Giáo án Ngữ văn 9 - Đặng Thị Hà - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều

 "Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang"

- Vẻ đẹp cao sang, quý phái, đầy đặn, cân đối, đường nét rõ ràng.

 "Hoa cười ngọc thốt đoạn trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" -> Biện pháp NT ước lệ: Miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc, mái tóc mềm mượt hơn mây, làn da trắng mịn hơn tuyết.

- Các TT, ĐT: trang trọng khác vời, đầy đặn, nở nang, (mây) thua, (tuyết) nhường

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Đặng Thị Hà - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/9/2014.
 Tiết 27 : 
Văn bản CHỊ EM THUÝ KIỀU.
 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- Thấy được NT miêu tả chân dung nhân vật theo cách ước lệ trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng cơ bản
1. Kiến thức
- Thủ pháp ước lệ trong nghệ thuật miêu tả nhân vật. 
- Sự tương đồng và khác biệt giữa chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều.
- Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện ở sự ngợi ca vẻ đẹp, tài năng, tâm hồn của con người qua 1 đoạn trích Truyện Kiều.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu 1 đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.
- Nhận biết và phân tích đặc điểm bút pháp NT ước lệ, tượng trưng trong thơ cổ điển.
III. Chuẩn bị của thầy trò: 
GV: Giáo án, SGK. Tranh chân dung chị em Thuý Kiều .
HS: Soạn bài.
IV. Tiến trình lên lớp. 
1: Ổn định lớp:
2: Kiểm tra bài cũ : 
? Nhắn lại một cách vắn tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
? Tóm tắt một cách ngắn gọn Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 3: Bài mới : 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Có thể nói, với “Truỵên Kiều” thì nghệ thuật miêu tả Nguyễn Du đã đạt đến một trình độ xuất chúng. Đặc biệt trong đoạn miêu tả chị em Thuý Kiều với nét bút tài hoa, nhà thơ đã vẽ nên hai bức chân dung tuyệt đẹp, và từ hai bức chân dung đó đã dự báo về 2 cuộc đời, 2 số phận khác nhau.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2: 
? Hãy xác định vị trí đoạn trích ? 
Sau 4 câu thơ nói về g/đ họ Vương (bậc trung lưu, con trai út là VQuan), t/g dành 24 câu thơ nói về TVân, T Kiều (từ câu 15-38).
GV HD đọc-GV đọc-gọi HS đọc- Nhận xét cách đọc.
GV đọc phần mở đầu Truyện Kiều: "Trăm năm....tố nga... 
HS tìm từ khó -> giải thích.
? Hãy tìm bố cục đoạn trích?
? Từ câu kết trên, em hãy cho biết tại sao t/g lại tả theo trình tự như vậy? 
-> Bố cục hợp lý: T/g tập trung m/tả kĩ n/v TKiều vì đây là n/v chính của tr, n/v Thuý Vân chỉ làm nền cho Thuý Kiều. 
 Hoạt động 3:
HS đọc lại 4 câu thơ đầu :
? Em hiểu "Hai ả tố nga" là gì ?
? Câu thơ "mai cốt...tinh thần" cho ta biết gì về cách tả của tác giả ? (Câu thơ đã sử dụng BPNT tu từ gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?)
? Câu cuối cho ta biết trước điều gì về 2 bức chân dung sẽ vẽ
? Chân dung Thuý Vân được miêu tả qua những câu thơ nào?
? Những hình tượng NT nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân?
? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách ntn?
? Từ đó em có nhận xét chung như thế nào về bức chân dung này?
? Vẻ đẹp đó dự báo gì trong tích cách, số phận c/đời sau này của Thuý Vân.
HS đọc 12 câu tiếp theo.
? So sánh với cách tả Thuý Vân để thấy sự giống, khác nhau của hai chân dung.
