏ: Nhĩ nhờ con trai sang bên kia song, nhờ bọn trẻ hang xóm đỡ anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh vật rõ hơn và suy tư của Nhĩ.
-Còn lại: cụ giáo Khuyến rẽ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ
?Truyện được xây dựng bằng tình huống nào? Tác dụng
?Em có nhận xét gì về mạch truyện?
-Mạch truyện không đơn điệu, dòng suy nghĩ của nhân vật diễn ra một cách tự nhiên. Thông thường khi viết những nhân vật cận kề cái chết, nhiều nhà văn dựng tình huống nghệ thuật để nêu khát vọng sống và nỗ lực thoát khỏi sự bủa vây của tử thần.
(VD: chiếc lá cuối cùng)còn Nguyễn Minh Châu lại xây dựng tình huống để miêu tả những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống của nhân vật. Đây cũng là một tìm tòi đáng quý của Nguyễn Minh Châu.
?Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
-Tình huống trớ trêu như một nghịch lí 
?Hãy chứng minh nghịch lí đó?
?Vậy, chủ đề của truyện là gì?
I-Tiếp xúc văn bản
1-Đọc.
*Tóm tắt:
-Có 7 ý chính.
2-Chú thích.
a, Tác giả.
-Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989
-Quê Nghệ An
-Gia nhập ngũ và trở thành nhà văn.
-Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học thời chống Mĩ.
b, Tác phẩm.
-Bến quê in trong tập cùng tên xuất bản 1985.
-Truyện ngắn, tự sự.
c, Từ khó. sgk.
2-Bố cục.
-3 phần. 
+Từ đầu đến bậc gỗ mòn lõm: cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
+tiếp đến một vùng nước đỏ: Nhĩ nhờ con trai sang bên kia song, nhờ bọn trẻ hang xóm đỡ anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh vật rõ hơn và suy tư của Nhĩ.
+Còn lại: cụ giáo Khuyến rẽ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ
II. Phân tích văn bản:.
1-Tình huống của truyện - tình huống của nhân vật chính.
-Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ được tác giả đặt trong một tình huống đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển, dù chỉ nhích nửa người vài chục phân trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt thông thường của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là vợ anh -Liên-. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước khi bệnh, hơn một năm trước- anh là cán bộ nhà nước có điều kiện và đã đi rất nhiều nơi trên thế giới.
- Tình huống trêu nghịch lí:
+ Nhĩ là người làm công việc đi nhiều, cuối đời lại bị căn bệnh quái ác buộc chặt vào giường bệnh. thậm chí để nhích người đến bên cửa sổ, anh cũng thấy khó khăn như đi hết cả vùng trái đất thậm chí để nhích người đến bên cửa sổ, anh cũng thấy khó khăn như đi hết cả vùng trái đất và phải nhờ sự trợ giúp của những người hàng xóm.
+Khi phát hiện ra vẻ đẹp bên kia sông cũng là lúc Nhĩ không thể đến được vùng đất ấy.
+Nhĩ nhờ đứa con trai giúp anh thoả nỗi khao khát nhưng cậu con trai không hiểu ý bố đã rẽ vào đám đông đánh cờ để lỡ chuyến đò qua sông một lần trong ngày.
=>Từ đó, tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời, bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải nếm trải.
Đó cũng chính là chủ đề và đặc sắc của truyện.
IV-Củng cố:
	? Nêu tình huống của truyện? Ý nghĩa?
	? Tóm tắt truyện?
V. Hướng dẫn học về nhà:
	- Đọc lại tác phẩm.
	- Soạn những câu hỏi còn lại.
	- Tìm ý nghĩa triết lí của truỵên.
Ngày soạn: 16 - 03 - 2013
TIẾT 137: Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ. (Tiếp)
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương và gia đình.
	- Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện tạo tình huống kể chuyện qua dòng nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ giọng điệu đậm chất suy tư và biểu tượng.
II. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự kết hợp các yếu tố trữ tình và triết lí.
III. Thái độ:
	- Giáo dục tình cảm, sự trân trọng cuộc sống bình dị quanh mình.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống đích thực rút ra qua câu chuyện.
	- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm.
C. CHUẨN BỊ:
-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, chân dung Nguyễn Minh Châu.
-Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Kiểm tra bài cũ….	- 
	? Tóm tắt tác phẩm Bến quê và giới thiệu tác giả, tác phẩm?
	? Nêu tình huống của truyện?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc đoạn 1.
?Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ?
-Những chùm hoa bằng lăng..
