Giáo án Ngữ văn 8 tiết 79 (Văn bản) Quê hương (Tế Hanh)

- Gv yêu cầu 1 hs đọc diễn cảm 2 câu thơ đầu.

GV chiếu slide 4

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

H: Hai câu thơ đầu nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu chung về làng quê của mình như thế nào? Em nhận xét gì về cách giới thiệu đó ?

- Nghề của làng: chài lưới ( đánh cá)

- Vị trí của làng: Cửa sông, ven biển, bốn bề là nước (Đi xuôi sông nửa ngày thì ra tới biển)

- Cách đo khoảng cách của người dân nơi đây rất đặc biệt: đo bằng nửa ngày sông chứ không phải bằng Km. Cách giới thiệu giúp ta hình dung rất rõ ràng về quê hương tác giả là một làng quê ở cửa sông, gần biển, làm nghề chài lưới, đi thuyền xuôi sông nửa ngày thì ra tới biển.

 - GV cho HS ghi

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 79 (Văn bản) Quê hương (Tế Hanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/1/2015 
Ngày giảng: 15/1/2015 
Ngữ văn – Bài 19. Tiết 79 
Văn bản QUÊ HƯƠNG
 - Tế Hanh -
I. Mục tiêu 
* Mức độ cần đạt
	- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới.
	- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.
	- Có tinh thần và lòng yêu quê hương, đất nước.
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức
	- HS nhận biết được nguồn cảm hứng trong thơ Tế Hanh nói chung và tình yêu quê hương đằm thắm; hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động, lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
	- HS bước đầu hiểu được nguồn cảm hứng trong thơ Tế Hanh nói chung và tình yêu quê hương đằm thắm; hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động, lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
	- HS cảm nhận được nguồn cảm hứng trong thơ Tế Hanh nói chung và tình yêu quê hương đằm thắm; hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động, lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
2. Kĩ năng
- HS đọc được bài thơ tám chữ, phát hiện được những chi tiết miêu tả , biểu cảm trong bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ tám chữ, trình bày được những chi tiết miêu tả , biểu cảm trong bài thơ.
 - HS đọc diễn cảm, thuộc lòng bài thơ tám chữ, phân tích được những chi tiết miêu tả , biểu cảm trong bài thơ 
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày những suy nghĩ của mình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận những giá trị ND, NT của bài thơ.
- Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương đất nước. 
III. Chuẩn bị 
- GV: Máy chiếu, tuyển tập thơ Tế Hanh, sưu tầm ảnh chân dung nhà thơ.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh một làng ven biển, cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
V. Các bước lên lớp 
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút )
H: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên? 
3. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên một số câu thơ hoặc bài thơ viết về đề tài quê hương mà em biết ?
GVgiới thiệu: 
Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi,
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Tình yêu quê hương là tình cảm sâu nặng thiêng liêng trong mỗi con người. Bởi thế “ quê hương” chính là đề tài sáng tác của biết bao thi sĩ. Sinh ra từ một miền quê, thi sĩ nào mà chẳng từng tha thiết đắm say với miền quê yêu dấu của mình. Tế Hanh cũng vậy, cho nên khi xa quê, ông càng nhớ da diết về quê hương mình. Điều đó được thể hiện rõ ràng, đầy đủ trong bài thơ: “Quê hương” mà tiết học này cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Đọc – thảo luận chú thích
* Mục tiêu: HS biết cách đọc văn bản, tìm hiểu đôi nét về tác giả tác phẩm
- GV hướng dẫn: Đọc với giọng nhẹ nhàng trong trẻo. Những câu thơ miêu tả cảnh ra khơi đánh cá đọc mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Khổ cuối đọc giọng trầm lắng thể hiện tình cảm bâng khuâng lưu luyến.Nhịp thơ phổ biến của bài là 3/2/3 và 3/5
- GV đọc mẫu - 2 hs đọc - nhận xét cách đọc 
H: Dựa vào chú thích * SGK và những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu những nét chính về nhà thơ Tế Hanh ?
- HS trình bày
GV sử dụng Slide 1 chân dung tác giả Tế Hanh 
 a. Tác giả
- Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921-2009).
- Quê: Bình Dương, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tham gia CM từ tháng 8/1945 ông tham gia nhiều khóa BCH hội nhà văn VN....
