Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .

 

- Dưới con mắt của họa sĩ hai cây phong được phác họa với hình dáng, động tác rõ ràng.

- Thể hiện tình cảm của nhân vật đối với 2 cây phong .

-Tôi không biết giải thích ra sao .mỗi lần về quê tôi đều coi bổn phận . đưa mắt tìm 2 cây phong.

-Dù ở xa đến đâu .cũng nhìn rõ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản : HAI CÂY PHONG
 (Trích : Người thầy đầu tiên )
 	Ai-ma-tốp
Ngày soạn : 24/9/2014
Tiết: 33 + 34
 Tuần : 9
I/ Mục tiêu.
 1/ Kiến thức :
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
 - Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
 - Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
 2/ Kĩ năng :
 - Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
 - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
 3/ Thái độ ;
 - Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
 - Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
II . Chuẩn bị của GV và HS :
 1/Chuẩn bị của GV :
Thiết bị dạy học : giáo án, tranh ảnh.
Học liệu: SGK, SGV, sách chuẩn .
2/ Chuẩn bị của HS :
Đọc văn bản, xem chú thích .
Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản; Định hướng trước phần luyện tập .
III . Tổ chức các hoạt động học tập :
 1/ Ổn định lớp. (2 phút )
 Kiểm tra sỉ số, nề nếp
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
 Nêu hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương trong đoạn trích ‘Chiếc lá cuối cùng’ của O Hen ri. Vì sao nói bức tranh ''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác ? 
 3/ Tiến hành bài học :
 HĐ 1: Đọc-hiểu văn bản ( 20 phút )
Phương pháp giảng dạy : vấn đáp, diễn giảng, đọc sáng tạo, nghiên cứu.
Các bước hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV gọi hs đọc chú thích (*) 
-GV lưu ý học sinh các chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15
-Hỏi: Nêu những nét chính về tác giả Ai-ma-tốp?
-> GV chốt giới thiệu vị trí làng Ku - ku – rêu “Làng Ku-ku-rêu…phía tây”.
-Hỏi: Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
G/V gọi HS đọc văn bản
Hỏi: Đoạn trích chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần?
Hỏi: Truyện kể theo ngôi thứ mấy? ? Tìm và nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích?
G/v: Cách đan xen, lồng ghép hai thời điểm hiện tại - qúa khứ, trưởng thành - niên thiếu, nhiều người cùng trang lứa làm cho câu chuyện trở nên sống động thân mật, gần gũi với người đọc.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- HS trả lời .
-HS thực hiện theo yêu cầu GV
-Hình ảnh Hai cây phong ở đầu làng và tâm trạng của nhân vật mỗi lần về thăm làng .
- Kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi .
- Nhân vật tôi nhớ đến người trồng hai cây phong ấy gắn liền với trường Đuy- xen.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
I. Tìm hiểu chung :
1/.Tác giả :
Ai-ma-tốp (1928 – 2008 ) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
2/ Tác phẩm:
Nằm ở phần đầu của truyện ''Người thầy đầu tiên''.
HĐ 2: Phân tích . (50 phút )
 a.Phương pháp giảng dạy : vấn đáp, diễn giảng, đọc sáng tạo , nghiên cứu.
	b.Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV cho hs xem lại đoạn:
 “Từ đầu …..gió nhẹ thoảng qua”.
- Hỏi:Trong mắt của nhân vật “tôi”, hình ảnh hai cây phong hiện lên ntn?
-Hỏi: Những hình ảnh đó thể hiện điều gì ở nhân vật người họa sĩ?
-Hỏi: Hãy tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm đó?
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Dưới con mắt của họa sĩ hai cây phong được phác họa với hình dáng, động tác rõ ràng.
- Thể hiện tình cảm của nhân vật đối với 2 cây phong .
-Tôi không biết giải thích ra sao…….mỗi lần về quê…tôi đều coi bổn phận….…đưa mắt tìm 2 cây phong.
-Dù ở xa đến đâu….cũng nhìn rõ.
II . Tìm hiểu văn bản .
1/Nội dung :
- Hai cây phong dưới mắt người họa sĩ .
TIẾT 34
-Hỏi: Những câu văn nào “tôi” miêu tả về 2 cây phong?
-Hỏi: vậy theo em hình ảnh 2cây phong nói lên điều gì trong cảm nhận của “ tôi”?
→GV chốt.
-GV cho hs xem tiếp đoạn “vào năm học cuối…biêng biếc kia.”
-Hỏi: kí ức nào khiến cho người kể và cả bọn trẻ khó quên?