-Dòng sông....
-Vòm trời...
-Bờ bãi....
?Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó?
?Qua những câu hỏi của Nhĩ “Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?(tiếng đất lở bên sông báo hiệu tai hoạ) và hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ? và qua thái độ im lặng của vợ ta thấy anh đã nhận ra điều gì ở mình?
-Nhĩ nhận ra mình chẳng sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.
?Vậy, anh nhận ra Liên qua những cử chỉ, lời nói nào?
-Vợ mặc áo rách...
-Bàn tay gầy guộc..
-Anh cứ yên tâm...
?Qua lời nói, cử chỉ của Liên anh có cảm nhận gì về giá trị cuộc sống gia đình?
-Gia đình là giá trị cuộc sống vô cùng quý giá của mỗi chúng ta.Thế mà cuối đời Nhĩ mới nhận ra nó.
?Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để khắc hoạ cảm xúc suy nghĩ của Nhĩ?
-So sánh tương phản...=>ân hận nuối tiếc.
?Trước những vẻ đẹp quý giá ấy Nhĩ khao khát điều gì?
?Tại sao anh lại khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
-Nhĩ chợt nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đời thường, bình dị và gần gũi qua cửa sổ, đồng thời cũng phải hiểu rằng mình sắp phải xa nó vĩnh viễn. Trong Nhĩ bừng lên khao khát được chính mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
?Từ những khát vọng ấy, Nhĩ suy ngẫm điều gì?
-Tuổi trẻ, con người còn đang đắm đuối với những khao khát xa vời, khi đã già đã từng trải, khi đã bệnh nặng nằm liệt giường thì khao khát ấy lại bừng dậy và lần này nó còn chen vào những ân hận xót xa.
?Khát vọng ấy được thực hiện như thế nào?
-Anh nhờ con trai sang bên kia sông để cảm nhận vẻ đẹp hộ mình.Nhưng không thực hiện được
?Khi khát vọng không được thực hiện, anh có trách con không và anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc đời?
-?Em hãy phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối. Điều đó có ý nghĩa gì?
-Khi con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ sông. Nhĩ thu hết tàn lực đu mình ra ngoài giơ tay khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho người nào đó.
?Khái quát nghệ thuật?
?Nêu nội dung của truyện?
I-Tiếp xúc văn bản
II. Phân tích văn bản:.
1-Tình huống của truyện - tình huống của nhân vật chính.
2-Những đặc sắc về nội dung của truyện.
a-Cảm xúc của Nhĩ về cảnh vật thiên nhiên.
-Những chùm hoa bằng lăng thưa thớt nhưng đậm sắc hơn.
-Dòng sông rộng thêm
-Vòm trời như cao hơn
-Bờ bãi màu vàng thau xen lẫn màu xanh non.
=>Cảm nhận tinh tế,cảnh vật vừa quen vừa lạ tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
b-Với con người 
*Với gia đình
-Với vợ.
+ Nhĩ thấy Liên mặc tấm áo vá
+Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng
=>Qua lời nói, cử chỉ của Liên anh nhận ra người vợ tần tảo, lam lũ hi sinh vì chồng con, gia đình. Và chính gia đình là chỗ dựa vững chắc là tổ ấm, là tình yêu chung thuỷ của người vợ tào khang đối với anh.
+Nghệ thuật so sánh tương phản: Nhĩ cảm nhận thấy bãi bồi bên kia sông đẹp bình dị, gần gũi nhưng lại xa đối với anh.Cuộc sống gia đình thật ấm êm nhưng lại sắp lìa khỏi nó mãi mãi...=>làm nổi bật sự nuối tiếc ân hận của anh.
+Anh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nhưng không thể được.
=>điều đó chính là sự thức tỉnh về giá trị bền vững bình thường và sâu xa trong cuộc sống
-Với con:
+ giống anh
+Anh nhờ con sang bên kia sông nhưng nó không hiểu ý bố nên đã bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
=>Nhĩ rút ra quy luật đời người: thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo. Và như thế mình không thể thực hiện được điều khát vọng.
+Hành động kì quặc: anh hối hả giục anh con trai đang mải xem cờ thế nhanh chân kịp chuyến đò. Qua đó thức tỉnh mọi người luôn sống khẩn trương có ích đừng la cà chùng chình vào những trò chơi vô bổ để hướng vào giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi.
III-Tổng kết.
1-Nghệ thuật.
-Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế sâu sắc, giàu hình ảnh,giàu biểu tượng.