? Em hiểu câu "Một hai....thành" là ntn? 
->ẩn dụ (thành ngữ cổ) -> Nhan sắc của nàng là vô địch, là đệ nhất thế gian này.
? Em có nhận xét chung như thế nào về bức chân dung của Kiều ?
? Trong 2 bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao ?
HS đọc 4 câu cuối.
? Nhận xét khái quát về nếp sinh hoạt của hai chị em Kiều - Vân.
- Phong lưu, quí phái, êm đềm, đoan chính, kín đáo, gia phong, nền nã.
? Em hiểu "Mặc ai" đặt ở cuối câu có ý nghĩa gì? 
- "Mặc ai" -> nhấn mạnh thêm cách sống khuôn phép, gia giáo của chị em Kiều. 
 Hoạt động 4: 
? Phân tích cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích ?
(học sinh thảo luận nhóm)
? Qua đoạn trích này em có NX gì về NT được sử dụng?
HS thảo luận câu hỏi: So sánh đoạn thơ "Chị em TKiều" với đoạn đọc thêm để thấy được những s/tạo NT của NDu.
HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
1, Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. 
2, Đọc : Giọng vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng.
3, Giải thích từ khó: SGK.
4, Bố cục đoạn trích: 4 phần.
- 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.
- 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.
- 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp T.Kiều.
- 4 câu cuối: NX chung về c/s 2 chị em. 
II- Đọc - hiểu văn bản: 
1. Chân dung Thuý Vân 
 "Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang"
- Vẻ đẹp cao sang, quý phái, đầy đặn, cân đối, đường nét rõ ràng.
 "Hoa cười ngọc thốt đoạn trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" -> Biện pháp NT ước lệ: Miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc, mái tóc mềm mượt hơn mây, làn da trắng mịn hơn tuyết.
- Các TT, ĐT: trang trọng khác vời, đầy đặn, nở nang, (mây) thua, (tuyết) nhường
=> Chân dung Thuý Vân gợi ra cả tính cách con người và báo trước 1 số phận bình yên, 1 c/đ êm ả, bình lặng, suôn sẻ.
2. Chân dung Thuý Kiều:
 "Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai"
-> Biện pháp NT so sánh, gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
+ Làn thu thuỷ: gợi tả vẻ đẹp trong sáng, long lanh và sâu thẳm của đôi mắt.
+ Nét xuân sơn - gợi lên đôi lông mày thanh tú, trên gương mặt trẻ trung.
-> Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình: Tài của Kiều là cái tài toàn diện, gồm đủ cả thi, hoạ, ca, ngâm
=> Chân dung Thuý Kiều cũng mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị - "hoa ghen", "liễu hờn", tâm hồn đa sầu đa cảm phổ vào tiếng đàn trong "thiên bạc mệnh"- báo hiệu cho 1 c/đ trầm luân, 1 kiếp người mện bạc (số phận nàng sẽ éo le, đau khổ, k yên bình).
III. Tổng kết 
1. Cảm hứng nhân đạo của NDu.
- Đề cao giá trị con người, nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân.
- Nguyễn Du trân trọng cái đẹp đồng thời lo lắng cho số phận của những con người tài hoa nhan sắc -> tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du.
2. Nghệ thuật :
- Bút pháp ước lệ, ẩn dụ, so sánh.
- Tả khái quát -> tả chi tiết, cụ thể về nhân vật.
- Bút pháp : phương pháp đòn bẩy. Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự + miêu tả.
* Ghi nhớ : SGK.
 4: Củng cố
 - Hệ thống ND toàn bài.
 - So sánh vẻ đẹp của TVân và Thuý Kiều.
 5: Hướng dẫn về nhà.
 - Học thuộc lòng đoạn thơ.
 - Viết đoạn văn tả tài, sắc của hai chị em Kiều - Vân.
 - Soạn bài tiếp theo: Cảnh ngày xuân

File đính kèm:

  • docTiet 27 Van ban CHI EM THUY KIEU.doc
Giáo án liên quan