Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 34: Luyện tập kiến thức của chủ đề 3 - Năm học 2015-2016

a, Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người

 (Tố Hữu)

b, Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ

Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn liền với thị thành đứng lên

 (Tố Hữu)

c, Tay ta, tay búa, tay cày

Tay gươm tay bút dựng xây nước mình

 (Tố Hữu)

d, Đứng lên, thân cỏ, thân rơm

Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn!

 (Tố Hữu)

GV cho học sinh thảo luận theo bàn – gọi các đại diện các nhóm trả lời.

GVNX – chốt kiến thức.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 34: Luyện tập kiến thức của chủ đề 3 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2015 
 Ngày giảng 8A: /12/2015
 8B: /12/2015
Tiết 34: LUYỆN TẬP KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ 3
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức.
	- Tổng hợp lại các dạng bài tập của chủ đề 3.
 - Thông qua các dạng bài tập học sinh nhớ lại được các kiến thức của chủ đề.
 b. Kĩ năng.
	- Nhận diện được các biện pháp tu từ thông qua các dạng bài tập.
 c. Thái độ.
	- Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong nói và viết.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu kĩ nội dung của chủ đề 3, soạn giáo án, tài liệu tham khảo. 
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ (cho điểm khi hs làm bài tập)
 b. Bài mới.
 *Vào bài (1 phút): Để giúp các em ôn lại và khắc sâu các kiến thức của chủ đề 3 chúng ta cùng đi làm các bài tập.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ được nói quá trong đoạn văn ( )
GV cho học sinh chép đoạn văn:
“ Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất”.
GV gọi hs trả lời – GV NX – chốt kiến thức.
- Chép đoạn văn.
- Ghi.
1. Bài tập 1: Tìm từ ngữ được nói quá trong đoạn văn sau:
- Các từ ngữ được nói quá: 
+xấu ma chê quỷ hờn. 
+ Cái mặtnó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn 
+Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh.
Hoạt động 2: Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ ( )
? Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và xếp vào một kiểu hoán dụ thích hợp?
a, Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người
 (Tố Hữu)
b, Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
 (Tố Hữu)
c, Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm tay bút dựng xây nước mình
 (Tố Hữu)
d, Đứng lên, thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn!
 (Tố Hữu)
GV cho học sinh thảo luận theo bàn – gọi các đại diện các nhóm trả lời.
GVNX – chốt kiến thức.
- Thảo luận – trả lời.
- Ghi.
2. bài tập 2: Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và xếp vào một kiểu hoán dụ thích hợp:
a, - Rừng núi: Người dân Việt Bắc.
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
b, - Hòn Gai, Đất Mỏ: Những người cn sống ở Hòn Gai, Đất mỏ.
 Nông thôn, thị thành: Những người sống ở nông thôn và thị thành.
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c, Tay búa, tay cày
tay gươm tay bút : Chỉ người CN, ND, người lính, người trí thức.
→ Lấy dấu hiệu của Sv để chỉ SV.
d, +Thân cỏ, thân rơm: Thân phận nghèo
+ Búa, liềm : giai cấp CN, ND.
→ Lấy dấu hiệu của Sv để chỉ SV.
Hoạt động 3: Chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó( ) 
? Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó?
a) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
 (Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)
 b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
 (Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách) 
c) Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
 (Đi cấy – Ca dao)
GV gọi hs trả lời – nx- chốt kiến thức.
- Học sinh trả lời.
- Ghi.
3 Bài tập 3: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
 a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng
 b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu........hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó.
 c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng. 
Hoạt động 4: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ ( )
? Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ :
 a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:..........rất non tơ của đồng lúa,..........thật đậm đà của bãi ngô,..........đến mượt mà của thảm cỏ.
 b) Hoa hồng ......gần, hoa huệ .......xa, hoa nhài......đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn.
- Hs đọc và điền vào chỗ trống.
a. Xanh
b. Hương thơm
4. Bài tập 4:
Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ.
 c- Củng cố luyện tập (2’)
 - GV hệ thống lại các kiến thức thông qua các bài tập.
 d- Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (1’)
 - Hoàn thiện các bài tập.
 - Đọc và ôn lại các kiến thức của chủ đề 3.
 4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 34- T.C Văn 8.doc
Giáo án liên quan