-Cách xây dựng tình huống theo dòng tâm trạng nhân vật.
2-Nội dung. *Ghi nhớ sgk	
 IV-Củng cố:
	- HS đọc ghi nhớ sgk.
	- Tóm tắt tác phẩm.
V. Hướng dẫn học về nhà:
	- Học bài, đọc lại “Bến quê”
	- Suy nghĩ của em sau khi học xong “Bến quê”
	- Soạn: Những ngôi sao xa xôi: Tìm bố cục, Tìm chủ đề .
Ngày soạn: 16 - 03 - 2013
TIẾT 138: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Hệ thống hoá kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
II. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng áp dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
III. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức giữ gìn Tiếng Việt.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
-Trò: vở bài tập,sgk, vở ghi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
- (kết hợp trong giờ)
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Thế nào là thành phần biệt lập?
?Thành phần biệt lập gồm những thành phần nào?
-HS lập bảng thống kê theo mẫu
I-Khởi ngữ và thành phần biệt lập
1-Lí thuyết.
khởi ngữ
thành phần biệt lập
t.thái
c.thán
gọi đáp
p.chú
a
b
vất vả quá
thưa ông
c
-HS đọc bài tập 1.
?Cho biết những thành phần in đậm trong đoạn trích là thành phần gì của câu?
?Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu,có sử dụng thành phần biệt lập?
VD: Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời-cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta-với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó, một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu.
?Gọi hs đọc, sửa lỗi.
?Thế nào là liên kết câu? Liên kết đoạn văn?
-Các câu trong đoạn, các đoạn trong bài phải liên kết về nội dung và hình thức.
?Có những cách liên kết nào?
-Lặp từ ngữ
-Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
-Phép thế
-Phép nối.
-HS đọc bài tập 1sgk/ 110
?Cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đọan trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
?Nhận xét về sư liên kết câu trong đoạn văn sau?
 -Ông Huyến có sức hấp dẫn thực đặc biệt. Đường làng không dài nhưng ngóc ngách. Ông có thể đột ngột rẽ vào bất cứ đâu cũng có thể tìm ra được những sự việc cụ thể và khêu gợi lên những câu chuyện lí thú.
2-Bài tập.
*Bài 1.
a-Xây cái lăng ấy (khởi ngữ)
b-Dường như (tình thái)
c-Những người con gái (phụ chú)
d-thưa ông(gọi đáp)
-Vất vả quá(cảm thán)
*Bài 2.
II-Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1-Lí thuyết.
-Các câu trong một đoạn văn, các đoạn trong một bài văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức và nội dung.
+Nội dung: các đoạn phải phục vụ chủ đề văn bản, câu phải phục vụ chủ đề đoạn.
+Hình thức: các đọan văn phải đựơc sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Phép lặp, thế, nối
2-Bài tập.
a- Nhưng, rồi, và..(phép nối)
b-Cô bé (phép lặp)
c-Cô bé- nó(phép thế)
d-Bây giờ cao sang rồi để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa(thế đại từ)
3-Bài tập tham khảo.
-Các câu 1 và 2 chưa có sự liên kết, chưa thống nhất về chủ đề.
-Câu 2 nói về đường làng, câu 1 nói về ông Huyên. Nhưng nhờ có câu 3 mà cả đoạn văn có sự liên kết hoàn chỉnh
IV-Củng cố:
	- GV khái quát về các nội dung đã ôn tập
	+ Các thành phần biệt lập
	+ Khởi ngữ
	+ Liên kết câu, liên kết đoạn văn
V. Hướng dẫn học về nhà:
	- Học bài, ôn kĩ nội dung đã học
	- Làm lại các bài tập vào vở.
	- Viết một đoạn văn có dùng các thành phần biệt lập và liên kết câu.
Ngày soạn: 17 - 03 - 2013
TIẾT 139 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Hệ thống hoá kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
II. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng áp dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
III. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức giữ gìn Tiếng Việt.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
- Trò: vở bài tập, sgk, vở ghi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
*) Kiểm tra 15’: 1-Đề bài: Cho khổ thơ sau :
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
 (Viễn Phương- Viếng lăng Bác).
 Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng một đoạn văn diễn dịch. Đoạn văn sử dụng phép lặp (gạch chân phép lặp).
2- Đáp án-thang điểm.
*Về nội dung (8đ): đảm bảo được các ý sau
- Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng viếng Bác.
+Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả xúc động bởi khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ:
 Bác nằm trong……
……………………..dịu hiền.