- Ông là tác giả làm nên thành công của phong trào thơ mới.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật VN 1996.
- Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật trong thơ Tế Hanh.
GV chiếu slide 2
 b. Sự nghiệp văn thơ của Tế Hanh rất đồ sộ, ông để lại cho đời nhiều tập thơ hay. 
- Các tác phẩm chính : 
 + Tập thơ : “ Hoa niên” - 1945; “Gửi miền Bắc” - 1955; “Tiếng sóng” - 1960; “Hai nửa yêu thương” - 1963 “ Câu chuyện Quê Hương” 1973...
H: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ viết năm 1939, lúc tác giả 18 tuổi đang là học trò sống xa quê hương (từ Quảng Ngãi ra Huế học). Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê với một tâm hồn trong trẻo.
H: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
GV: Cũng như bài thơ Nhớ rừng, bài Quê hương viết theo thể 8 chữ. Thể thơ này khá linh hoạt, tự do, độ dài ngắn không hạn định, số khổ và số câu ko bắt buộc, gieo vần liền : Sông - hồng; cá - mã; giang - làng; về - ghe; trắng - nắng...Với thể thơ này tác giả khá thành công trong việc diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc về quê hương yêu dấu của mình. 
H: Xác định bố cục của bài thơ ?
- GV chiếu slide 3 ( Bố cục bài thơ): Bài Quê hương tác giả chia làm 4 đoạn rất rõ
- HS đọc thầm chú thích.
GV chuyển ý. Để cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật bài thơ ......chuyển sang phần II
Hoạt động 3: HD tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển và tình yêu quê hương đằm thắm của tg.Thấy đc những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Gv yêu cầu 1 hs đọc diễn cảm 2 câu thơ đầu.
GV chiếu slide 4 
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
H: Hai câu thơ đầu nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu chung về làng quê của mình như thế nào? Em nhận xét gì về cách giới thiệu đó ?
- Nghề của làng: chài lưới ( đánh cá)
- Vị trí của làng: Cửa sông, ven biển, bốn bề là nước (Đi xuôi sông nửa ngày thì ra tới biển)
- Cách đo khoảng cách của người dân nơi đây rất đặc biệt: đo bằng nửa ngày sông chứ không phải bằng Km. Cách giới thiệu giúp ta hình dung rất rõ ràng về quê hương tác giả là một làng quê ở cửa sông, gần biển, làm nghề chài lưới, đi thuyền xuôi sông nửa ngày thì ra tới biển.
 - GV cho HS ghi
GV: Quê hương tác giả như một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước thuộc vùng duyên hải miền Trung . Dân làng sống bằng nghề chài lưới cuộc sống gắn chặt với biển cả mênh mông. Lời giới thiệu mộc mạc bình dị mà chan chứa niềm tự hào về làng quê mình.
GV liên hệ : Các em sinh sống ở miền núi, một số em đã được về quê, về miền biển, hoặc đã được nghe kể, được xem truyền hình. Vậy cảm nhận của các em về hình ảnh làng chài ntn qua những hình ảnh sau 
- GV Chiếu slide 5,6 ( Làng chài ven biển)
H: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh những làng chài ven biển?
- HS bình, cảm nhận : đẹp, êm ả, no ấm, bình dị....
- GV liên hệ: Nhìn hình ảnh các em thấy làng chài rất đẹp, êm ả, yên bình. Cuộc sống của họ gắn liền với biển khơi. Song những người dân chài cũng gặp không ít khó khăn, nhất là khi có những cơn bão lớn. Nhưng họ rất kiên cường bám biển để mưu sinh và cũng là bảo vệ biển đảo quê hương. Khi giàn khoan HD 981 của TQ xâm phạm vào vùng biển nước ta, ngư dân Việt Nam đã dũng cảm, kiên cường bám biển. Họ đã góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
GV chuyển ý: Sau lời giới thiệu mộc mạc bình dị mà chan chứa niềm tự hào về làng quê mình ấy, hình ảnh làng chài quê hương được tác giả tiếp tục miêu tả và cảm nhận như thế nào...
 GV chiếu slide 7 - HS đọc 6 câu thơ tiếp
H: Người dân làng chài ra khơi đánh cá vào thời gian và không gian nào? 
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
+ Thời gian: sáng sớm
+ Không gian: trời trong, gió nhẹ
H: Tại sao nói đây là bức tranh ban mai tinh khôi đầy hứa hẹn cho những người ra khơi ? 
HS chia sẻ
GVKL
- “ trời trong”, “ gió nhẹ”, “ sớm mai hồng” mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh. Khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, báo hiệu một ngày làm ăn đầy hứa hẹn với biển lặng sóng êm.
H: Em hiểu cụm từ "dân trai tráng'' như thế nào?
Những người đàn ông khỏe mạnh, vạm vỡ, nhanh nhẹn, dũng cảm. Đây chính là biểu tượng của con người lao động có sức sống mạnh mẽ, hùng tráng, đầy sức hấp dẫn