-Hỏi: ở đoạn văn này điều gì đã thu hút người kể và bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất?
-Hỏi: Các hình ảnh đó có tác dụng gì?
-Hỏi : Hai cây phong trong kí ức bọn trẻ ntn?
→GV chốt .
Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá, lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh quê hương trong tư thế từ trên cao xuống mà hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ, khát vọng lần đầu tiên được thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
KN : giao tiếp-> KT : động não
-Hỏi : ở đoạn cuối văn bản, 2 cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn: Nguời vô danh nào đã trồng nó với ước mơ, hy vọng gì?. Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì?
->GV chốt.
- Đã bao lần…ngây ngất.
-Vô cùng kì diệu chúng có tiếng nói riêng…lời ca êm dịu.
-Dù ta…….cung bậc khác nhau.
Và khi mây ……cháy rừng rực.
-HS thực hiện
- Phá tổ chim.
- Khi ngồi trên cành cây cao quan sát mọi vật.
- Hình ảnh 2 cây phong khổng lồ, các mắc mấu, cành cao ngất, bóng mát, với những động tác ‘nghiêng ngã đung đưa,…’
- Tăng thêm chất quyến rũ của những miền đất lạ.
- HS trả lời ( như nội dung ghi )
-HS lắng nghe.
-Gắn với lòng biết ơn về thầy Đuy-sen.
-Kể, tả, liên tưởng.
+ Tính hiệu dẫn đường về.
+ Niềm tự hào của làng.
→ biểu tượng của quê hương.
* Với bọn trẻ:
- Hai cây phong như người bạn lớn cùng thân thiết, gắn bó với lũ trẻ trong làng.
- Là nơi tiếp sức cho trẻ thơ khám phá tương lai.
→những kỉ niệm đẹp không thể nào quên trong kí ức tuổi thơ.
- Là nhân chứng lịch sử của trường Đuy-sen.
-Hỏi: trong văn bản tác giả sử dụng nghệ thuật nào?
-Hỏi: Tác giả lựa chọn ngôi kể nào? Câc ngôi kể đó có gì đặc sắc?
-Hỏi: căn cứ vào đại từ nhân xưng trên, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong ?
-Hỏi: Những chi tiết nào trong văn bản được tg khắc họa rất độc đáo?
-Hỏi: Tìm những chi tiết liên tưởng có trong văn bản trên?
 -> GV chốt.
- Ngôi kể thứ nhất và ba lồng ghép vào nhau.
-Ngôi kể thứ nhất số ít ‘Tôi’, số nhiều ‘chúng tôi’, tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Mạch kể xưng'' tôi'' là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình là họa sĩ.
- Mạch kể xưng ''chúng tôi'' vốn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả ''bọn con trai ''ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là đứa trẻ trong bọn.
- Miêu tả hình ảnh hai cây phong và những điều bọn trẻ nhìn thấy.
- Tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.Tiếng thì thầm, mừng rỡ.
→ Trí tưởng tượng mảnh liệt.
2. Nghệ thuật.
-Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
-Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
-Liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú.
-Hỏi: Văn bản đã thể hiện điều gì ?
->GV chốt.
-Hỏi : Nếu nhân vật “tôi” mang hình bóng của Ai-ma-tốp thì em sẽ hiểu gì về nhà văn này?
HS trả lời .	
-Tùy vào cảm nhận của HS .
III/Tổng kết :
-Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.
-Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú.
HĐ3: Luyện tập . ( 5 phút )
 a.Phương pháp giảng dạy : vấn đáp, diễn giảng, nghiên cứu .
	b.Các bước hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hỏi : Qua văn bản, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người?
-Tùy vào cảm nhận của HS .
III / Luyện tập :
+ Vẻ đẹp thân thuộc, cao quý của hai cây phong.
+ Tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập . ( 5 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1/ Tổng kết ( củng cố ) :
 Hình ảnh hai cây phong nói lên điều gì ?
2/Hướng dẫn học tập ( dặn dò ) :
 - Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả về loại cây em thích theo lời văn của mình.
 - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2
Xem lại các đề trong sgk.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện
-Về nhà thực hiện.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.
( Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm )
Ngày soạn : 24/9/2014
Tiết : 35+ 36.
Tuần : 9
I. Mục tiêu
 1/ Kiến thức :
 Giúp HS biết vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 2/ Kĩ năng :
 Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng, đan xen các yếu tố miêu tả.
 3/ Thái độ :
 Nắm vững kiến thức và vận dụng tốt vào trong bài viết của mình .
II. Chuẩn bị :
	-GV : SGK, SGV, đề kiểm tra
	-HS : SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan
MA TRẬN ĐỀ
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
1.Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
Nêu Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự
Mấy bước xây dựng đoạn văn tự sự ?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu 
1 điểm
10%
1 câu 
1 điểm
10%
2 câu 
2 điểm 
20%
2.Bố cục của văn bản tự sự ; miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp với bố cục.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu 
8 điểm
80%
1 câu 
8 điểm
80%
Tổng số :
-Số câu :
-Số điểm :
-Tỉ lệ : 
1 câu 
1 điểm
10%
1 câu
1 điểm
10%
1 câu 
8 điểm
80%
3 câu
10 điểm
100%
III.Tổ chức các hoạt động học tập :
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ : 
3.Tiến hành bài học (giáo viên chép đề cho học sinh)
 Đề
Câu 1.Nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự. (1đ)
Câu 2. Có mấy bước xây dựng đoạn văn tự sự ? (1đ)
Câu 3.Em hãy kể về một ngày hoạt động của mình (8đ)
IV. Đáp án- biểu điểm.
Câu 1.
a.Mức tối đa (1đ): học sinh trả lời đúng:
-Các yếu tố miêu tả (hình ảnh, kích thước, âm thanh, màu sắc, thứ tự đồ vật,...làm cho tự sự sinh động cụ thể hơn.
-Các yếu tố biểu cảm (trực tiếp hay gián tiếp) làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm hơn.
b.Mức chưa tối đa (0,5đ): HS đạt yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn thiếu vài chỗ.
c.Mức không đạt: không đề cập đến các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 2.
a.Mức tối đa (1đ): học sinh trả lời đúng:
-Bước 1.Lựa chọn sự việc chính (đồ vật, con người,..)
-Bước 2.Lựa chọn ngôi kể.
-Bước 3.Xác định thứ tự kể (khởi đầu, diễn biến, kết thúc).
-Bước 4.Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ dùng trong đoạn văn tự sự.
-Bước 5.Viết thành đoạn văn.
b.Mức chưa tối đa (0,5đ): HS trả lời được 3 –4 bước.
c.Mức không đạt: không đề cập đến các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 3. Viết bài văn (8đ)
A.Mở bài: 
*Mức tối đa (1đ): HS 
- Giới thiệu về mình: tên, tuổi, học lớp mấy, trường nào, chỗ ở,…(0,75)
- Giới thiệu vài nét về gia đình mình. (0,25đ)
*Mức chưa tối đa (0,5đ): chưa đầy đủ, lỗi diễn đạt, dùng từ,...
*Mức không đạt: không đề cập hoặc không có phần mở bài.
B. Thân bài:Kể cụ thể ngày hoạt động của bản thân. (6đ)
*Mức tối đa (5-6 điểm)
- Buổi sáng:
+ Thức dậy lúc mấy giờ? làm những việc gì?(0,5đ)
+ Đi học lúc nào? Trường xa hay gần ? (có thể sử dụng yếu tố miêu tả). (1đ)
- Buổi trưa:
+Ăn uống ( ăn những món gì? Ai nấu? cảm nhận của mình?( biểu cảm) (1đ)
+ Nghỉ ngơi ra sao?( có thể sử dụng yếu tố miêu tả) (1đ)
-Buổi chiều:
+Giúp đỡ gia đình ( dọn dẹp nhà, nấu bửa ăn chiều , dạy em học ,…) (0,5đ)
+ Học và làm bài tập. (0,5đ)
+Giải trí. ( 0,25đ) 	
-Buổi tối: 
+ Quay quần bên gia đình( cùng trò chuyện, vui chơi,…) (0,5đ)
+ Chuẩn bị bài cho ngày mai. (0,5đ)
+ Đi ngủ. (0,25đ)
*Mức chưa tối đa (3-4 điểm)
-4-5 điểm: kể được đầy đủ 4 buổi nhưng chưa nêu đầy đủ các công việc, các ý.
-2-3 điểm: kể được từ 2 buổi và chưa nêu được đầy đủ các ý, công việc trên.
-0,5-1 điểm: kể được một buổi và có nêu được một số công việc.
*Mức không đạt: không kể được buổi hoạt động nào hoặc không có thân bài
C. Kết bài: (1đ)
*Mức tối đa (1 đ)
Cảm nghĩ của mình về ngày hoạt động đó.
- Thời gian rất quý, ta biết sử dụng thời gian vào những việc có ích (0,5đ)
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày. (0,5đ)
*Mức chưa tối đa (0,5 đ): chỉ nêu được một ý và còn lúng túng khi diễn đạt.
*Mức không đạt: không đề cập đến hoặc không có phần kết bài.
V.Củng cố, dặn dò.
Chuẩn bị bài mới: Ôn tập truyện kí Việt Nam.
+ Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm đến nay .
+ So sánh điểm giống và khác nhau ( nội dung , nghệ thuật )
Duyệt của tổ trưởng
Ngày tháng 9 năm 2014

File đính kèm:

  • doctuan 9 GA ngu van 8 HKI NH 20142015.doc