 Câu thơ diễn tả thật chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Hinh ảnh “vầng trăng dịu hiền” là một ẩn dụ gợi nghĩ đến một tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
+Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
………………………trong tim.
 “Trời xanh, vầng trăng” là hình ảnh vũ trụ kì vĩ gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Người đã hóa vào thiên nhiên đất nước, dân tộc. Dù lí trí khẳng định như vậy nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế. 
+Câu cảm thán “Mà sao….tim!” diễn tả trực tiếp những tình cảm chân thành, trào dâng, xót đau, thương tiếc vô hạn của nhà thơ trước di hài của Người.
+Giọng thơ thành kính, thiêng liêng, tác giả thể hiện nỗi xót thương vô hạn của người con miền Nam, cũng như của cả dân tộc trước sự ra đi của vị lãnh tụ.
*Về hình thức: (2đ)
-Đúng đoạn văn diễn dịch: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn (1đ)
-Dùng phép lặp, gạch chân (1đ) 
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
-HS đọc truyện cười.
?Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm ở cuối truyện?
-HS đọc bài 2.
?Trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại?
?Các câu nào trong đoạn văn sau vi phạm phương châm quan hệ?Cho biết câu đó có hàm ý gì?
*Toàn quay sang hỏi tôi:
-Còn anh ở đơn vị nào”
-Bí mật quân sự.
-Sao anh là bộ đội mà đi một mình?
-Công tác gì hở anh?
-Bí mật quân sự.
III-Nghĩa tường minh và hàm ý.
1-Lí thuyết.
-Tường minh: nghĩa được biểu hiện trực tiếp những từ ngữ diễn đạt.
-Hàm ý: được suy ra từ những từ ngữ diễn đạt.
2-Bài tập.
*Bài tập 1.sgk/111.
=>Hàm ý: địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.
*Bài 2/111
-Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp hàm ý, chơi không hay
=>Vi phạm phương châm quan hệ.
-Tớ bảo cho Chi biết rồi: hàm ý: chưa báo cho Nam và Tuấn
=> vi phạm phương châm về lượng.
3-Bài 3/
IV-Củng cố:
	? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
	? Hàm ý thường dùng trong ngữ cảnh nào?
	+ Tế nhị kín đáo..
V. Hướng dẫn học về nhà:
	- Ôn lại những đơn vị kiến thức đã học.
	- Viết một đoạn văn có dùng hàm ý(nội dung tự chọn)
Ngày soạn: 17 - 03 - 2013
TIẾT 140: LUYỆN NÓI:
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
	- Ôn lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- HS phải nói miệng một vấn đề nào đó (một phần) trong bố cục của dàn bài cụ thể trước lớp.
II. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng cho hs kĩ năng lập dàn ý và luyện nói theo dàn ý trước đông người.
III. Thái độ:
	- Giáo dục cho hs ý thức luyện nói một cách tự nhiên.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
	-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
	-Trò: vở bài tập, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
...... / 03 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra: 
- phần chuẩn bị bài ở nhà của hs.
III. Bài mới.
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV hướng dẫn hs ôn lại lí thuyết về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Chuẩn bị dàn bài cho đề số 2 sgk.
-GV chép đề lên bảng.
?Phân tích đề trên theo các bước đã học? Kiểu bài? Vấn đề nghị luận?
-Vấn đề nghị luận.
?Với đề bài này cần triển khai những ý nào?
-Tình yêu quê hương...
?GV kiểm tra dàn ý của hs đã chuẩn bị ở nhà trên một số định hướng sau?
-Mở bài?
-Thân bài phát triển những ý cơ bản nào?
*Có 6 ý......
-Kết bài làm nhiệm vụ gì?
-Gọi hs lần lượt trình bày các ý trên lớp.
-HS trao đổi, thảo luận.
VD: Vào bài: Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60. Thơ của ông thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ “Bếp lửa” được coi là thành công lớn nhất của ông.
-Cho hs trình bày
=>GV nhận xét, sửa sai, cho điểm 2 em.
?Trình bày ý tiếp theo?
-Tương tự lần lượt trình bày các ý cho ở trên đến hết.
I-Chuẩn bị ở nhà.
s
II-Thực hiện trên lớp.
1-Đề bài.
 Bếp lửa sưởi ấm một đời-bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
2-Tìm hiểu đề và tìm ý:
*Tìm hiểu đề:
-Kiểu bài: nghị luận về một bài thơ.
-Cách nghị luận: xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với một bài thơ khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
* Tìm ý.

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TUAN 29.doc