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ tiếp theo? Tác dụng của biện pháp NT ấy ?
HS thảo luận nhóm 4 (4p)
Đại diện nhóm điều hành
GVKL
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
- So sánh: Chiếc thuyền như con tuấn mã ( con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh) 
- Dùng động từ mạnh: hăng, phăng, vượt
- Diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới của của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn của người dân chài
H: Vậy bốn câu thơ đã gợi lên khung cảnh thiên nhiên và con người lao động như thế nào ?
HS thảo luận nhóm 2 (3p)
Đại diện nhóm trình bày, điều hành
GVKL
GV bình: Trong không gian đẹp vô ngần của buổi sớm mai. Hình ảnh con thuyền xuất hiện tô đậm cho bức tranh quê hương trở nên đẹp hơn. So sánh liên tưởng chiếc thuyền như con tuấn mã là một liên tưởng, bất ngờ, độc đáo. Con thuyền cũng có hồn, cũng thật đẹp, thật đáng yêu. Hình ảnh con thuyền ra khơi trong thế chủ động chính là nhờ sức mạnh của con người lao động. Miêu tả vẻ đẹp mạnh mẽ của con thuyền nhưng tác giả Tế Hanh muốn nói đến sức mạnh và niềm say mê lao động của người dân chài khi ra khơi.
H: Hình ảnh cánh buồm được miêu tả qua những từ ngữ nào?
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
H: “Rướn” nghĩa là gì ? thuộc từ loại nào?
- Vươn cao lên (động từ)-> nhân hóa
H: Cách so sánh ở câu thơ trên có gì đặc biệt? Ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm ?
HS thảo luận nhóm 4 ( 4p)
Đại diện nhóm trình bày, điều hành
GVKL
- So sánh :
 Cánh buồm mảnh hồn làng
Cụ thể - hữu hình trừu tượng – vô hình
GV bình: Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình , vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả được chính xác, giàu ý nghĩa và đẹp hơn để biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng gương to no gió biển khơi bao la đó ?
H: Từ đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả?
- Tin yêu, tự hào về quê hương
H: Qua đoạn thơ vừa t́ìm hiểu em nhận xét gì về cảnh ra khơi đánh cá của người dân chài?
- HS trả lời
GV bình chốt:
 Cảnh ra khơi đánh cá của người dân chài trên biển là một bức tranh đẹp, đầy sức sống. Hình ảnh con thuyền ra khơi trong thế chủ động chính là nhờ sức mạnh của con người lao động. Miêu tả vẻ đẹp mạnh mẽ của con thuyền, cánh buồm nhưng tác giả Tế Hanh còn muốn nói đến sức mạnh và niềm say mê lao động của người dân chài khi ra khơi. Qua đó làm nổi bật tình yêu tha thiết mặn nồng của tác giả dành cho quê hương.
3
10p
25p
I. Đọc - thảo luận chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về làng quê
 Lời giới thiệu ngắn gọn, mộc mạc về một làng quê ven biển nằm giữa bốn bề sông nước.
2. Cảnh dân chài ra khơi đánh cá
Với cách miêu tả cụ thể, từ ngữ gợi cảm đã gợi phong cảnh thiên nhiên tươi sáng
 Nghệ thuật so sánh, sử dụng động từ mạnh vẽ lên bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
 Bằng một so sánh bất ngờ, độc đáo và đầy lãng mạn, cánh buồm trở lớn lao thiêng liêng và thơ mộng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài.
4. Củng cố (2 phút)
H: Đọc một số câu thơ về tình cảm quê hương mà em thích?
 -“Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường ,
 Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ, 
 Ai bảo chăn trâu là khổ.
 Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
 ( Giang Nam)
 -“Quê hương là chùm khế ngọt ,
 Cho con trèo hái mỗi ngày.
 Quê hương nếu ai không nhớ 
 Sẽ không lớn nổi thành người.”
 (Đỗ Trung Quân)
 “ Quê hương anh nước mặn đồng chua ,
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
 ( Chính Hữu)
 - “Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước 
 Tôi sẽ về sông nước của quê hương
 Tôi sẽ về sông nước của tình thương.”
 ( Tế Hanh)
- GV chốt lại nội dung toàn bài. (Bằng những vần thơ giản dị mà gợi cảm, kết hợp tài tình biện pháp so sánh, sử dụng động từ.... Bức tranh quê hương miền biển hiện ra dười ngòi bút Tế Hanh tươi sáng và sinh động. Miêu tả vẻ đẹp của quê hương cũng chính là bộc lộ lòng tự hào, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả)
5. Hướng dẫn học bài (1 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ 
- Chuẩn bị: soạn tiết 2, phân tích Cảnh thuyền cá về bến và nỗi nhớ làng quê biển.
 	 Sưu tầm chép lại 1 số câu thơ đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.

File đính kèm:

  • docBai_19_Que_huong_20150725_031255.doc
Giáo án liên quan